Trắc nghiệm Bài 1. Gen và mã di truyền - Sinh 12

Đề bài

Câu 1 :

Một gen có chiều dài L, đâu là công thức thể hiện liên hệ giữa chiều dài gen và tổng số nuclêôtit của gen:

  • A.

    $L{\text{ = }}N \times 2$

  • B.

    $L = \frac{N}{{3,4}} \times 2$

  • C.

    $L = N \times 3,4 \times 2$

  • D.

    $L = \frac{N}{2} \times 3,4$

Câu 2 :

Một gen có chiều dài L, đâu là công thức tính tổng số nuclêôtit của gen:

  • A.

    $N = L \times 2$

  • B.

    $N = \frac{L}{{3,4}} \times 2$

  • C.

    $N = L \times 3,4 \times 2$

  • D.

    $N = \frac{L}{2} \times 3,4$

Câu 3 :

Một gen có chiều dài 5100 Å có tổng số nuclêôtit là

  • A.

    3000

  • B.

    3600

  • C.

    2400

  • D.

    4200

Câu 4 :

Mạch thứ nhất của gen có 10%A, 20%T; mạch thứ hai có tổng số nuclêôtit G với X là 910. Chiều dài của gen (được tính bằng nanomet) là:

  • A.

    4420

  • B.

    884

  • C.

    442

  • D.

    8840

Câu 5 :

Một gen có số nuclêôtit N, đâu là công thức thể hiện tính khối lượng trung bình của gen từ tổng số nuclêôtit của gen:

  • A.

    $N = M \times 300$

  • B.

    $M = \frac{N}{2} \times 300$

  • C.

    $M = N \times 300$

  • D.

    $M = \frac{N}{{300}}$

Câu 6 :

Biết khối lượng trung bình của một gen, muốn tính tổng số nuclêôtit của gen, ta dùng công thức nào?

  • A.

    $N = M \times 300$

  • B.

    $N = \frac{M}{2} \times 300$

  • C.

    $M = N \times 300$

  • D.

    $N = \frac{M}{{300}}$

Câu 7 :

Một mạch của gen có khối lượng bằng 6,3.106 đvC, số nuclêôtit của gen nói trên là:

  • A.

    2100

  • B.

    4200

  • C.

    21000

  • D.

    42000

Câu 8 :

Các nuclêôtit trên hai mạch của gen liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung thì khẳng định nào sau đây sai?

  • A.

    A = T

  • B.

    G1= X2 

  • C.

    A1+T1 = G2+X2

  • D.

    A + G = N/2

Câu 9 :

Khẳng định %A = %T, % A + %G = 50%N luôn đúng trong trường hợp nào sau đây?

  • A.

    ADN mạch vòng

  • B.

    ADN mạch kép

  • C.

    ADN mạch thẳng

  • D.

    ADN mạch đơn

Câu 10 :

Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 10% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là:

  • A.

    10%.

  • B.

    30%

  • C.

    20%

  • D.

    40%

Câu 11 :

Người ta sử dụng 1 chuỗi polinucleotit có tỉ lệ $\frac{{A + G}}{{T + X}}$=4 để tổng hợp một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chuỗi polinucleotit này.Trong tổng số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp có số loại (T+X) chiếm: 

  • A.

    $\frac{4}{5}$

  • B.

    $\frac{1}{5}$

  • C.

    $\frac{1}{4}$

  • D.

    $\frac{3}{4}$

Câu 12 :

Trên một mạch của gen có tỉ lệ A:T:X:G = 4:2:2:1. Tỉ lệ $\frac{{A + T}}{{X + G}}$ của gen là:

  • A.

    3

  • B.

    2

  • C.

    4

  • D.

    1

Câu 13 :

Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ $\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{1}{4}$ thì tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử ADN này là:

  • A.

    10%

  • B.

    20%

  • C.

    25%

  • D.

    12.5%

Câu 14 :

Một ADN có A = 450, tỷ lệ A/G = 3/2. Số nucleotit từng loại của ADN là

  • A.

    A=T=450; G=X=600

  • B.
    A=T=600; G=X=900
  • C.
    A=T=450; G=X=300
  • D.
    A=T=300; G=X=450
Câu 15 :

Xét một đoạn ADN chứa 2 gen. Gen thứ nhất có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất là: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Gen thứ hai có tỉ lệ nuclêôtit từng loại trên mạch đơn thứ hai là: A = T/2 = G/3 = X/4. Đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nuclêôtit là bao nhiêu?

