Trắc nghiệm Bài 26. Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại - Sinh 12
Đề bài
Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình
-
A.
Hình thành các nhóm phân loại trên loài.
-
B.
Duy trì ổn định thành phần kiểu gen của quần thể.
-
C.
Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
-
D.
Củng cố ngẫu nhiên những alen trung tính trong quần thể.
Kết thúc quá trình tiến hoá nhỏ:
-
A.
Hình thành loài mới
-
B.
Hình thành các kiểu gen thích nghi
-
C.
Hình thành các nhóm phân loại
-
D.
Hình thành các đặc điểm thích nghi
Có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng về tiến hóa nhỏ?
(1) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vị hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn.
(2) Thực chất của tiến hóa nhỏ là làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu.
(3) Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên các đơn vị tiến hóa trên loài.
(4) Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
(5) Chỉ khi nào xuất hiện cách li sinh sản của quần thể mới với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
2
-
D.
1
Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu, gồm 5 bước:
(1) Phát sinh đột biến
(2) Chọn lọc các đột biến có lợi
(3) Hình thành loài mới
(4) Phát tán đột biến qua giao phối
(5) Cách li sinh sản giữa quần thể biến đổi với quần thể gốc
Trật tự đúng là:
-
A.
(1),(5),(4),(2),(3)
-
B.
(1),(5),(2),(4),(3)
-
C.
(1),(4),(2),(5),(3)
-
D.
(1),(2),(4),(5),(3).
Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:
-
A.
Biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen.
-
B.
Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.
-
C.
Biến dị tổ hợp, đột biến nhiễm sắc thể.
-
D.
Đột biến gen và di nhập gen.
Theo quan điểm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa?
-
A.
Biến dị tổ hợp.
-
B.
Đột biến gen.
-
C.
Đột biến nhiễm sắc thể.
-
D.
Thường biến.
Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
-
A.
Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể.
-
B.
Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
-
C.
Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.
-
D.
Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên có các nội dung:
(1) Thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
(2) Tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật.
(3) Làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo hướng xác định.
(4) Làm xuất hiện các alen mới dẫn đến làm phong phú vốn gen của quần thể.
(5) Đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
(6) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo nhiều hướng khác nhau.
Số nội dung đúng là
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
1
-
D.
2
Theo tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò:
-
A.
Tạo ra các kiểu gen thích nghi từ đó tạo ra các cá thể có kiểu gen quy định tính trạng thích nghi.
-
B.
Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi
-
C.
Vừa giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi vừa tạo ra các kiểu gen thích nghi
-
D.
Tạo ra các kiểu gen thích nghi mà không đóng vai trò sàng lọc và giữ lạinhững cá thể có kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở những loài giao phối là
-
A.
Quần thể.
-
B.
Loài.
-
C.
Quần xã.
-
D.
Cá thể.
Có bao nhiêu phát biểu sau thể hiện quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại ?
(1) Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa
(2) Chọn lọc tự nhiên tác động gián tiếp lên kiểu hình qua đó làm phân hóa vốn gen của quần thể giao phối
(3) Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định mới có ý nghĩa trong tiến hóa
(4) Chọn lọc tự nhiên và biến dị cá thể là nhân tố thúc đẩy quá trình tiến hóa
-
A.
2
-
B.
1
-
C.
3
-
D.
4
Điểm giống nhau chủ yếu giữa quan niệm của Dacuyn và quan niệm hiện đại về tiến hóa là:
-
A.
Đều xem nguyên liệu tiến hóa là biến dị (đột biến, biến dị tổ hợp)
-
B.
Đều xem CLTN là nhân tố chính đóng vai trò chủ đạo trong tiến hóa nói chung cũng như hình thành tính thích nghi nói riêng
-
C.
Đều xem kết quả của CLTN là sự phát triển ưu thế của sinh vật (cá thể hay quần thể) thích nghi
-
D.
Đều xem tiến hóa của sinh vật bắt buộc phải có đào thải
Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa cấp độ
-
A.
Nguyên tử
-
B.
Phân tử
-
C.
Cơ thể
-
D.
Quần thể
Theo quan điểm của Kimura, đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là:
-
A.
Đột biến là có lợi
-
B.
Đột biến là có hại
-
C.
Đột biến là trung tính
-
D.
Cả A, B và C đều đúng
Kimura đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính dựa trên những nghiên cứu về những biến đổi trong cấu trúc của:
-
A.
Phân tử Hêmôglôbin
-
B.
Axit nuclêic
-
C.
Phân tử ADN
-
D.
Cả A, B và C
Theo Kimura, sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các:
-
A.
Biến dị có lợi
-
B.
Đặc điểm thích nghi
-
C.
Đột biến trung tính
-
D.
Đột biến có hại
Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa của Kimura là
-
A.
Nêu lên vai trò của sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính trong tiến hóa độc lập với tác dụng của chọn lọc tự nhiên
-
B.
Phủ nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên đào thải các biến dị có hại
-
C.
Công nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên
-
D.
Giải thích trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối
Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể mang đến quần thể những alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
-
A.
Chọn lọc tự nhiên.
-
B.
Giao phối không ngẫu nhiên.
-
C.
Di – nhập gen.
-
D.
Các yếu tố ngẫu nhiên.
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
-
A.
Giao phối không ngẫu nhiên.
-
B.
Đột biến.
-
C.
Chọn lọc tự nhiên.
-
D.
Các yếu tố ngẫu nhiên.
Lời giải và đáp án
Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình
-
A.
Hình thành các nhóm phân loại trên loài.
-
B.
Duy trì ổn định thành phần kiểu gen của quần thể.
-
C.
Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
-
D.
Củng cố ngẫu nhiên những alen trung tính trong quần thể.
Đáp án : C
Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới
Kết thúc quá trình tiến hoá nhỏ:
-
A.
Hình thành loài mới
-
B.
Hình thành các kiểu gen thích nghi
-
C.
Hình thành các nhóm phân loại
-
D.
Hình thành các đặc điểm thích nghi
Đáp án : A
Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là: hình thành loài mới.
Có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng về tiến hóa nhỏ?
(1) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vị hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn.
(2) Thực chất của tiến hóa nhỏ là làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu.
(3) Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên các đơn vị tiến hóa trên loài.
(4) Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
(5) Chỉ khi nào xuất hiện cách li sinh sản của quần thể mới với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
2
-
D.
1
Đáp án : B
Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới → 3 sai
3 là kết quả của quá trình tiến hóa lớn
Có 4 đáp án đúng là 1,2,4,5
Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu, gồm 5 bước:
(1) Phát sinh đột biến
(2) Chọn lọc các đột biến có lợi
(3) Hình thành loài mới
(4) Phát tán đột biến qua giao phối
(5) Cách li sinh sản giữa quần thể biến đổi với quần thể gốc
Trật tự đúng là:
-
A.
(1),(5),(4),(2),(3)
-
B.
(1),(5),(2),(4),(3)
-
C.
(1),(4),(2),(5),(3)
-
D.
(1),(2),(4),(5),(3).
Đáp án : C
Thứ tự các sự kiện của qúa trình hình thành loài từ quá trình biến đổi tần số alen và cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là: (1),(4),(2),(5),(3)
Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:
-
A.
Biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen.
-
B.
Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.
-
C.
Biến dị tổ hợp, đột biến nhiễm sắc thể.
-
D.
Đột biến gen và di nhập gen.
Đáp án : A
Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là: biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen.
Theo quan điểm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa?
-
A.
Biến dị tổ hợp.
-
B.
Đột biến gen.
-
C.
Đột biến nhiễm sắc thể.
-
D.
Thường biến.
Đáp án : A
Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa theo quan điểm hiện đại là biến dị tổ hợp, còn nguyên liệu sơ cấp là đột biến gen.
Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
-
A.
Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể.
-
B.
Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
-
C.
Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.
-
D.
Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
Đáp án : D
Phát biểu sai là D, chọn lọc tự nhiên không làm xuất hiện các alen, kiểu gen mới trong quần thể.
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên có các nội dung:
(1) Thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
(2) Tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật.
(3) Làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo hướng xác định.
(4) Làm xuất hiện các alen mới dẫn đến làm phong phú vốn gen của quần thể.
(5) Đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
(6) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo nhiều hướng khác nhau.
Số nội dung đúng là
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
1
-
D.
2
Đáp án : D
Các nội dung của chọn lọc tự nhiên là: (1), (5)
Ý (2) sai vì: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình.
Ý (3) sai vì: CLTN là nhân tố thay đổi tần số alen , thành phần kiểu gen theo hướng xác định.
Ý (4) sai vì :CLTN không làm xuất hiện alen mới.
Ý (6) sai vì: khi môi trường thay đổi theo 1 hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo 1 hướng xác định.
Theo tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò:
-
A.
Tạo ra các kiểu gen thích nghi từ đó tạo ra các cá thể có kiểu gen quy định tính trạng thích nghi.
-
B.
Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi
-
C.
Vừa giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi vừa tạo ra các kiểu gen thích nghi
-
D.
Tạo ra các kiểu gen thích nghi mà không đóng vai trò sàng lọc và giữ lạinhững cá thể có kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.
Đáp án : B
Theo tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò: Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở những loài giao phối là
-
A.
Quần thể.
-
B.
Loài.
-
C.
Quần xã.
-
D.
Cá thể.
Đáp án : A
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở những loài giao phối là quần thể.
Có bao nhiêu phát biểu sau thể hiện quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại ?
(1) Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa
(2) Chọn lọc tự nhiên tác động gián tiếp lên kiểu hình qua đó làm phân hóa vốn gen của quần thể giao phối
(3) Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định mới có ý nghĩa trong tiến hóa
(4) Chọn lọc tự nhiên và biến dị cá thể là nhân tố thúc đẩy quá trình tiến hóa
-
A.
2
-
B.
1
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : B
Ý đúng là (1)
Ý (2) sai vì: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình.
Ý (3) sai vì: đó là những thường biến, không có ý nghĩa lớn trong tiến hóa.
Ý (4) Biến dị cá thể không thúc đẩy quá trình tiến hóa.
Điểm giống nhau chủ yếu giữa quan niệm của Dacuyn và quan niệm hiện đại về tiến hóa là:
-
A.
Đều xem nguyên liệu tiến hóa là biến dị (đột biến, biến dị tổ hợp)
-
B.
Đều xem CLTN là nhân tố chính đóng vai trò chủ đạo trong tiến hóa nói chung cũng như hình thành tính thích nghi nói riêng
-
C.
Đều xem kết quả của CLTN là sự phát triển ưu thế của sinh vật (cá thể hay quần thể) thích nghi
-
D.
Đều xem tiến hóa của sinh vật bắt buộc phải có đào thải
Đáp án : B
Ý đúng là B.
Ý A sai vì: Dacuyn chỉ phân biệt biến dị có hướng và biến dị vô hướng.
Ý C sai vì: Dacuyn cho rằng đối tượng của CLTN là cá thể, còn học thuyết tiến hóa hiện đại cho rằng là quần thể.
Ý D sai.
Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa cấp độ
-
A.
Nguyên tử
-
B.
Phân tử
-
C.
Cơ thể
-
D.
Quần thể
Đáp án : B
Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa cấp độ phân tử.
Theo quan điểm của Kimura, đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là:
-
A.
Đột biến là có lợi
-
B.
Đột biến là có hại
-
C.
Đột biến là trung tính
-
D.
Cả A, B và C đều đúng
Đáp án : C
Theo quan điểm của Kimura, đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là đột biến là trung tính
Kimura đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính dựa trên những nghiên cứu về những biến đổi trong cấu trúc của:
-
A.
Phân tử Hêmôglôbin
-
B.
Axit nuclêic
-
C.
Phân tử ADN
-
D.
Cả A, B và C
Đáp án : A
Kimura đã nghiên cứu sự biến đổi trên phân tử prôtêin này và đưa ra thuyết tiến hóa trung tính
Kimura đã nghiên cứu sự biến đổi trên phân tử Hêmôglôbin
Theo Kimura, sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các:
-
A.
Biến dị có lợi
-
B.
Đặc điểm thích nghi
-
C.
Đột biến trung tính
-
D.
Đột biến có hại
Đáp án : C
Nội dung thuyết tiến hóa trung tính: Sự tiến hóa diễn ra bằng sự cũng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan với tác động của chọn lọc tự nhiên.
Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa của Kimura là
-
A.
Nêu lên vai trò của sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính trong tiến hóa độc lập với tác dụng của chọn lọc tự nhiên
-
B.
Phủ nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên đào thải các biến dị có hại
-
C.
Công nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên
-
D.
Giải thích trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối
Đáp án : A
- Cống hiến: Nêu lên sự tiến hóa cấp phân tử. Giải thích sự đa dạng của các phân tử prôtêin, sự đa dạng cân bằng trong quần thể.
- Thuyết tiến hóa trung tính chỉ đề cập tới sự tiến hóa ở cấp phân tử và không cho rằng mọi đột biến đều trung tính. Vì vậy, thuyết tiến hóa trung tính không phủ nhận mà chỉ bổ sung cho thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên.
Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể mang đến quần thể những alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
-
A.
Chọn lọc tự nhiên.
-
B.
Giao phối không ngẫu nhiên.
-
C.
Di – nhập gen.
-
D.
Các yếu tố ngẫu nhiên.
Đáp án : C
Lý thuyết: Đặc điểm của các nhân tố tiến hóa.
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến và di – nhập gen có thể mang đến quần thể những alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
-
A.
Giao phối không ngẫu nhiên.
-
B.
Đột biến.
-
C.
Chọn lọc tự nhiên.
-
D.
Các yếu tố ngẫu nhiên.
Đáp án : A
Xem lại nội dung thuyết tiến hóa hiện đại và các nhân tố tiến hóa
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên.không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Các nhân tố còn lại đều làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể.
Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về các nhân tố tiến hóa Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 28. Loài Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Quá trình hình thành loài Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo) Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Tiến hóa lớn Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 6 - Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 25. Học thuyết tiến hoá của Lamac và học thuyết Đacuyn Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24. Các bằng chứng tiến hóa Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Ôn tập chương 8, 9, 10 - Sinh thái học - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 46. Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái - Sinh 12