Trắc nghiệm Bài 22. Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học - Sinh 12

Đề bài

Câu 1 :

Những biện pháp được dùng để bảo vệ vốn gen loài người:

(1) Tạo môi trường sạch.
(2) Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.
(3) Sử dụng kĩ thuật nhân bản vô tính tạo ra nhiều cá thể giống nhau.
(4) Sử dụng liệu pháp gen.

Số biện pháp đúng là:

  • A.

    2

  • B.

    4

  • C.

    1

  • D.

    3

Câu 2 :

Di truyền học tư vấn nhằm chuẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kì

  • A.

    Mới sinh

  • B.

    Sau sinh

  • C.

    Sắp sinh

  • D.

    Trước sinh 

Câu 3 :

Điều không đúng về nhiệm vụ của di truyền y học tư vấn là

  • A.

    Góp phần chế tạo ra một số loại thuốc chữa bệnh di truyền.

  • B.

    Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này.   

  • C.

    Cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ.

  • D.

    Cho lời khuyên trong việc đề phòng và hạn chế hậu quả xấu của ô nhiễm môi trường tới việc sinh đẻ

Câu 4 :

Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra

  • A.

    Tính chất của nước ối.

  • B.

    Tế bào tử cung của ngưới mẹ.

  • C.

    Tế bào phôi bong ra trong nước ối.

  • D.

    Nhóm máu của thai nhi.

Câu 5 :

Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là

  • A.

    Liệu pháp gen.

  • B.

    Sửa chữa sai hỏng di truyền.

  • C.

    Phục hồi gen.

  • D.

    Gây hồi biến.

Câu 6 :

Điều không đúng về liệu pháp gen là

  • A.

    Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến

  • B.

    Dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.

  • C.

    Có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành

  • D.

    Nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học

Câu 7 :

Liệu pháp gen hiện nay mới chỉ thực hiện với loại tế bào nào?

  • A.

    Giao tử.

  • B.

    Hợp tử.

  • C.

    Tế bào tiền phôi.    

  • D.

    Tế bào xôma.

Câu 8 :

Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện bệnh di truyền nào đưới đây:

  • A.

    Hội chứng Đao

  • B.

    Hội chứng Tơcnơ

  • C.

    Hội chứng Claiphentơ

  • D.

    Bệnh pheninketo niệu

Câu 9 :

Xét về mặt di truyền học hãy giải thích nguyên nhân vì sao những người có cùng huyết thống trong vòng 3 đời thì không được lấy nhau? (chọn phương án đúng nhất)

  • A.

    Dư luận xã hội không đồng tình.

  • B.

    Vì vi phạm luật hôn nhân gia đình.

  • C.

    Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại.

  • D.

    Cả A và B đúng

Câu 10 :

Lí do nào dưới đây không phải là khó khăn đối với nghiên cứu di truyền học ở người?

  • A.

    Các lí do thuộc phạm vi xã hội và đạo đức

  • B.

    Không tuân theo các quy luật di truyền

  • C.

    Số lượng NST lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có nhiều vấn đề chưa được biết một cách tường tận.

  • D.

    Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con.

Câu 11 :

Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp

  • A.

    Nghiên cứu tế bào học.

  • B.

    Nghiên cứu di truyền phân tử.

  • C.

    Nghiên cứu phả hệ.

  • D.

    Nghiên cứu di truyền quần thể.

Câu 12 :

 Điều nào không đúng trong phương pháp nghiên cứu phả hệ?

  • A.

    Phát hiện gen nằm trên NST thường.

  • B.

    Phát hiện gen nằm trên NST giới tính X.

  • C.

    Phát hiện gen nằm trên NST giới tính Y.

  • D.

    Phát hiện đột biến cấu trúc NST

Câu 13 :

Bệnh máu khó đông ở người được biết là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y nhờ phương pháp

  • A.

    Nghiên cứu phả hệ.

  • B.

    Nghiên cứu di truyền quần thể.

  • C.

    Xét nghiệm ADN.

  • D.

    Nghiên cứu tế bào học

Câu 14 :

 Lí do làm cho tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do

  • A.

    Tế bào bị lão hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh trứng không diễn ra.

  • B.

    Tế bào bị lão hóa làm phát sinh đột biến gen

  • C.

    Tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn.

  • D.

    Tế bào bị lão hóa hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh trùng không diễn ra.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Những biện pháp được dùng để bảo vệ vốn gen loài người:

(1) Tạo môi trường sạch.
(2) Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.
(3) Sử dụng kĩ thuật nhân bản vô tính tạo ra nhiều cá thể giống nhau.
(4) Sử dụng liệu pháp gen.

Số biện pháp đúng là:

  • A.

    2

  • B.

    4

  • C.

    1

  • D.

    3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những biện pháp dùng để bảo vệ vốn gen loài người là: 1, 2, 4

Câu 2 :

Di truyền học tư vấn nhằm chuẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kì

  • A.

    Mới sinh

  • B.

    Sau sinh

  • C.

    Sắp sinh

  • D.

    Trước sinh 

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Di truyền học tư vấn nhằm chuẩn đoán một số bệnh trước sinh

Câu 3 :

Điều không đúng về nhiệm vụ của di truyền y học tư vấn là

  • A.

    Góp phần chế tạo ra một số loại thuốc chữa bệnh di truyền.

  • B.

    Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này.   

  • C.

    Cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ.

  • D.

    Cho lời khuyên trong việc đề phòng và hạn chế hậu quả xấu của ô nhiễm môi trường tới việc sinh đẻ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Di truyền y học tư vấn không góp phần chế tạo ra một số loại thuốc chữa bệnh di truyền

Câu 4 :

Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra

  • A.

    Tính chất của nước ối.

  • B.

    Tế bào tử cung của ngưới mẹ.

  • C.

    Tế bào phôi bong ra trong nước ối.

  • D.

    Nhóm máu của thai nhi.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chọc dò dịch nước ối là một phương pháp nhằm xét nghiệm phân tích NST, ADN.

Lời giải chi tiết :

Chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra tế bào phôi bong ra trong nước ối

Câu 5 :

Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là

  • A.

    Liệu pháp gen.

  • B.

    Sửa chữa sai hỏng di truyền.

  • C.

    Phục hồi gen.

  • D.

    Gây hồi biến.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến

Câu 6 :

Điều không đúng về liệu pháp gen là

  • A.

    Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến

  • B.

    Dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.

  • C.

    Có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành

  • D.

    Nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Liệu pháp gen không phải là việc nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học

Câu 7 :

Liệu pháp gen hiện nay mới chỉ thực hiện với loại tế bào nào?

  • A.

    Giao tử.

  • B.

    Hợp tử.

  • C.

    Tế bào tiền phôi.    

  • D.

    Tế bào xôma.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Mục đích của liệu pháp gen là: hồi phục chức năng bình thường của tế bào hay mô, khắc phục sai hỏng di truyền, thêm chức năng mới cho tế bào.

Lời giải chi tiết :

Liệu pháp gen hiện nay mới chỉ thực hiện với loại tế bào xôma.

Câu 8 :

Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện bệnh di truyền nào đưới đây:

  • A.

    Hội chứng Đao

  • B.

    Hội chứng Tơcnơ

  • C.

    Hội chứng Claiphentơ

  • D.

    Bệnh pheninketo niệu

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Điều trị để hạn chế biểu hiện bệnh di truyền giúp người bệnh có thể giảm triệu chứng bệnh, có cuộc sống và tuổi thọ như bình thường.

Lời giải chi tiết :

Các bệnh trên đều là các bệnh di truyền (Hội chứng Đao, Hội chứng Tơcnơ, Hội chứng Claiphentơ là hội chứng di truyền có liên quan đến đột biến NST; bệnh pheninketo niệu là bệnh di truyền cấp độ phân tử).

Trong các bệnh trên thì chỉ có bệnh pheninketo niệu có thể hạn chế sự biểu hiện của bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống (hạn chế thức ăn có chứa phenalin → hạn chế hàm lượng phenalin trong tế bào).

Câu 9 :

Xét về mặt di truyền học hãy giải thích nguyên nhân vì sao những người có cùng huyết thống trong vòng 3 đời thì không được lấy nhau? (chọn phương án đúng nhất)

  • A.

    Dư luận xã hội không đồng tình.

  • B.

    Vì vi phạm luật hôn nhân gia đình.

  • C.

    Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại.

  • D.

    Cả A và B đúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Những người có cùng huyết thống trong vòng 3 đời có sự gần gũi về mặt di truyền.

Lời giải chi tiết :

Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại.

Câu 10 :

Lí do nào dưới đây không phải là khó khăn đối với nghiên cứu di truyền học ở người?

  • A.

    Các lí do thuộc phạm vi xã hội và đạo đức

  • B.

    Không tuân theo các quy luật di truyền

  • C.

    Số lượng NST lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có nhiều vấn đề chưa được biết một cách tường tận.

  • D.

    Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Việc nghiên cứu di truyền ở loài người ngoài các vấn đề về khoa học còn có các vấn đề xã hội.

Lời giải chi tiết :

Di truyền học ở người vẫn tuân theo các quy luật di truyền đã được phát hiện.

Câu 11 :

Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp

  • A.

    Nghiên cứu tế bào học.

  • B.

    Nghiên cứu di truyền phân tử.

  • C.

    Nghiên cứu phả hệ.

  • D.

    Nghiên cứu di truyền quần thể.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vì đối tượng nghiên cứu là con người nền không thể dùng các phương pháp lai giống như với các đối tượng khác, tuy vậy người ta vẫn có thể xác định được quy luật di truyền của một số tính trạng từ thế hệ trước cho thế hệ sau.

Lời giải chi tiết :

Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp nghiên cứu phả hệ.

Câu 12 :

 Điều nào không đúng trong phương pháp nghiên cứu phả hệ?

  • A.

    Phát hiện gen nằm trên NST thường.

  • B.

    Phát hiện gen nằm trên NST giới tính X.

  • C.

    Phát hiện gen nằm trên NST giới tính Y.

  • D.

    Phát hiện đột biến cấu trúc NST

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phương pháp nghiên cứu phả hệ có thể xác định đặc điểm di truyền của một số tính trạng nào đó.

Lời giải chi tiết :

Phương pháp nghiên cứu phả hệ không thể phát hiện đột biến cấu trúc NST.

Câu 13 :

Bệnh máu khó đông ở người được biết là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y nhờ phương pháp

  • A.

    Nghiên cứu phả hệ.

  • B.

    Nghiên cứu di truyền quần thể.

  • C.

    Xét nghiệm ADN.

  • D.

    Nghiên cứu tế bào học

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phương pháp này có thể xác định được quy luật di truyền của một số tính trạng từ thế hệ trước cho thế hệ sau, từ đó xác định được gen nằm trên NST thường hay NST giới tính.

Lời giải chi tiết :

Bệnh máu khó đông ở người được biết là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y nhờ phương pháp nghiên cứu phả hệ.

Câu 14 :

 Lí do làm cho tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do

  • A.

    Tế bào bị lão hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh trứng không diễn ra.

  • B.

    Tế bào bị lão hóa làm phát sinh đột biến gen

  • C.

    Tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn.

  • D.

    Tế bào bị lão hóa hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh trùng không diễn ra.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bệnh Đao là hội chứng bệnh liên quan đến đột biến số lượng NST.

Lời giải chi tiết :

Tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn, tạo thành giao tử đột biến có 2 NST số 21.