  • A.

    A = T = 15%; G = X =35%. 

  • B.

    A = T = 45%; G = X = 55%. 

  • C.

    G = X = 15%; A = T = 35%.

  • D.

    G = X = 30%; A = T = 70%. 

Câu 16 :

Trên một mạch của một gen có 20%T,  22%X, 28%A. Tỉ lệ mỗi loại nuclêôtit của gen là:

  • A.

    A=T=24%, G=X=26%

  • B.

    A=T=24%, G=X=76%

  • C.

    A=T=48%, G=X=52%

  • D.

    A=T=42%, G=X=58%

Câu 17 :

Một mạch của gen có A + T = 570 nuclêôtit, gen dài 646 nm, Tỷ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen trên là:

  • A.

    A = T = 30%; G = X = 70%

  • B.

    A = T = 30%; G = X = 20%

  • C.

    A = T = 15%; G = X = 35%

  • D.

    A = T = 35%; G = X = 15%

Câu 18 :

Vật chất di truyền của 1 sinh vật là 1 phân tử axit nucleic có tỉ lệ các loại nuclêôtit gồm: 24%A; 24%T; 25%G; 27%X. Vật chất di truyền của chủng virut này là:

  • A.

    ADN mạch kép

  • B.

    ARN mạch kép

  • C.

    ADN mạch đơn

  • D.

    ARN mạch đơn

Câu 19 :

Biết số lượng từng loại nuclêôtit của một gen, muốn tính số liên kết hidro (H) giữa hai mạch của gen, ta dùng công thức nào sau đây?

  • A.

    H = 2A + 3T

  • B.

    H = 2A + 2G

  • C.

    H = 3A + 2G

  • D.

    H = 2A + 3G

Câu 20 :

Biết số liên kết hidro của một gen và số nuclêôtit loại A, công thức nào sau đây có thể tính được số nuclêôtit loại G?

  • A.

    G = (H – 2A)/2

  • B.

    G = (H – A)/2

  • C.

    G = (H – 3A)/2

  • D.

    G = (H – 2A)/3

Câu 21 :

Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là: 

  • A.

    1500

  • B.

    2100

  • C.

    1200

  • D.

    1800

Câu 22 :

Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là 

  • A.

    1120

  • B.

    1080

  • C.

    990

  • D.

    1020

Câu 23 :

Một đoạn ADN chứa 1600 nuclêôtit, tỉ lệ nuclêôtit loại A là 35%, loại G là 25%, xác định số liên kết hidro trong đoạn ADN này?

  • A.

    2320

  • B.

    1160

  • C.

    0

  • D.

    4640

Câu 24 :

Một gen có chiều dài 5100 Å và có 3900 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nu của gen nói trên là:

  • A.

    A = T = 720, G = X = 480

  • B.

    A = T = 900, G = X = 60

  • C.

    A = T = 600, G = X = 900

  • D.

    A = T = 480, G = X = 720

Câu 25 :

Một gen có %A = 20% và 3120 liên kết hidro. Gen đó có số lượng nuclêôtit là: 

  • A.

    2400

  • B.

    2040

  • C.

    3000

  • D.

    1800

Câu 26 :

Liên kết giữa các nuclêôtit trên một mạch polinuclêôtit là loại liên kết

  • A.

    Peptit

  • B.

    hiđrô

  • C.

    Hóa trị

  • D.

    Phôtphodieste

Câu 27 :

Muốn tính số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit trong gen khi chỉ biết tổng số nuclêôtit của gen đó, ta dùng công thức nào?

  • A.

    N -1 

  • B.

    $\frac{N}{2}$

  • C.

    N -2

  • D.

    $\frac{N}{2} - 1$

Câu 28 :

Tổng số nuclêôtit của gen là 1500 thì số liên kết cộng hóa trị giữa các đơn phân trên gen là bao nhiêu?

  • A.

    799

  • B.

    1499

  • C.

    1498

  • D.

    2998

Câu 29 :

Một gen có chiều dài 0,255 micromet thì số liên kết cộng hóa trị trong gen là bao nhiêu?

  • A.

    799

  • B.

    1499

  • C.

    1498

  • D.

    2998

Câu 30 :

Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen là:

                       3’ ATGAGTGAXXGTGGX 5’

Đoạn gen này có:

  • A.

    Tỷ lệ A+G/T+X = 9/6

  • B.

    39 liên kết Hidro

  • C.

    30 cặp nuclêôtit

  • D.

    14 liên kết cộng hóa trị.

Câu 31 :

Phân tử ADN của vi khuẩn E. coli có 3400 nuclêôtit, hãy xác định số liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nucleotit?

  • A.

    3398

  • B.

    6798

  • C.

    1699

  • D.

    3400

Câu 32 :

Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy . Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36oC ; B = 78oC ; C = 55oC ; D = 83oC ; E = 44oC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotide của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?

  • A.

    D → B → C → E → A

  • B.

    A → B → C → D → E

  • C.

    A → E → C → B → D

  • D.

    D → E → B → A → C

Câu 33 :

Khi phân tích % nuclêôtit của vật chất di truyền ở các loài sinh vật khác nhau người ta thu được bảng số liệu sau:

Với bảng số liệu này, hãy cho biết trong các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định là đúng?

I. Vật chất di truyền ở loài III có cấu trúc ADN hai mạch vì A = T, G = X.

II. Vật chất di truyền ở loài IV và loài V là ARN, nhưng ở loài IV ARN có 2 mạch, còn ở loài V ARN có 1 mạch.

III. Xét theo mức độ tiến hóa về vật chất di truyền thì loài I = II > III > V

IV. Xét về tính bền của vật chất di truyền khi tăng dần nhiệt độ thì loài I> II> III

  • A.
    3
  • B.
    1
  • C.
    4
  • D.
    2

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Một gen có chiều dài L, đâu là công thức thể hiện liên hệ giữa chiều dài gen và tổng số nuclêôtit của gen:

  • A.

    $L{\text{ = }}N \times 2$

  • B.

    $L = \frac{N}{{3,4}} \times 2$

  • C.

    $L = N \times 3,4 \times 2$

  • D.

    $L = \frac{N}{2} \times 3,4$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Mỗi gen có chiều dài L, cấu tạo 2 mạch, đơn phân là các nucleotide.

- Mỗi nucleotide có chiều dài 3,4 Å.

Lời giải chi tiết :

- Công thức tính chiều dài gen là : $L = \frac{N}{2} \times 3,4$  (Å)

Câu 2 :

Một gen có chiều dài L, đâu là công thức tính tổng số nuclêôtit của gen:

  • A.

    $N = L \times 2$

  • B.

    $N = \frac{L}{{3,4}} \times 2$

  • C.

    $N = L \times 3,4 \times 2$

  • D.

    $N = \frac{L}{2} \times 3,4$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính chiều dài gen là : $L = \frac{N}{2} \times 3,4$  (Å)

→ Công thức tính tổng số nucleotide N từ chiều dài của gen.

Lời giải chi tiết :

- Công thức tính chiều dài gen là : $L = \frac{N}{2} \times 3,4$ (Å)

→ Công thức tính tổng số nucleotide N từ chiều dài của gen là $N = \frac{L}{{3,4}} \times 2$

Câu 3 :

Một gen có chiều dài 5100 Å có tổng số nuclêôtit là

  • A.

    3000

  • B.

    3600

  • C.

    2400

  • D.

    4200

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính chiều dài gen là : $L = \frac{N}{2} \times 3,4$  (Å)

→ Tính tổng số nucleotide N từ chiều dài của gen

Lời giải chi tiết :

Gen có chiều dài là 5100 Å thì số lượng nucleotit trong gen sẽ là : 5100 : 3,4 × 2 = 3000 

Câu 4 :

Mạch thứ nhất của gen có 10%A, 20%T; mạch thứ hai có tổng số nuclêôtit G với X là 910. Chiều dài của gen (được tính bằng nanomet) là:

  • A.

    4420

  • B.

    884

  • C.

    442

  • D.

    8840

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Dựa trên nguyên tắc bổ sung của gen: %A → %G

- Tính số nucleotide loại G → Tổng số nucleotide N →Tính chiều dài gen

Lời giải chi tiết :

Số nucleotide loại G là: G = G2 + X2 = 910

Tỉ lệ số nucleotide loại A là: %A = %T = ( 10% + 20%) : 2 = 15%

Tỉ lệ số nucleotide loại G là: %G = %X = 50% - 15% = 35%

Tổng số nucleotide: N = 910 : 35 × 100 = 2600

Chiều dài của gen là: L = 2600 : 2 × 3,4 = 4420 (Å) = 442 (nm)

Câu 5 :

Một gen có số nuclêôtit N, đâu là công thức thể hiện tính khối lượng trung bình của gen từ tổng số nuclêôtit của gen:

  • A.

    $N = M \times 300$

  • B.

    $M = \frac{N}{2} \times 300$

  • C.

    $M = N \times 300$

  • D.

    $M = \frac{N}{{300}}$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Khối lượng trung bình của một nuclêôtit là 300 đvC.

(Áp dụng lý thuyết phần 1)

Lời giải chi tiết :

- Công thức tính khối lượng trung bình của gen là: $M = N \times 300$  (đvC)

Câu 6 :

Biết khối lượng trung bình của một gen, muốn tính tổng số nuclêôtit của gen, ta dùng công thức nào?

  • A.

    $N = M \times 300$

  • B.

    $N = \frac{M}{2} \times 300$

  • C.

    $M = N \times 300$

  • D.

    $N = \frac{M}{{300}}$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Khối lượng trung bình của một nuclêôtit là 300 đvC.

(Áp dụng lý thuyết phần 1)

Lời giải chi tiết :

- Công thức tính khối lượng trung bình của gen là : $M = N \times 300$ (đvC)

→ Tổng số nuclêôtit của gen là: $N = \frac{M}{{300}}$

Câu 7 :

Một mạch của gen có khối lượng bằng 6,3.106 đvC, số nuclêôtit của gen nói trên là:

  • A.

    2100

  • B.

    4200

  • C.

    21000

  • D.

    42000

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Sử dụng công thức liên hệ giữa khối lượng và số nuclêôtit của gen : M = N × 300 đvC

→ Số nuclêôtit của gen.

Lời giải chi tiết :

Số nucleotide trên một mạch của gen là : 6,3.106 : 300 = 21000 nucleotide

Số nucleotide của gen là : N = 21000 × 2 = 42000 nucleotide

Câu 8 :

Các nuclêôtit trên hai mạch của gen liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung thì khẳng định nào sau đây sai?

  • A.

    A = T

  • B.

    G1= X2 

  • C.

    A1+T1 = G2+X2

  • D.

    A + G = N/2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X.

Lời giải chi tiết :

Do A liên kết với T, G liên kết với X → Trong gen A = T → A đúng

A mạch này bằng T mạch kia, G mạch này bằng X mạch kia → G1= X2 → B đúng

C sai vì A1+T1 = A2+T2 ≠ G2+X2

D đúng vì A + G = A1+ A2+G1 + G2 = A1+ T1+G1 + X1 = N/2

Câu 9 :

Khẳng định %A = %T, % A + %G = 50%N luôn đúng trong trường hợp nào sau đây?

  • A.

    ADN mạch vòng

  • B.

    ADN mạch kép

  • C.

    ADN mạch thẳng

  • D.

    ADN mạch đơn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi gen có hai mạch liên kết với nhau theo NTBS thì % A + %G = 50%N.

Lời giải chi tiết :

% A + %G = 50%N đúng khi ADN là mạch kép

B đúng

A, C sai, vì không khẳng định được ADN ở các trường hợp này là đơn hay kép.

D sai, ADN đơn có 1 mạch, không theo NTBS nên không khẳng định được %A = %T, %A + %T = 50%N.

Câu 10 :

Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 10% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là:

  • A.

    10%.

  • B.

    30%

  • C.

    20%

  • D.

    40%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Theo nguyên tắc bổ sung A=T; G=X nên %A + %G =50%

Lời giải chi tiết :

Theo nguyên tắc bổ sung %A + %G =50%

=> %G = 50% -%A = 50 - 10 = 40%

Câu 11 :

Người ta sử dụng 1 chuỗi polinucleotit có tỉ lệ $\frac{{A + G}}{{T + X}}$=4 để tổng hợp một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chuỗi polinucleotit này.Trong tổng số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp có số loại (T+X) chiếm: 

  • A.

    $\frac{4}{5}$

  • B.

    $\frac{1}{5}$

  • C.

    $\frac{1}{4}$

  • D.

    $\frac{3}{4}$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chuỗi polinucleotide được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X.

Do vậy: A1 + G1 = T2 + X2 và ngược lại.

Lời giải chi tiết :

Theo NTBS: A1 + G1 = T2 + X2 và ngược lại

→Chuỗi bổ sung sẽ có tỷ lệ ngược lại so với mạch khuôn $\frac{{A + G}}{{T + X}} = \frac{1}{4}$ vậy tỷ lệ T + X chiếm $\frac{4}{5}$.

Câu 12 :

Trên một mạch của gen có tỉ lệ A:T:X:G = 4:2:2:1. Tỉ lệ $\frac{{A + T}}{{X + G}}$ của gen là:

  • A.

    3

  • B.

    2

  • C.

    4

  • D.

    1

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hai mạch của gen có số nuclêôtit như nhau.

Theo nguyên tắc bổ sung A= T, G = X.

Lời giải chi tiết :

Theo NTBS, A = T, G = X ta có:

Tỷ lệ $\frac{{\left( {A + T} \right)}}{{\left( {X + G} \right)}} = \frac{{4 + 2}}{{2 + 1}} = 2$

Câu 13 :

Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ $\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{1}{4}$ thì tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử ADN này là:

  • A.

    10%

  • B.

    20%

  • C.

    25%

  • D.

    12.5%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Dựa theo nguyên tắc bổ sung: A = T, G = X và tỷ lệ đã cho, xác định tỷ lệ A/G.

- Vi %A + %G = 50%N, tính được %A.

Lời giải chi tiết :

Do A = T, G = X

→$\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{1}{4} \to \frac{{2A}}{{2G}} = \frac{1}{4} \to \frac{A}{G} = \frac{1}{4}$

Mặt khác: A+ G = 50% → 2A + 2G = 100%

→ A = 10%

Câu 14 :

Một ADN có A = 450, tỷ lệ A/G = 3/2. Số nucleotit từng loại của ADN là

  • A.

    A=T=450; G=X=600

  • B.
    A=T=600; G=X=900
  • C.
    A=T=450; G=X=300
  • D.
    A=T=300; G=X=450

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Do A = T, G = X và A+ G = 50%

Lời giải chi tiết :

A= 450 → G= 300

Câu 15 :

Xét một đoạn ADN chứa 2 gen. Gen thứ nhất có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất là: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Gen thứ hai có tỉ lệ nuclêôtit từng loại trên mạch đơn thứ hai là: A = T/2 = G/3 = X/4. Đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nuclêôtit là bao nhiêu?

  • A.

    A = T = 15%; G = X =35%. 

  • B.

    A = T = 45%; G = X = 55%. 

  • C.

    G = X = 15%; A = T = 35%.

  • D.

    G = X = 30%; A = T = 70%. 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên 1 mạch của gen:

$\frac{A}{a}=\frac{T}{b}=\frac{G}{c}=\frac{X}{d}\leftrightarrow ~A:T:G:X=a:~b:c~:d$

→ Tỉ lệ số nucleotide từng loại là :

$\begin{array}{l}A = T = \frac{{\left( {a + b} \right)}}{{\left( {a + b + c + d} \right) \times 2}}\\G = X = \frac{{\left( {c + d} \right)}}{{\left( {a + b + c + d} \right) \times 2}}\end{array}$

Lời giải chi tiết :

Gen 1: trên mạch 1 có: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4.

            → trên toàn gen có tỉ lệ:

            A = T = (1+2)/20 = 0,15

            G = X = (3+4)/20 = 0,35

Gen 2: trên mạch 2 có A = T/2 = G/3 = X/4 ↔ A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4

            → trên toàn gen có tỉ lệ:

            A = T = 0,15  

            G = X = 0,35

Gen 1 và gen 2 có tỉ lệ nuclêôtit giống nhau, vậy đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nuclêôtit là:

A = T = 15% và G = X = 35%.

Câu 16 :

Trên một mạch của một gen có 20%T,  22%X, 28%A. Tỉ lệ mỗi loại nuclêôtit của gen là:

  • A.

    A=T=24%, G=X=26%

  • B.

    A=T=24%, G=X=76%

  • C.

    A=T=48%, G=X=52%

  • D.

    A=T=42%, G=X=58%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Dựa theo NTBS: A liên kết với T, G liên kết với X.

- Tính phần trăm số nucleotide loại A → Tỷ lệ phần trăm số nucleotide từng loại của mạch còn lại

Lời giải chi tiết :

Trên mạch thứ nhất có:          

T1 = 20% , X1 = 22% , A1 = 28% (tính theo tổng số nu của mạch)

↔ T1 = 10% , X1 = 11% , A1 = 14% (tính theo tổng số nu của gen)

Do nguyên tắc bổ sung, trên mạch 2: A2 = T1 và A1 = T2 .

Vậy ta có:

T = A = A1 + A2 = A1 + T1 = 10% + 14% = 24%

Vậy:    A = T = 24%;  G = X = 26%

Câu 17 :

Một mạch của gen có A + T = 570 nuclêôtit, gen dài 646 nm, Tỷ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen trên là:

  • A.

    A = T = 30%; G = X = 70%

  • B.

    A = T = 30%; G = X = 20%

  • C.

    A = T = 15%; G = X = 35%

  • D.

    A = T = 35%; G = X = 15%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Tính tổng số nuleotide: Sử dụng công thức liên hệ giữa chiều dài và số nuclêôtit của gen: $L = \frac{N}{2} \times 3,4$ (Å)

- Dựa vào NTBS→ Tính A → Tỉ lệ từng loại nucleotide

Lời giải chi tiết :

Tổng số nucleotide của gen là: N = 6460 : 3,4 × 2 = 3800 (nuclêôtit)

Số nucleotide loại A là : A= A1 + T1 = 570

%A = %T = 570/3800 × 100 = 15%

&G = %X = 50% - 15% = 35%

Câu 18 :

Vật chất di truyền của 1 sinh vật là 1 phân tử axit nucleic có tỉ lệ các loại nuclêôtit gồm: 24%A; 24%T; 25%G; 27%X. Vật chất di truyền của chủng virut này là:

  • A.

    ADN mạch kép

  • B.

    ARN mạch kép

  • C.

    ADN mạch đơn

  • D.

    ARN mạch đơn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

-       Xét các loại đơn phân → xác định là ADN hay ARN

-       Xét tỉ lệ đơn phân → xác định dạng mạch.

Lời giải chi tiết :

4 loại nucleotide: A, T, G, X → ADN

G≠X → dạng đơn

Câu 19 :

Biết số lượng từng loại nuclêôtit của một gen, muốn tính số liên kết hidro (H) giữa hai mạch của gen, ta dùng công thức nào sau đây?

  • A.

    H = 2A + 3T

  • B.

    H = 2A + 2G

  • C.

    H = 3A + 2G

  • D.

    H = 2A + 3G

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Công thức tính số liên kết hidro (H) giữa 2 mạch của gen là :

H = 2A + 3G = 2T + 3X = 2A + 3X = 2T + 3G

Câu 20 :

Biết số liên kết hidro của một gen và số nuclêôtit loại A, công thức nào sau đây có thể tính được số nuclêôtit loại G?

  • A.

    G = (H – 2A)/2

  • B.

    G = (H – A)/2

  • C.

    G = (H – 3A)/2

  • D.

    G = (H – 2A)/3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính số liên kết hidro: H = 2A + 3G → Số nuclêôtit loại G

Lời giải chi tiết :

Từ công thức tính số liên kết hidro H = 2A + 3G

Ta có G = (H-2A)/3

Câu 21 :

Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là: 

  • A.

    1500

  • B.

    2100

  • C.

    1200

  • D.

    1800

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính số liên kết hidro: H = 2A + 3G

Lời giải chi tiết :

Tổng số liên kết hidro của gen là: 2A + 3G = 2100

Câu 22 :

Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là 

  • A.

    1120

  • B.

    1080

  • C.

    990

  • D.

    1020

Đáp án : B

Phương pháp giải :

-       Biết A và T của mạch 1 → A và T của mạch 2 → A và T của gen.

-       Vì %A + %G = 50%N → %A → Tính được số nuclêôtit của gen (N) → Tính được số G của gen.

-       Tính được số liên kết hidro: H = 2A + 3G

Lời giải chi tiết :

Mạch 1 có: A1 = 150 và T1 = 120

Do A liên kết với T → mạch 2 có: A2 = T1 và T2 = A1

Do đó A = A1 + A2 = A1 + T1 = 270

Vậy A = T = 270

Có G = 20%

Mà số nuclêôtit của mạch = 2A + 2G = 100%

→ vậy G = 180

Số liên kết hidro của gen là : 2A + 3G = 1080

Câu 23 :

Một đoạn ADN chứa 1600 nuclêôtit, tỉ lệ nuclêôtit loại A là 35%, loại G là 25%, xác định số liên kết hidro trong đoạn ADN này?

  • A.

    2320

  • B.

    1160

  • C.

    0

  • D.

    4640

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định ADN là mạch đơn hay mạch kép.

Lời giải chi tiết :

A= 35%, G= 25% → A + G ≠ 50%

→Phân tử ADN là ADN đơn → Số liên kết hidro bằng 0

Câu 24 :

Một gen có chiều dài 5100 Å và có 3900 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nu của gen nói trên là:

  • A.

    A = T = 720, G = X = 480

  • B.

    A = T = 900, G = X = 60

  • C.

    A = T = 600, G = X = 900

  • D.

    A = T = 480, G = X = 720

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính tổng số nucleotide của gen dựa trên chiều dài của gen: $L = \frac{N}{2} \times 3,4$  (Å)

Từ công thức tính số liên kết hidro : H = 2A + 3G N = 2A + 2G

Ta tính được A, G

Lời giải chi tiết :

Gen dài 5100 Å → có tổng số nu là: 2A + 2G = 5100 : 3,4 x 2 = 3000 (nuclêôtit)

Có 3900 liên kết H → có 2A + 3G = 3900

$\left\{ \begin{gathered}2A + 2G = 3000 \hfill \\2A + 3G = 3900 \hfill \\\end{gathered}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}A = T = 600 \hfill \\G = X = 900 \hfill \\\end{gathered}  \right.$

→ vậy A = T = 600 và G = X = 900

Câu 25 :

Một gen có %A = 20% và 3120 liên kết hidro. Gen đó có số lượng nuclêôtit là: 

  • A.

    2400

  • B.

    2040

  • C.

    3000

  • D.

    1800

Đáp án : A

Phương pháp giải :

-       Vì tổng số nuclêôtit A và G bằng 50% tổng số nuclêôtit: %A + %G = 50%N → Tỷ lệ G.

-       Sử dụng công thức tính số liên kết hidro H = 2% A × N + 3% G × N, → số nuclêôtit loại A

-       Tìm tổng nuclêôtit của gen.

Lời giải chi tiết :

Xét gen có: A = 20 % → G = 30 %

Số liên kết hidro trong gen là: H = 2.%A × N + 3.%G × N = 3120 → 2.0,2N + 3.0,3N = 3120 → N = 2400

Tổng số nucleotit trong gen là: 2400. 

Câu 26 :

Liên kết giữa các nuclêôtit trên một mạch polinuclêôtit là loại liên kết

  • A.

    Peptit

  • B.

    hiđrô

  • C.

    Hóa trị

  • D.

    Phôtphodieste

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Liên kết giữa các nuclêôtit trên một mạch polinuclêôtit là loại liên kết Phôtphodieste

Câu 27 :

Muốn tính số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit trong gen khi chỉ biết tổng số nuclêôtit của gen đó, ta dùng công thức nào?

  • A.

    N -1 

  • B.

    $\frac{N}{2}$

  • C.

    N -2

  • D.

    $\frac{N}{2} - 1$

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Trên một mạch có $\frac{N}{2}$ nucleotide thì sẽ có $\frac{N}{2} - 1$ liên kết hóa trị

→ Số liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotide trong gen là $2 \times \left( {\frac{N}{2} - 1} \right) = N - 2$

Câu 28 :

Tổng số nuclêôtit của gen là 1500 thì số liên kết cộng hóa trị giữa các đơn phân trên gen là bao nhiêu?

  • A.

    799

  • B.

    1499

  • C.

    1498

  • D.

    2998

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Số liên kết hóa trị là 1500 – 2 = 1498

Câu 29 :

Một gen có chiều dài 0,255 micromet thì số liên kết cộng hóa trị trong gen là bao nhiêu?

  • A.

    799

  • B.

    1499

  • C.

    1498

  • D.

    2998

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính tổng số nucleotide của gen dựa trên chiều dài: N = L × 2: 3,4

Sử dụng công thức tính số liên kết cộng hóa trị giữa các đơn phân trên gen là N – 2

Trong mỗi một nuclêôtit cũng có 1 liên kết cộng hóa trị.

Lời giải chi tiết :

0,255 micromet = 2550 Å

Tổng số nucleotide: N = L : 3,4 x 2 = 1500 nucleotide

Số liên kết cộng hóa trị là 1500 – 2 + 1500 = 2998

Câu 30 :

Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen là:

                       3’ ATGAGTGAXXGTGGX 5’

Đoạn gen này có:

  • A.

    Tỷ lệ A+G/T+X = 9/6

  • B.

    39 liên kết Hidro

  • C.

    30 cặp nuclêôtit

  • D.

    14 liên kết cộng hóa trị.

Đáp án : B

Phương pháp giải :
  • Vì %A + %G = 50%N → Tỉ lệ A + G/T+X.
  • Tính số nucleotide của gen → số liên kết cộng hóa trị
  • Xác định số nucleotide các loại → số liên kết hidro
Lời giải chi tiết :

Vì %A + %G = 50%N → Tỉ lệ A + G/T+X của gen luôn bằng 1 → A sai

Mạch gốc có 15 nucleotide → gen có 15 cặp nucleotide → C sai

→ Gen có 30 nuclêôtit → có 28 liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit →D sai

A = T = A1 + T1 = 3 + 3 = 6

G = X = G1 + X1 = 6 + 3 = 9

H = 2A + 3G = 2×6 + 3×9 = 39 → B đúng

Câu 31 :

Phân tử ADN của vi khuẩn E. coli có 3400 nuclêôtit, hãy xác định số liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nucleotit?

  • A.

    3398

  • B.

    6798

  • C.

    1699

  • D.

    3400

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hai nuclêôtit liền nhau thì liên kết với nhau bằng 1 liên kết cộng hóa trị.

Lời giải chi tiết :

Hai nuclêôtit liền nhau thì liên kết với nhau bằng 1 liên kết cộng hóa trị.

Phân tử ADN của vi khuẩn E. coli là ADN vòng → Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit bằng số nuclêôtit = 3400

Câu 32 :

Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy . Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36oC ; B = 78oC ; C = 55oC ; D = 83oC ; E = 44oC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotide của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?

  • A.

    D → B → C → E → A

  • B.

    A → B → C → D → E

  • C.

    A → E → C → B → D

  • D.

    D → E → B → A → C

Đáp án : A

Phương pháp giải :
  • Càng nhiều liên kết hidro thì nhiệt độ nóng chảy càng tăng.
Lời giải chi tiết :

A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro.

G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.

Càng nhiều liên kết hidro thì nhiệt độ nóng chảy càng tăng → Tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotide càng cao thì nhiệt độ nóng chảy càng giảm.

Vậy trình tự sắp xếp theo nhiệt độ nóng chảy giảm là : D → B → C → E → A

→ Vậy trình tự sắp xếp theo tỉ lệ (A+T)/ tổng số nu tăng dần là D → B → C → E → A

Câu 33 :

Khi phân tích % nuclêôtit của vật chất di truyền ở các loài sinh vật khác nhau người ta thu được bảng số liệu sau:

Với bảng số liệu này, hãy cho biết trong các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định là đúng?

I. Vật chất di truyền ở loài III có cấu trúc ADN hai mạch vì A = T, G = X.

II. Vật chất di truyền ở loài IV và loài V là ARN, nhưng ở loài IV ARN có 2 mạch, còn ở loài V ARN có 1 mạch.

III. Xét theo mức độ tiến hóa về vật chất di truyền thì loài I = II > III > V

IV. Xét về tính bền của vật chất di truyền khi tăng dần nhiệt độ thì loài I> II> III

  • A.
    3
  • B.
    1
  • C.
    4
  • D.
    2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xét các loại đơn phân → xác định là ADN hay ARN

Xét tỉ lệ đơn phân → xác định dạng mạch.

Càng nhiều liên kết hidro thì nhiệt độ nóng chảy càng tăng.

Lời giải chi tiết :

I. sai. Loài III: A≠T, G≠ X

II. đúng. Loài IV và V có vật chất di truyền là ARN vì có U, không có T. Loài IV có A=U, G=X nên là mạch kép, loài V có A≠U, G≠ X nên là mạch đơn

III. đúng. I và II là ADN mạch kép, III là ADN mạch đơn, V là ARN

IV. đúng. I và II cùng là ADN  mạch kép nhưng loài I có nhiều cặp G-X hơn nên bền hơn, III có A-T = G-X nên kém bền hơn I và II

Trắc nghiệm lý thuyết về quá trình nhân đôi ADN - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về quá trình nhân đôi ADN Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Quá trình nhân đôi ADN - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Quá trình nhân đôi ADN Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về ARN và quá trình phiên mã - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về ARN và quá trình phiên mã Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2. Quá trình phiên mã - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Quá trình phiên mã Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về dịch mã - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về dịch mã Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2. Quá trình dịch mã - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Quá trình dịch mã Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 3. Điều hòa hoạt động gen - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3. Điều hòa hoạt động gen Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về đột biến gen - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về đột biến gen Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về cơ chế phát sinh và sự biểu hiện của đột biến gen - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về cơ chế phát sinh và sự biểu hiện của đột biến gen Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về đột biến số lượng NST - Đột biến lệch bội - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về đột biến số lượng NST - Đột biến lệch bội Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về đột biến số lượng NST - Đột biến đa bội - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về đột biến số lượng NST - Đột biến đa bội Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 1 - Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 1 - Cơ chế di truyền và biến dị Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về gen và mã di truyền - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về gen và mã di truyền Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết