Trắc nghiệm lý thuyết về đột biến số lượng NST - Đột biến lệch bội - Sinh 12

Đề bài

Câu 1 :

Thể nào sau đây không phải là thể lệch bội?

  • A.

    Thể 3 nhiễm trên NST thường.

  • B.

    Người bị bệnh Đao

  • C.

    Thể không nhiễm trên NST giới tính

  • D.

    Người bị bệnh ung thư máu.

Câu 2 :

Đột biến lệch bội xảy ra do

  • A.

    Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong phân bào.

  • B.

    Một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.

  • C.

    Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong nguyên phân.

  • D.

    Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.

Câu 3 :

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng? 

  • A.

    Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

  • B.

    Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

  • C.

    Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

  • D.

    Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.

Câu 4 :

Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây?

  • A.

    Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng.            

  • B.

    Mối cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.

  • C.

    Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.

  • D.

    Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.

Câu 5 :

Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:

  • A.

    2n - 1

  • B.

    n + 1

  • C.

    2n + 1   

  • D.

    n – 1

Câu 6 :

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm kép. Số NST trong tế bào là?

  • A.

    22

  • B.

    23

  • C.

    25

  • D.

    26

Câu 7 :

Đậu Hà lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà lan chứa 15 nhiễm sắc thể, có thể tìm thấy ở

  • A.

    thể một

  • B.

    thể không

  • C.

    thể ba

  • D.

    thể bốn

Câu 8 :

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm. Tính số NST các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau I số nhiễm sắc thể trong tế bào là?

  • A.

    25 NST đơn

  • B.

    25 NST kép

  • C.

    28 NST đơn

  • D.

    28 NST kép

Câu 9 :

Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là bao nhiêu?

  • A.

    22

  • B.

    23

  • C.

    24

  • D.

    46

Câu 10 :

Ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Thể đột biến có

  • A.

    Hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n-2.

  • B.

    Ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+1 và 2n-1.

  • C.

    Hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n-1.

  • D.

    Ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2

Câu 11 :

Ở một số loài động vật có vú, cho phép lai (P): ♂  XbY x  ♀ XBXb. Trong quá trình giảm phân ở con cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường ở giảm phân I nhưng không phân li ở giảm phân II. Quá trình giảm phân ở con đực xảy ra bình thường. Các giao tử đực và cái kết hợp với nhau tạo thành các hợp tử, biết các giao tử đều có khả năng tạo thành hợp tử. Những hợp tử có kiểu gen nào sau đây có thể được hình thành từ quá trình trên?

  • A.

    XBXB Xb, XBXBY,XbY

  • B.

    XbXb, XBXb, XBYY,XbYY

  • C.

    XBXB Xb, XBXBY, XbXbY, XbXb Xb, XBXb, XBY,  XbY, XbXb, Xb, Y

  • D.

    XBXB Xb, XbXb, XBXbY, XbY

Câu 12 :

Thực hiện phép lai sau: ♀ AABb x ♂ AaBb, biết ở cơ thể đực có một số tế bào rối loạn phân li trong giảm phân của cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa. Cho rằng tất cả các loại tinh trùng đều có khả năng thụ tinh và các hợp tử được tạo thành đều có khả năng sống sót. Theo lý thuyết, ở đời con có bao nhiêu loại kiểu gen lưỡng bội và bao nhiêu loại kiểu gen lệch bội ?

  • A.

    0 kiểu gen lưỡng bội và 12 kiểu gen lệch bội.

  • B.

    6 kiểu gen lưỡng bội và 12 kiểu gen lệch bội.

  • C.

    6 kiểu gen lưỡng bội và 9 kiểu gen lệch bội.

  • D.

    6 kiểu gen lưỡng bội và 6 kiểu gen lệch bội.

Câu 13 :

Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb x ♀ Aabb. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu hợp tử lệch bội?

  • A.

    12 và 4

  • B.

    6 và 8

  • C.

    9 và 6

  • D.

    4 và 12

Câu 14 :

Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBbdd  x♀AaBbDd. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, ở một số tế bào khác có hiện tượng NST mang gen B không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân ở cơ thể cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử thừa nhiễm sắc thể?

  • A.

    24

  • B.

    36

  • C.

    48

  • D.

    18

Câu 15 :

Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?

  • A.

    12

  • B.

    13

  • C.

    24

  • D.

    48

Câu 16 :

Một tế bào của thể đột biến thuộc thể ba nguyên phân liên tiếp 5 lần đã lấy ở môi trường nội bào 279 NST. Loài này có thể có nhiều nhất bao nhiêu loại thể một khác nhau ?

  • A.
    5
  • B.
    10
  • C.
    8
  • D.
    4
Câu 17 :

Một loài động vật có bộ NST 2n=12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh ở một cá thể, người ta thấy 40 tế bào có cặp NST số 3 không phân li trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ

  • A.

    49%

  • B.

    2%

  • C.

    49,5%

  • D.

    98%

Câu 18 :

Thực hiện phép lai giữa hai cơ thể cùng loài có bộ NST 2n=18. Biết rằng trong giảm phân 1 có 1/5 số tế bào sinh tinh không phân ly ở cặp NST số 3, 1/3 số tế bào sinh trứng không phân ly ở cặp NST số 7. Các tinh trùng thiếu NST sinh ra đều chết. Theo lý thuyết, tỷ lệ hợp tử chứa 19 NST ở đời F1 là:

  • A.

    5/15

  • B.

    6/16

  • C.

    2/9

  • D.

    2/7

Câu 19 :

Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Ở loài này có tối đa 6 thể đột biến thể ba

2. Một tế bào của thể đột biến thể ba tiến hành nguyên phân, ở kì sau của nguyên phân mỗi tế bào có 18 nhiễm sắc thể đơn.

3. Ở các thể đột biến lệch bội thể ba của loài này sẽ có tối đa 216 kiểu gen.

4. Một cá thể mang đột biến thể ba tiến hành giảm phân tạo giao tử, tính theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử (n) được tạo ra là 1/8

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 20 :

Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 12% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 24% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Cho phép lai P: ♂ AabbDd x ♀AaBbdd, theo lí thuyết nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về đời con?

  • A.

    Hợp tử 2n chiếm 66,88%.

  • B.

    Hợp tử (2n + 1) chiếm 15,12%.

  • C.

    Trong tổng số hợp tử đột biến, hợp tử ( 2n -1) chiếm 55,56%.

  • D.

    Số loại kiểu gen tối đa của hợp tử là 48.

Câu 21 :

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Giả sử 1 loài sinh vật có bộ NST 2n =- 8; các cặp NST được kí hiệu là A, a; B, b; D, d và E, e. Cá thể có bộ NST nào sau đây là thể một?

  • A.
    AAbbDdee.
  • B.
    AaBDdEe.
  • C.
    aaBBDdEe.
  • D.
    Aaabbddee.
Câu 22 :

Một cá thể có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDdEeXY. Trong quá trình giảm phân I của các tế bào sinh tinh có 0,015% số tế bào không phân ly ở cặp nhiễm sắc thể Aa; 0,012% số tế bào khác không phân li ở cặp nhiễm sắc thể Dd; giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường. Biết trong quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng. Theo lí thuyết, số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra từ cá thể trên là bao nhiêu?

  • A.
    64.
  • B.
    48.
  • C.
    128.
  • D.
    96.
Câu 23 :

Xét một cặp gen Bb của một cơ thể lưỡng bội đều dài 4080Å, alen B có 3120 liên kết hidro và alen b có 3240 liên kết hidro. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể 2n + 1 và có số nucleotit thuộc các alen B và alen b là A = 1320 và G = 2280 nucleotit. Kiểu gen đột biến lệch bội nói trên là

  • A.
    BBB
  • B.
    bbb
  • C.
    BBb.
  • D.
    Bbb.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Thể nào sau đây không phải là thể lệch bội?

  • A.

    Thể 3 nhiễm trên NST thường.

  • B.

    Người bị bệnh Đao

  • C.

    Thể không nhiễm trên NST giới tính

  • D.

    Người bị bệnh ung thư máu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thể lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng.

Lời giải chi tiết :

Thể lệch bội là đột biến số lượng NST.

Bệnh Đao là người có 3 NST số 21

Bệnh ung thư máu do mất đoạn ở NST số 21

Câu 2 :

Đột biến lệch bội xảy ra do

  • A.

    Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong phân bào.

  • B.

    Một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.

  • C.

    Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong nguyên phân.

  • D.

    Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Một hay một số cặp NST không phân li trong phân bào dẫn tới thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.

Câu 3 :

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng? 

  • A.

    Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

  • B.

    Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

  • C.

    Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

  • D.

    Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

B sai vì: Đột biến lệch bội có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 4 :

Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây?

  • A.

    Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng.            

  • B.

    Mối cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.

  • C.

    Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.

  • D.

    Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng thừa 1 NST ở 1 cặp nào đó

Câu 5 :

Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:

  • A.

    2n - 1

  • B.

    n + 1

  • C.

    2n + 1   

  • D.

    n – 1

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thể một nhiễm: 2n-1

Câu 6 :

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm kép. Số NST trong tế bào là?

  • A.

    22

  • B.

    23

  • C.

    25

  • D.

    26

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thể ba nhiễm kép là thể đột biến có 2 cặp NST có 3 chiếc.

Lời giải chi tiết :

Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể ba nhiễm kép có 2n + 1 +1 = 26 NST

Câu 7 :

Đậu Hà lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà lan chứa 15 nhiễm sắc thể, có thể tìm thấy ở

  • A.

    thể một

  • B.

    thể không

  • C.

    thể ba

  • D.

    thể bốn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định thể đột biến có sai khác bao nhiêu NST với thể lưỡng bội bình thường → Xác định dạng đột biến.

Lời giải chi tiết :

Tế bào sinh dưỡng có 15NST = 2n +1

Đây là thể ba

Câu 8 :

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm. Tính số NST các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau I số nhiễm sắc thể trong tế bào là?

  • A.

    25 NST đơn

  • B.

    25 NST kép

  • C.

    28 NST đơn

  • D.

    28 NST kép

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thể ba nhiễm là thể đột biến có 1 cặp NST có 3 chiếc.

Lời giải chi tiết :

Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể ba nhiễm có 2n + 1 = 25 NST

Ở kì sau của giảm phân I NST tồn tại ở trạng thái kép và NST trong tế bào chưa phân li => Số NST trong tế bào là 25 NST kép.

Câu 9 :

Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là bao nhiêu?

  • A.

    22

  • B.

    23

  • C.

    24

  • D.

    46

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thể một nhiễm kép là thể đột biến có 2 cặp NST có 1 chiếc.

Lời giải chi tiết :

Thể một kép 2n-1-1. kì sau nguyên phân, tế bào chưa phân chia, nhưng các NST kép đã tách ra thành 2 NST đơn. Người ta quan sát thấy 44 NST.

Vậy số lượng NST trong tế bào khi chưa nhân đôi là 44/2 = 22

Thể một kép có số lượng NST trong tế bào là 2n -1 -1 = 22

Vậy số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài này là 22+1+1 = 24 (NST)

Câu 10 :

Ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Thể đột biến có

  • A.

    Hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n-2.

  • B.

    Ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+1 và 2n-1.

  • C.

    Hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n-1.

  • D.

    Ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2

Đáp án : D

Phương pháp giải :
  • Xác định tế bào đột biến tạo thành
  • Xác định các dòng tế bào của thể đột biến
Lời giải chi tiết :

Ở lần phân bào thứ 6, ở 1 số tế bào cặp Dd không phân ly sẽ tạo ra tế bào có kiểu gen DDdd, và 0.

Nhưng do chỉ 1 số tế bào không phân li nên những tế bào phân li bình thường sẽ tạo giao tử n.

Vậy trên thể đột biến có 3 dòng tế bào: dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2.

Câu 11 :

Ở một số loài động vật có vú, cho phép lai (P): ♂  XbY x  ♀ XBXb. Trong quá trình giảm phân ở con cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường ở giảm phân I nhưng không phân li ở giảm phân II. Quá trình giảm phân ở con đực xảy ra bình thường. Các giao tử đực và cái kết hợp với nhau tạo thành các hợp tử, biết các giao tử đều có khả năng tạo thành hợp tử. Những hợp tử có kiểu gen nào sau đây có thể được hình thành từ quá trình trên?

  • A.

    XBXB Xb, XBXBY,XbY

  • B.

    XbXb, XBXb, XBYY,XbYY

  • C.

    XBXB Xb, XBXBY, XbXbY, XbXb Xb, XBXb, XBY,  XbY, XbXb, Xb, Y

  • D.

    XBXB Xb, XbXb, XBXbY, XbY

Đáp án : C

Phương pháp giải :
  • Xác định KG của giao tử
  • Xác định KG của hợp tử.
Lời giải chi tiết :

Ở giới cái XBXb, các tế bào rối loạn phân ly ở GP II cho ra các loại giao tử: XBXB hoặc XbXb hoặc 0

Các tế bào bình thường cho 2 loại giao tử XB, Xb

Khi kết hợp với 2 giao tử: Xb, Y của bố cho ra các loại kiểu gen có thể xuất hiện là XBXB Xb, XBXBY, XbXbY, XbXb Xb, XBXb, XBY,  XbY, XbXb, Xb, Y.

Vậy Chọn phù hợp nhất là: C

(Chọn A còn thiếu, Chọn B sai vì không thể tạo ra kiểu gen chứa 2 NST Y,Chọn D sai vì không thể tạo ra  XBXbY ( Do rối loạn ở GP II)

Câu 12 :

Thực hiện phép lai sau: ♀ AABb x ♂ AaBb, biết ở cơ thể đực có một số tế bào rối loạn phân li trong giảm phân của cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa. Cho rằng tất cả các loại tinh trùng đều có khả năng thụ tinh và các hợp tử được tạo thành đều có khả năng sống sót. Theo lý thuyết, ở đời con có bao nhiêu loại kiểu gen lưỡng bội và bao nhiêu loại kiểu gen lệch bội ?

  • A.

    0 kiểu gen lưỡng bội và 12 kiểu gen lệch bội.

  • B.

    6 kiểu gen lưỡng bội và 12 kiểu gen lệch bội.

  • C.

    6 kiểu gen lưỡng bội và 9 kiểu gen lệch bội.

  • D.

    6 kiểu gen lưỡng bội và 6 kiểu gen lệch bội.

Đáp án : B

Phương pháp giải :
  • Xác định KG của giao tử và hợp tử của từng cặp gen
  • Xác định số loại kiểu gen của hợp tử bình thường và đột biến.
Lời giải chi tiết :

Số kiểu gen lưỡng bội là 2 x 3 = 6

Cơ thể đực, cặp Aa rối loạn phân li trong giảm phân cho các giao tử Aa, AA, aa, 0

Cơ thể cái cho giao tử A        

Vậy đời con cho các kiểu gen : AAA, AAa, Aaa, A

Số kiểu gen đột biến ở đời con là 4 x 3 = 12

Câu 13 :

Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb x ♀ Aabb. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu hợp tử lệch bội?

  • A.

    12 và 4

  • B.

    6 và 8

  • C.

    9 và 6

  • D.

    4 và 12

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định KG của giao tử và hợp tử của từng cặp gen

Xác định số loại hợp tử bình thường và đột biến.

Lời giải chi tiết :

Cặp gen Aa:

- Giới đực cho 2 loại giao tử: các tế bào bình thường cho giao tử bình thường A, a; các tế bào bị rối loạn giảm phân cho 2 loại giao tử Aa, O

- Giới cái cho 2 loại giao tử: A, a

- Vậy có 3 hợp tử bình thường và 4 hợp tử lệch bội: AAa, Aaa, A, a

Cặp gen Bb:

- Giới đực cho 2 loại giao tử: B , b

- Giới cái cho 1 loại giao tử.

- Vậy có 2 hợp tử bình thường.

Vậy khi các giao tử cái và đực kết hợp ngẫu nhiên thì ta có 6 hợp tử bình thường và 8 hợp tử lệch bội.

Câu 14 :

Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBbdd  x♀AaBbDd. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, ở một số tế bào khác có hiện tượng NST mang gen B không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân ở cơ thể cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử thừa nhiễm sắc thể?

  • A.

    24

  • B.

    36

  • C.

    48

  • D.

    18

Đáp án : B

Phương pháp giải :
  • Xác định KG của giao tử và hợp tử của từng cặp gen
  • Xác định số loại hợp tử đột biến.
Lời giải chi tiết :

P: ♂ AaBbdd  x ♀AaBbDd

Cơ thể đực, 1 số tế bào, cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I

→ tạo ra giao tử : Aa, 0

Cơ thể cái giảm phân bình thường

→ hợp tử : AAa, Aaa, A, a

Vậy số loại hợp tử thừa NST ở TH này là: 2 x 3 x 2 = 12

Cơ thể đực, 1 số tế bào khác, gen B không phân li giảm phân II

→ tạo ra giao tử: bb, BB, 0

Cơ thể cái giảm phân bình thường

→ hợp tử : Bbb, bbb, BBB, BBb, B, b

Vậy số loại hợp tử thừa NST ở Th này là: 3 x 4 x 2 = 24

Vậy có 36 loại hợp tử thừa NST

Câu 15 :

Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?

  • A.

    12

  • B.

    13

  • C.

    24

  • D.

    48

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thể 3 là đột biến có liên quan đến 1 cặp NST: 2n + 1. 

- Số trường hợp thể 3 có thể xảy ra = C1n = n = 12

Câu 16 :

Một tế bào của thể đột biến thuộc thể ba nguyên phân liên tiếp 5 lần đã lấy ở môi trường nội bào 279 NST. Loài này có thể có nhiều nhất bao nhiêu loại thể một khác nhau ?

  • A.
    5
  • B.
    10
  • C.
    8
  • D.
    4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thể một: 2n -1

Xác định bộ NST của loài → Xác định số loại thể một

Lời giải chi tiết :

Ta có: (2n + 1)(25 – 1) = 279 → 2n = 8 → n = 4

Số loại thể một có ở loài này là \(C_{4}^{1}=4\)

Câu 17 :

Một loài động vật có bộ NST 2n=12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh ở một cá thể, người ta thấy 40 tế bào có cặp NST số 3 không phân li trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ

  • A.

    49%

  • B.

    2%

  • C.

    49,5%

  • D.

    98%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định tỷ lệ tế bào có đột biến

Xác định tỷ lệ giao tử bình thường

Lời giải chi tiết :

Tỷ lệ tế bào có đột biến : 40/2000 = 2% → tạo 2% giao tử đột biến có 5 hoặc 7 NST

Tỷ lệ giao tử có 6 NST (giao tử bình thường) là 98%

Câu 18 :

Thực hiện phép lai giữa hai cơ thể cùng loài có bộ NST 2n=18. Biết rằng trong giảm phân 1 có 1/5 số tế bào sinh tinh không phân ly ở cặp NST số 3, 1/3 số tế bào sinh trứng không phân ly ở cặp NST số 7. Các tinh trùng thiếu NST sinh ra đều chết. Theo lý thuyết, tỷ lệ hợp tử chứa 19 NST ở đời F1 là:

  • A.

    5/15

  • B.

    6/16

  • C.

    2/9

  • D.

    2/7

Đáp án : C

Phương pháp giải :
  • Cơ thể đực: Xác định tỉ lệ giao tử bình thường và đột biến → xác định tỉ lệ giao tử chết → tỉ lệ giao tử tiến hành thụ tinh
  • Cơ thể cái: Xác định tỉ lệ giao tử bình thường và đột biến
  • Xác định tỉ lệ hợp tử 2n+1
Lời giải chi tiết :

2n = 18

Cơ thể đực: 1/5 số tế bào sinh tinh không phân li cặp NST số 3 trong giảm phân I

→ tạo ra 1/10 giao tử n + 1 và 1/10 giao tử n – 1

Các tế bào khác phân li bình thường, tạo 4/5 giao tử n

Tinh trùng thiếu NST đều bị chết

→ cơ thể đực cho: 4/5 giao tử n và 1/10 giao tử n+1 ↔ 8/9 n : 1/9 (n+1)

Cơ thể cái : 1/3 số tế bào sinh trứng không phân li cặp NST số 7

→ tạo ra 1/6 giao tử n+1, 1/6 giao tử n-1

Các tế bào khác giảm phân bình thường, tạo 2/3 giao tử n

Vậy tỉ lệ loại hợp tử chứa 19 NST (2n+1) là : 8/9 x 1/6 + 1/9 x 2/3 = 2/9

Câu 19 :

Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Ở loài này có tối đa 6 thể đột biến thể ba

2. Một tế bào của thể đột biến thể ba tiến hành nguyên phân, ở kì sau của nguyên phân mỗi tế bào có 18 nhiễm sắc thể đơn.

3. Ở các thể đột biến lệch bội thể ba của loài này sẽ có tối đa 216 kiểu gen.

4. Một cá thể mang đột biến thể ba tiến hành giảm phân tạo giao tử, tính theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử (n) được tạo ra là 1/8

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Xác định số nhóm gen liên kết → xác định số thể đột biến tối đa

- Ở kì sau các NST đơn do chưa tách thành tế bào

Coi 1 NST là 1 gen có 2 alen

Sau giảm phân cơ thể 2n+1 sẽ tạo 2 loại giao tử

Lời giải chi tiết :

2n = 8 ↔ có 4 nhóm gen liên kết

ở loài này có tối đa 4 loại đột biến thể ba 2n + 1

(1) sai

1 tế bào thể ba 2n+1 = 9 tiến hành nguyên phân. Kì sau, các NST kép phân li thành 2 NST đơn nhưng tế bào chưa chia đôi

→ trong tế bào có 9 x 2 = 18 NST đơn

(2) đúng

Ở thể ba 2n + 1

Nếu một NST xét 1 gen có 2 alen

ở các thể đột biến thể ba có tối đa số loại kiểu gen là :

4x(3x3x3x4) = 432

(3) sai

Một cá thể thể ba 2n+1 tiến hành giảm phân tạo giao tử

→ tạo ra ½ giao tử n và ½ giao tử n+1

(4) sai

Vậy có 1 kết luận đúng

Câu 20 :

Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 12% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 24% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Cho phép lai P: ♂ AabbDd x ♀AaBbdd, theo lí thuyết nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về đời con?

  • A.

    Hợp tử 2n chiếm 66,88%.

  • B.

    Hợp tử (2n + 1) chiếm 15,12%.

  • C.

    Trong tổng số hợp tử đột biến, hợp tử ( 2n -1) chiếm 55,56%.

  • D.

    Số loại kiểu gen tối đa của hợp tử là 48.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ở cặp NST thường, giảm phân bình thường hợp tử tạo ra có số loại kiểu gen là n(n+1)/2

Ở cặp NST thường, giảm phân rối loạn GP I cho 2 loại giao tử n-1 và n+1

→ Xác định tỉ lệ đời con.

Lời giải chi tiết :

Cặp Aa, ở cả 2 giới đều giảm phân bình thường nên cho 3 hợp tử bình thường : AA, Aa , aa

Cặp Bb:

- Giới đực bình thường: cho giao tử b

- Giới cái : 24% tế bào không phân ly tạo: 0,12 Aa , 0,12O; Các tế bào bình thường  cho 0,76 giao tử bình thường.

Vậy có 2 loại hợp tử bình thường chiếm tỷ lệ 0,76 ; 2 loại hợp tử đột biến chiếm 0,24.

Cặp Dd:

- Giới cái bình thường: cho giao tử  d

- Giới đực: 12% tế bào không phân ly tạo 0,06 Dd  và 0,06 O ; các tế bào bình thường cho 0,88 giao tử bình thường .

Vậy có 2 loại hợp tử đột biến chiếm 12% và 2 loại hợp tử bình thường chiếm 88%.

Xét các phương án:

A. Hợp tử 2n ( bình thường) chiếm : 1 × 0,76 × 0,88 = 0,6688 →A đúng.

B. Hợp tử 2n+ 1 chiếm tỷ lệ: 0,76 × 0,06 + 0,88 × 0,12 = 0,1512 → B đúng.

C. Tỷ lệ hợp tử đột biến là: 1- 0,76×0,88=0,3312 ; tỷ lệ 2n - 1 là : 0,76 × 0,06+0,88 × 0,12=0,1512 , vậy tỷ lệ cần tìm là: 0,1512 : 0,3312 = 0,4565→ C sai.

D. Số kiểu gen tối đa của hợp tử là: 3× 4× 4= 48 → D đúng.

Câu 21 :

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Giả sử 1 loài sinh vật có bộ NST 2n =- 8; các cặp NST được kí hiệu là A, a; B, b; D, d và E, e. Cá thể có bộ NST nào sau đây là thể một?

  • A.
    AAbbDdee.
  • B.
    AaBDdEe.
  • C.
    aaBBDdEe.
  • D.
    Aaabbddee.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thể một có dạng 2n – 1 (thiếu 1 NST ở 1 cặp nào đó).

Lời giải chi tiết :

A: AAbbDdee: 2n

B: AaBDdEe: 2n - 1

C: aaBBDdEe: 2n

D: Aaabbddee: 2n +1

Vậy kiểu gen thể một là AaBDdEe.

Câu 22 :

Một cá thể có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDdEeXY. Trong quá trình giảm phân I của các tế bào sinh tinh có 0,015% số tế bào không phân ly ở cặp nhiễm sắc thể Aa; 0,012% số tế bào khác không phân li ở cặp nhiễm sắc thể Dd; giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường. Biết trong quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng. Theo lí thuyết, số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra từ cá thể trên là bao nhiêu?

  • A.
    64.
  • B.
    48.
  • C.
    128.
  • D.
    96.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- có n cặp gen dị hợp trên các cặp NST khác nhau, khi giảm phân tạo tối đa 2n loại giao tử.

- Cặp Aa giảm phân không phân li ở GP I tạo 2 loại giao tử: Aa, O với tỉ lệ ngang nhau (tương tự với các cặp khác).

Lời giải chi tiết :

Có 5 cặp NST.

Nếu không có đột biến thì số loại tinh trùng tối đa là: 2^5 = 32

Nếu có đột biến ở cặp NST Aa: tạo số loại tinh trùng tối đa là: 2^5 = 32

Nếu có đột biến ở cặp NST Dd: tạo số loại tinh trùng tối đa là: 2^5 = 32

Nếu có đột biến ở cặp NST Aa và Dd: tạo số loại tinh trùng tối đa là: 2^5 = 32

→ số loại tinh trùng tối đa là 32 ×4= 128.

Câu 23 :

Xét một cặp gen Bb của một cơ thể lưỡng bội đều dài 4080Å, alen B có 3120 liên kết hidro và alen b có 3240 liên kết hidro. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể 2n + 1 và có số nucleotit thuộc các alen B và alen b là A = 1320 và G = 2280 nucleotit. Kiểu gen đột biến lệch bội nói trên là

  • A.
    BBB
  • B.
    bbb
  • C.
    BBb.
  • D.
    Bbb.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số nucleotit của mỗi gen

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \dfrac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

Bước 2: Tính số nucleotit từng loại của mỗi gen dựa vào N, H

\(\left\{ \begin{array}{l}2A + 2G = N\\2A + 3G = H\end{array} \right.\)

Bước 3: Xác định kiểu gen của thể ba.

Lời giải chi tiết :

Số nucleotit của mỗi gen là:\(N = \dfrac{L}{{3,4}} \times 2 = \dfrac{{4080}}{{3,4}} \times 2 = 2400\)nucleotit.

Xét gen B:

Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2A + 2G = 2400\\2A + 3G = 3120\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 480\\G = X = 720\end{array} \right.\)

Xét gen b:

Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2A + 2G = 2400\\2A + 3G = 3240\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 360\\G = X = 840\end{array} \right.\)

Ta thấy hợp tử có A =1320 =480 × 2 + 360 → Hợp tử là BBb.

Trắc nghiệm lý thuyết về đột biến số lượng NST - Đột biến đa bội - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về đột biến số lượng NST - Đột biến đa bội Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 1 - Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 1 - Cơ chế di truyền và biến dị Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về cơ chế phát sinh và sự biểu hiện của đột biến gen - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về cơ chế phát sinh và sự biểu hiện của đột biến gen Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về đột biến gen - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về đột biến gen Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 3. Điều hòa hoạt động gen - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3. Điều hòa hoạt động gen Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2. Quá trình dịch mã - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Quá trình dịch mã Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về dịch mã - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về dịch mã Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2. Quá trình phiên mã - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Quá trình phiên mã Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về ARN và quá trình phiên mã - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về ARN và quá trình phiên mã Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Quá trình nhân đôi ADN - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Quá trình nhân đôi ADN Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về quá trình nhân đôi ADN - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về quá trình nhân đôi ADN Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Gen và mã di truyền - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Gen và mã di truyền Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về gen và mã di truyền - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về gen và mã di truyền Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết