Trắc nghiệm Bài 25. Học thuyết tiến hoá của Lamac và học thuyết Đacuyn - Sinh 12
Đề bài
Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là
-
A.
Đột biến cấu trúc NST
-
B.
Biến dị cá thể
-
C.
Đột biến gen
-
D.
Đột biến số lượng NST
Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là :
-
A.
Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động
-
B.
Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được
-
C.
Sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản
-
D.
Những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh
Loại biến dị cá thể theo quan niệm của Đac uyn có những tính chất nào dưới đây ?
(1) Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể.
(2) Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
(3) Xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể.
(4) Di truyền được qua sinh sản hữu tính.
(5) Không xác định được chiều hướng biến dị.
-
A.
3, 4, 5
-
B.
2, 4, 5
-
C.
1, 3, 4, 5
-
D.
1, 3, 4
Theo Đacuyn, biến dị cá thể ở sinh vật phải thông qua quá trình nào sau đây để di truyền lại cho các thế hệ sau?
-
A.
Tương tác giữa cá thể với môi trường sống.
-
B.
Sinh sản.
-
C.
Chọn lọc tự nhiên.
-
D.
Chọn lọc nhân tạo.
Charles Darwin đã đề xuất vấn đề nào trong công trình nghiên cứu về tiến hóa của mình?
-
A.
Thuật ngữ: “Tiến hóa”
-
B.
Lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên
-
C.
DNA là vật liệu di truyền.
-
D.
Sự phân chia độc lập các NST
Theo quan điểm của Đacuyn, tác động của CLTN là
-
A.
Tích lũy các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh
-
B.
Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật.
-
C.
Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho con người
-
D.
Đào thải các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi, tích lũy các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi, khả năng sinh sản tốt.
Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
-
A.
Quần thể.
-
B.
Cá thể, quần thể.
-
C.
Cá thể.
-
D.
Tất cả các cấp tổ chức sống.
Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều nòi (thứ) vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình:
-
A.
Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo
-
B.
Tích lũy những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
-
C.
Phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên
-
D.
Phát sinh các biến dị cá thể
Câu nói nào dưới đây là không đúng khi nói về kết quả của chọn lọc nhân tạo:
-
A.
Tích luỹ các biến đổi nhỏ, riêng lẻ ở từng cá thể thành các biến đổi sâu sắc, phổ biến chung cho giống nòi.
-
B.
Đào thải các biến dị không có lợi cho con người và tích luỹ các biến dị có lợi, không quan tâm đến sinh vật.
-
C.
Tạo ra các loài cây trồng, vật nuôi trong phạm vi từng giống tạo nên sự đa dạng cho vật nuôi cây trồng.
-
D.
Tạo các giống cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu của con người rất phức tạp và không ngừng thay đổi.
Trong các cặp có quan hệ thuật ngữ “chọn lọc nhân tạo” được cho dưới đây, cặp nào được xem là không thực sự thích hợp?
-
A.
Chọn lọc nhân tạo - sự sống sót của vật nuôi, cây trồng thích nghi nhất.
-
B.
Chọn lọc nhân tạo - hình thành đặc điểm thích nghi ở vật nuôi
-
C.
Chọn lọc nhân tạo - tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới trong phạm vi cùng một loài
-
D.
Động lực của chọn lọc nhân tạo - nhu cầu kinh tế và thị hiếu thẩm mỹ của con người.
Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng là:
-
A.
Chọn lọc tự nhiên
-
B.
Đấu tranh sinh tồn
-
C.
Phân ly tính trạng
-
D.
Chọn lọc nhân tạo
Nhận định nào sau đây thể hiện quan điểm tiến hóa của Đacuyn ?
-
A.
Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa
-
B.
Sinh vật biến đổi dưới tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh
-
C.
Sự hình thành các giống vật nuôi cây trồng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên
-
D.
Các loài mới được hình thành từ một loài ban đầu dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
Dacuyn không đưa ra khái niệm nào sau đây?
-
A.
Đột biến.
-
B.
Chọn lọc tự nhiên.
-
C.
Phân ly tính trạng
-
D.
Biến dị cá thể.
Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là:
-
A.
Các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
-
B.
Các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của sinh vật đều di truyền
-
C.
Sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh.
-
D.
Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
Câu nào dưới đây nói về nội dung của học thuyết Dacuyn là đúng nhất?
-
A.
Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
-
B.
Những biến dị di truyền xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa
-
C.
Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
-
D.
Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa.
Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn là:
-
A.
Chưa giải thích thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi.
-
B.
Chưa đi sâu vào cơ chế hình thành loài mới.
-
C.
Chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị.
-
D.
Chưa có quan niệm đúng về nguyên nhân của sự đấu tranh sinh tồn.
Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà chúng khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
-
A.
chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh qua nhiều thế hệ.
-
B.
ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
-
C.
khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu để thích nghi với môi trường.
-
D.
Chim ăn sâu không ăn các con sâu màu xanh
Lời giải và đáp án
Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là
-
A.
Đột biến cấu trúc NST
-
B.
Biến dị cá thể
-
C.
Đột biến gen
-
D.
Đột biến số lượng NST
Đáp án : B
Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là: Biến dị cá thể
Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là :
-
A.
Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động
-
B.
Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được
-
C.
Sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản
-
D.
Những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh
Đáp án : C
Theo quan niệm của Đacuyn biến dị cá thể là những đột biến phát sinh ra những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản
Loại biến dị cá thể theo quan niệm của Đac uyn có những tính chất nào dưới đây ?
(1) Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể.
(2) Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
(3) Xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể.
(4) Di truyền được qua sinh sản hữu tính.
(5) Không xác định được chiều hướng biến dị.
-
A.
3, 4, 5
-
B.
2, 4, 5
-
C.
1, 3, 4, 5
-
D.
1, 3, 4
Đáp án : C
Theo quan niệm của Đacuyn biến dị cá thể là những đột biến phát sinh ra những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
Biến dị cá thể xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể.
Biến dị cá thể xuất hiện ngẫu nhiên trong sinh sản không có hướng và được di truyền cho thế hệ sau.
Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định là thường biến (biến dị xác định) → 2 sai
Theo Đacuyn, biến dị cá thể ở sinh vật phải thông qua quá trình nào sau đây để di truyền lại cho các thế hệ sau?
-
A.
Tương tác giữa cá thể với môi trường sống.
-
B.
Sinh sản.
-
C.
Chọn lọc tự nhiên.
-
D.
Chọn lọc nhân tạo.
Đáp án : B
Theo Đacuyn, loại biến dị cá thể ở sinh vật phải thông qua quá trình sinh sản, được di truyền cho thế hệ sau
Charles Darwin đã đề xuất vấn đề nào trong công trình nghiên cứu về tiến hóa của mình?
-
A.
Thuật ngữ: “Tiến hóa”
-
B.
Lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên
-
C.
DNA là vật liệu di truyền.
-
D.
Sự phân chia độc lập các NST
Đáp án : B
Nội dung cốt lõi trong học thuyết tiến hóa của Darwin.
Charles Darwin đã đề xuất lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên
Theo quan điểm của Đacuyn, tác động của CLTN là
-
A.
Tích lũy các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh
-
B.
Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật.
-
C.
Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho con người
-
D.
Đào thải các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi, tích lũy các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi, khả năng sinh sản tốt.
Đáp án : B
Theo quan điểm của Đacuyn, tác động của CLTN là tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật
Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
-
A.
Quần thể.
-
B.
Cá thể, quần thể.
-
C.
Cá thể.
-
D.
Tất cả các cấp tổ chức sống.
Đáp án : C
Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là cá thể.
Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều nòi (thứ) vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình:
-
A.
Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo
-
B.
Tích lũy những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
-
C.
Phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên
-
D.
Phát sinh các biến dị cá thể
Đáp án : A
Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành này ở vật nuôi, cây trồng là kết quả của hiện tượng phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo
Câu nói nào dưới đây là không đúng khi nói về kết quả của chọn lọc nhân tạo:
-
A.
Tích luỹ các biến đổi nhỏ, riêng lẻ ở từng cá thể thành các biến đổi sâu sắc, phổ biến chung cho giống nòi.
-
B.
Đào thải các biến dị không có lợi cho con người và tích luỹ các biến dị có lợi, không quan tâm đến sinh vật.
-
C.
Tạo ra các loài cây trồng, vật nuôi trong phạm vi từng giống tạo nên sự đa dạng cho vật nuôi cây trồng.
-
D.
Tạo các giống cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu của con người rất phức tạp và không ngừng thay đổi.
Đáp án : C
Chọn lọc nhân tạo sẽ loại bỏ những biến dị không có lợi cho con người, chỉ giữ lại những biến dị có lợi cho con người, qua đó làm giảm sự đa dạng
Trong các cặp có quan hệ thuật ngữ “chọn lọc nhân tạo” được cho dưới đây, cặp nào được xem là không thực sự thích hợp?
-
A.
Chọn lọc nhân tạo - sự sống sót của vật nuôi, cây trồng thích nghi nhất.
-
B.
Chọn lọc nhân tạo - hình thành đặc điểm thích nghi ở vật nuôi
-
C.
Chọn lọc nhân tạo - tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới trong phạm vi cùng một loài
-
D.
Động lực của chọn lọc nhân tạo - nhu cầu kinh tế và thị hiếu thẩm mỹ của con người.
Đáp án : A
Chọn lọc nhân tạo - sự sống sót của vật nuôi, cây trồng phù hợp với nhu cầu của con người không nhất đính là thích nghi nhất.
Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng là:
-
A.
Chọn lọc tự nhiên
-
B.
Đấu tranh sinh tồn
-
C.
Phân ly tính trạng
-
D.
Chọn lọc nhân tạo
Đáp án : D
Theo Đacuyn, nhân tố tiến hóa chính qui định chiều hướng và và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là: Chọn lọc nhân tạo
Chọn lọc nhân tạo là: con người giữ lại các giống cây trồng, vật nuôi có các tính trạng có lợi cho con người và nhân giống chúng, loại bỏ các giống có các tính trạng không có lợi cho con người
Nhận định nào sau đây thể hiện quan điểm tiến hóa của Đacuyn ?
-
A.
Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa
-
B.
Sinh vật biến đổi dưới tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh
-
C.
Sự hình thành các giống vật nuôi cây trồng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên
-
D.
Các loài mới được hình thành từ một loài ban đầu dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
Đáp án : D
Các loài mới được hình thành từ một loài ban đầu dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
Dacuyn không đưa ra khái niệm nào sau đây?
-
A.
Đột biến.
-
B.
Chọn lọc tự nhiên.
-
C.
Phân ly tính trạng
-
D.
Biến dị cá thể.
Đáp án : A
Dacuyn không biết về khái niệm này do trình độ khoa học kỹ thuật thời bấy giờ chưa khám phá được nó.
Dacuyn không đưa ra khái niệm đột biến mà ông chỉ phân biệt biến dị có hướng và biến dị vô hướng.
Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là:
-
A.
Các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
-
B.
Các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của sinh vật đều di truyền
-
C.
Sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh.
-
D.
Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
Đáp án : A
Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là :
Các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
Câu nào dưới đây nói về nội dung của học thuyết Dacuyn là đúng nhất?
-
A.
Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
-
B.
Những biến dị di truyền xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa
-
C.
Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
-
D.
Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa.
Đáp án : B
Câu đúng nhất là: Những biến dị di truyền xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa
A chỉ nhắc đến vai trò biến dị tổ hợp, bỏ qua vai trò đột biến gen
C chỉ nhắc đến vai trò đột biến gen, bỏ qua vai trò biến dị tổ hợp
D đề cặp đến thường biến – không di truyền được, không có nhiều ý nghĩa về mặt tiến hóa
Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn là:
-
A.
Chưa giải thích thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi.
-
B.
Chưa đi sâu vào cơ chế hình thành loài mới.
-
C.
Chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị.
-
D.
Chưa có quan niệm đúng về nguyên nhân của sự đấu tranh sinh tồn.
Đáp án : C
Hạn chế chủ yếu trong thuyết tiến hóa của Đac uyn là C
Chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị
Ở thời Đac uyn chưa có các thành tựu về sinh học tế bào, chưa có các khái niệm về gen, NST, đột biến…
Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà chúng khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
-
A.
chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh qua nhiều thế hệ.
-
B.
ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
-
C.
khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu để thích nghi với môi trường.
-
D.
Chim ăn sâu không ăn các con sâu màu xanh
Đáp án : A
Thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể và kết quả của CLTN là quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường sống.
Đặc điểm thích nghi này được chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh qua nhiều thế hệ.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26. Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về các nhân tố tiến hóa Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 28. Loài Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Quá trình hình thành loài Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo) Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Tiến hóa lớn Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 6 - Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24. Các bằng chứng tiến hóa Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Ôn tập chương 8, 9, 10 - Sinh thái học - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 46. Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái - Sinh 12