Trắc nghiệm lý thuyết về cơ chế phát sinh và sự biểu hiện của đột biến gen - Sinh 12

Đề bài

Câu 1 :

Các tác nhân đột biến có thể gây ra đột biến gen qua cách nào sau đây:

  • A.

    Kết cặp không đúng với các bazơ nitơ dạng hiếm trong tái bản ADN.

  • B.

    Kết cặp nhầm với 5- brôm uraxin.

  • C.

    Acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp

  • D.

    Cả A, B và C

Câu 2 :

Đột biến gen có thể làm xuất hiện

  • A.

    Các alen mới

  • B.

    Các tế bào mới

  • C.

    Các NST mới

  • D.

    Các tính trạng mới

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây về đột biến gen là đúng?

  • A.

    Tạo ra nhiều locut gen mới, cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa

  • B.

    Chỉ xảy ra dưới tác động của các tác nhân gây đột biến

  • C.

    Xét ở mức độ phân tử phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính)

  • D.

    Hậu quả đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen

Câu 4 :

Những loại đột biến gen nào sau đây ít gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho sinh vật?

  • A.

    Thay thế và mất 1 cặp nuclêôtit

  • B.

    Chuyển đổi vị trí và mất 1 cặp nuclêôtit

  • C.

    Thay thế và chuyển đổi vị trí của 1 cặp nuclêôtit

  • D.

    Thay thế và thêm 1 cặp nuclêôtit

Câu 5 :

Trong các trường hợp đột biến mất cặp nucleotit sau đây, trường hợp nào thường dẫn tới hậu quả nghiêm trọng hơn?

  • A.

    Mất 3 cặp nucleotit liền nhau

  • B.

    Mất 2 cặp nucleotit.

  • C.

    Mất 1 cặp nucleotit ở bộ ba trước mã kết thúc

  • D.

    Mất 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 2

Câu 6 :

Đột biến tiền phôi là loại đột biến :

  • A.

    Xảy ra trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử

  • B.

    Xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử

  • C.

    Xảy ra trong các lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (giai đoạn 2-8 tế bào).

  • D.

    Cả A, B và C đều đúng.

Câu 7 :

Loại đột biến gen nào sau đây không được di truyền bằng con đường sinh sản hữu tính?

  • A.

    Đột biến giao tử

  • B.

    Đột biến tiền phôi

  • C.

    Đột biến ở hợp tử

  • D.

    Đột biến xôma

Câu 8 :

Trong điều kiện gen trội lặn hoàn toàn, phát biểu nào sau đây đúng về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể?

  • A.

    Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp

  • B.

    Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và ở thể dị hợp

  • C.

    Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể dị hợp

  • D.

    Đột biến gen lặn không biểu hiện được

Câu 9 :

Để một đột biến gen lặn có điều kiện biểu hiện thành kiểu hình trong một quần thể giao phối cần:

  • A.

    Gen lặn đó bị đột biến trở lại thành alen trội và biểu hiện ngay thành kiểu hình

  • B.

    Alen tương ứng bị đột biến thành alen lặn, làm xuất hiện kiểu gen đồng hợp lặn và biểu hiện thành kiểu hình

  • C.

    Qua giao phối để tăng số lượng cá thể dị hợp và tạo điều kiện cho các gen tổ hợp với nhau làm xuất hiện kiểu gen đồng hợp lặn

  • D.

    Tất cả đều đúng

Câu 10 :

Có bao nhiêu trường hợp sau đây, gen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình? (Cho rằng đột biến không ảnh hưởng đến sức đống của cơ thể sinh vật)?

(1). Đột biến lặn phát sinh trong nguyên phân

(2). Đột biến ti thể phát sinh trong quá trình hình thành trứng

(3). Đột biến trội phát sinh trong quá trình hình thành giao tử

(4). Đột biến trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của hợp tử

(5). Đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X có ở giới dị giao tử

  • A.

    1

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    2

Câu 11 :

Khi nói về đột biến gen,có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?

(1) Nucleotit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nucleotit.

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến liên quan đến 1 số cặp nucleotit

(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa.

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

(6) Hóa chất 5-Bromuraxin gây đột biến mất một cặp nucleotit.

  • A.

    2

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    6

Câu 12 :

Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen giảm đi 2 liên kết, gen đã xảy ra đột biến nào sau đây?

  • A.

    Mất một cặp A-T

  • B.

    Mất một cặp G – X.

  • C.

    Thay thế hai cặp G-X bằng hai cặp A-T

  • D.

    Cả A và C

Câu 13 :

Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc dẫn tới sự biến đổi nào sau đây?

  • A.

    Gen đột biến → mARN đột biến → Prôtêin đột biến

  • B.

    mARN đột biến → Gen đột biến → Prôtêin đột biến

  • C.

    Prôtêin đột biến → Gen đột biến → mARN đột biến.

  • D.

    Gen đột biến → Prôtêin đột biến → mARN đột biến

Câu 14 :

Cho một đoạn mạch gốc ADN có trình tự các bộ ba tương ứng với thứ tự từ 6 đến 11 như sau:

3’ ……………AGG-TAX-GXX-AGX-GXA-XXX………..5’

Một đột biến xảy ra ở bộ ba thứ 9 trên gen trên làm mất cặp nuclêôtit AT sẽ làm cho trình tự của các nuclêôtit trên mARN như sau:

  • A.

    3’...UXX-AUG-XGG-XGX-GUG-GG…5’

  • B.

    5’…AGG-TAX-GXX-GXG-XAX-XX…3’

  • C.

    5’...UXX-AUG-XGG-XXG-XGU-GGG…3’

  • D.

    5’... UXX-AUG-XGG-XGX-GUG-GG …3’

Câu 15 :

Cho một đoạn mạch gốc ADN có trình tự các bộ ba tương ứng với thứ tự từ 6 đến 11 như sau:
3’ ………AAG-TAT- GXX-AGX- AXA-XXX………..5’

Một đột biến đảo cặp nuclêôtit XG của bộ ba thứ 6 với cặp TA ở bộ ba thứ 7 của gen trên làm cho sẽ
dẫn đến kết quả:

  • A.

    Làm 2 axit amin tương ứng với vị trí mã thứ 6 và thứ 7 bị thay đổi.

  • B.

    Làm trình tự của các nuclêôtit bị thay đổi từ vị trớ mã thứ 6 trở về sau.

  • C.

    Làm trình tự của các nuclêôtit bị thay đổi từ vị trớ mã thứ 7 trở về sau.

  • D.

    Không làm thay đổi axit amin nào.

Câu 16 :

Một gen có cấu trúc dài 0,306μm. Do đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác tại vị trí nuclêôtit thứ 360 đã làm cho mã bộ ba tại đây trở thành mã không quy định axit amin nào. Hãy cho biết phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp ít hơn phân tử prôtêin ban đầu bao nhiêu axit amin?

  • A.

    120

  • B.

    119

  • C.

    118

  • D.

    180

Câu 17 :

Một gen cấu trúc có chứa 1800 nuclêôtit và 20% số nuclêôtit loại A. Gen bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là

  • A.

    A = T = 359, G = X = 541

  • B.

    A = T = 360, G = X = 540.

  • C.

    A = T = 361, G = X = 539

  • D.

    A = T = 359, G = X = 540

Câu 18 :

Một gen bị đột biến dẫn đến ở đoạn giữa của mạch gốc gen mất đi 1 bộ ba. Như vậy chiều dài của gen sau đột biến sẽ như thế nào so với trước đột biến ?

  • A.

    Tăng 10,2 Å

  • B.

    Giảm 10,2 Å

  • C.

    Tăng 20,4 Å

  • D.

    Giảm 20,4 Å

Câu 19 :

Một gen có 3600 nucleotit, tích tỉ lệ của các nucleotit loại guanine và một loại nucleotit khác là 16%. Giả sử trong gen có một bazo xitozin trở thành dạng hiếm (X*) thì sau 4 lần nhân đôi số nucleotit mỗi loại có trong tất cả các gen đột biến là

  • A.

    G = X = 10073, A = T = 1439

  • B.

    G = X = 2527, A = T = 10073

  • C.

    G = X = 1439, A = T = 10073

  • D.

    G = X = 10073, A = T = 2527

Câu 20 :

Gen M có 2400 nucleotit và có A/G = 2/3. Gen M bị đột biến thành gen m có chiều dài không đổi so với gen trước đột biến và G = 719. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.

    Đột biến trên thuộc dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit

  • B.

    Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì số nucleotit tự do loại A môi trường cung cấp là 961

  • C.

    Gen m có số liên kết hidro là 3120

  • D.

    Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì tổng số nucleotit tự do môi trường cung cấp là 4800

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Các tác nhân đột biến có thể gây ra đột biến gen qua cách nào sau đây:

  • A.

    Kết cặp không đúng với các bazơ nitơ dạng hiếm trong tái bản ADN.

  • B.

    Kết cặp nhầm với 5- brôm uraxin.

  • C.

    Acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp

  • D.

    Cả A, B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các tác nhân đột biến có thể gây ra đột biến gen bằng cả ba cách A, B, C.

Câu 2 :

Đột biến gen có thể làm xuất hiện

  • A.

    Các alen mới

  • B.

    Các tế bào mới

  • C.

    Các NST mới

  • D.

    Các tính trạng mới

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đột biến gen làm xuất hiện các alen mới. Chỉ có đột biến mới có thể làm xuất hiện alen mới, chưa từng có trong quần thể

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây về đột biến gen là đúng?

  • A.

    Tạo ra nhiều locut gen mới, cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa

  • B.

    Chỉ xảy ra dưới tác động của các tác nhân gây đột biến

  • C.

    Xét ở mức độ phân tử phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính)

  • D.

    Hậu quả đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ý A sai vì: locut là vị trí của gen trên NST, đột biến gen không tạo ra locut gen mới.

Ý B sai vì: ngay trong quá trình nhân đôi, không có tác nhân gây đột biến mà sự kết cặp sai → đột biến gen.

Ý D sai vì: hậu quả của đột biến gen phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường.

Câu 4 :

Những loại đột biến gen nào sau đây ít gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho sinh vật?

  • A.

    Thay thế và mất 1 cặp nuclêôtit

  • B.

    Chuyển đổi vị trí và mất 1 cặp nuclêôtit

  • C.

    Thay thế và chuyển đổi vị trí của 1 cặp nuclêôtit

  • D.

    Thay thế và thêm 1 cặp nuclêôtit

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đột biến càng ít hoặc ở những vị trí ít quan trọng thì hậu quả càng nhỏ

Lời giải chi tiết :

Mất và thêm một cặp nuclêôtit thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với thay thế và chuyển đổi một cặp nuclêôtit. Vì mất và thêm 1 cặp nuclêôtit gây đột biến dịch khung, còn thay thế và chuyển đổi 1 cặp nuclêôtit chỉ gây biến đổi 1 vài axit amin hoặc không gây biến đổi nếu đó là đột biến đồng nghĩa

Câu 5 :

Trong các trường hợp đột biến mất cặp nucleotit sau đây, trường hợp nào thường dẫn tới hậu quả nghiêm trọng hơn?

  • A.

    Mất 3 cặp nucleotit liền nhau

  • B.

    Mất 2 cặp nucleotit.

  • C.

    Mất 1 cặp nucleotit ở bộ ba trước mã kết thúc

  • D.

    Mất 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định hậu quả của từng trường hợp

Lời giải chi tiết :

Mất 3 cặp nuclêôtit liền nhau → mất 1 axit amin

Mất 2 cặp nuclêôtit → thay đổi axit amin từ vị trị đột biến trở đi.

Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba trước mã kết thúc → thay đổi axit amin cuối cùng.

Mất 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 2 → thay đổi toàn bộ axit amin của chuỗi polipeptit.

Câu 6 :

Đột biến tiền phôi là loại đột biến :

  • A.

    Xảy ra trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử

  • B.

    Xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử

  • C.

    Xảy ra trong các lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (giai đoạn 2-8 tế bào).

  • D.

    Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đột biến tiền phôi xảy ra trong các lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (giai đoạn 2-8 tế bào).

Câu 7 :

Loại đột biến gen nào sau đây không được di truyền bằng con đường sinh sản hữu tính?

  • A.

    Đột biến giao tử

  • B.

    Đột biến tiền phôi

  • C.

    Đột biến ở hợp tử

  • D.

    Đột biến xôma

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đột biến xôma – đột biến ở cơ quan sinh dưỡng, không di truyền bằng sinh sản hữu tính.

Câu 8 :

Trong điều kiện gen trội lặn hoàn toàn, phát biểu nào sau đây đúng về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể?

  • A.

    Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp

  • B.

    Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và ở thể dị hợp

  • C.

    Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể dị hợp

  • D.

    Đột biến gen lặn không biểu hiện được

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và ở thể dị hợp. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể đồng hợp do ở thể dị hợp alen lặn bị lấn át bởi alen trội

Câu 9 :

Để một đột biến gen lặn có điều kiện biểu hiện thành kiểu hình trong một quần thể giao phối cần:

  • A.

    Gen lặn đó bị đột biến trở lại thành alen trội và biểu hiện ngay thành kiểu hình

  • B.

    Alen tương ứng bị đột biến thành alen lặn, làm xuất hiện kiểu gen đồng hợp lặn và biểu hiện thành kiểu hình

  • C.

    Qua giao phối để tăng số lượng cá thể dị hợp và tạo điều kiện cho các gen tổ hợp với nhau làm xuất hiện kiểu gen đồng hợp lặn

  • D.

    Tất cả đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tất cả các cách A, B, C đều có thể làm một đột biến gen lặn biểu hiện thành kiểu hình

Câu 10 :

Có bao nhiêu trường hợp sau đây, gen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình? (Cho rằng đột biến không ảnh hưởng đến sức đống của cơ thể sinh vật)?

(1). Đột biến lặn phát sinh trong nguyên phân

(2). Đột biến ti thể phát sinh trong quá trình hình thành trứng

(3). Đột biến trội phát sinh trong quá trình hình thành giao tử

(4). Đột biến trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của hợp tử

(5). Đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X có ở giới dị giao tử

  • A.

    1

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Mức độ biểu hiện của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi trường, vị trí đột biến...

Lời giải chi tiết :

Các trường hợp đột biến biểu hiện ra kiểu hình là: (2),(3),(4),(5)

Trường hợp (1) gen đột biến ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử

Câu 11 :

Khi nói về đột biến gen,có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?

(1) Nucleotit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nucleotit.

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến liên quan đến 1 số cặp nucleotit

(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa.

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

(6) Hóa chất 5-Bromuraxin gây đột biến mất một cặp nucleotit.

  • A.

    2

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    6

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các phát biểu đúng khi nói về đột biến gen là: (1), (2), (4), (5)

Ý (3) sai vì đột biến điểm là dạng đột biến liên quan tới 1 cặp nu

Ý (6) sai vì 5-Bromuraxin gây đột biến thay thế một cặp nucleotit

Câu 12 :

Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen giảm đi 2 liên kết, gen đã xảy ra đột biến nào sau đây?

  • A.

    Mất một cặp A-T

  • B.

    Mất một cặp G – X.

  • C.

    Thay thế hai cặp G-X bằng hai cặp A-T

  • D.

    Cả A và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định sự thay đổi số liên kết hyđrô ở từng trường hợp

Lời giải chi tiết :

Đột biến ở cả A và C đều làm gen giảm đi 2 liên kết hydro

Câu 13 :

Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc dẫn tới sự biến đổi nào sau đây?

  • A.

    Gen đột biến → mARN đột biến → Prôtêin đột biến

  • B.

    mARN đột biến → Gen đột biến → Prôtêin đột biến

  • C.

    Prôtêin đột biến → Gen đột biến → mARN đột biến.

  • D.

    Gen đột biến → Prôtêin đột biến → mARN đột biến

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc dẫn tới sự biến đổi ở mARN qua phiên mã, tới Prôtêin qua dịch mã

Câu 14 :

Cho một đoạn mạch gốc ADN có trình tự các bộ ba tương ứng với thứ tự từ 6 đến 11 như sau:

3’ ……………AGG-TAX-GXX-AGX-GXA-XXX………..5’

Một đột biến xảy ra ở bộ ba thứ 9 trên gen trên làm mất cặp nuclêôtit AT sẽ làm cho trình tự của các nuclêôtit trên mARN như sau:

  • A.

    3’...UXX-AUG-XGG-XGX-GUG-GG…5’

  • B.

    5’…AGG-TAX-GXX-GXG-XAX-XX…3’

  • C.

    5’...UXX-AUG-XGG-XXG-XGU-GGG…3’

  • D.

    5’... UXX-AUG-XGG-XGX-GUG-GG …3’

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tắc bổ sung giữa mạch gốc ADN và mARN: A –U, G-X, Tgốc -AmARN

Mất 1 cặp nuclêôtit → Xác định trình tự của mARN đột biến

Lời giải chi tiết :

Mạch gốc ADN : 3’ ……………AGG-TAX-GXX-AGX-GXA-XXX………..5’

Mạch bị đột biến: 3’ ……………AGG-TAX-GXX-GXG-XAX-XX………..5’

mARN: 5’…………….UXX-AUG-XGG-XGX-GUG-GG..………3’

Câu 15 :

Cho một đoạn mạch gốc ADN có trình tự các bộ ba tương ứng với thứ tự từ 6 đến 11 như sau:
3’ ………AAG-TAT- GXX-AGX- AXA-XXX………..5’

Một đột biến đảo cặp nuclêôtit XG của bộ ba thứ 6 với cặp TA ở bộ ba thứ 7 của gen trên làm cho sẽ
dẫn đến kết quả:

  • A.

    Làm 2 axit amin tương ứng với vị trí mã thứ 6 và thứ 7 bị thay đổi.

  • B.

    Làm trình tự của các nuclêôtit bị thay đổi từ vị trớ mã thứ 6 trở về sau.

  • C.

    Làm trình tự của các nuclêôtit bị thay đổi từ vị trớ mã thứ 7 trở về sau.

  • D.

    Không làm thay đổi axit amin nào.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định dạng đột biến gen tạo thành.
 Xác định kết quả đột biến có thể tạo thành.

Lời giải chi tiết :

Vì bộ ba thứ 7 có 2 cặp TA, ta có 2 trường hợp:
$\left[ \begin{gathered}
AAG - TAT \hfill \\
AAG - TAT \hfill \\
\end{gathered} \right. \to \left[ \begin{gathered}
AAT - GAT \hfill \\
AAT - TAG \hfill \\
\end{gathered} \right.$ → mARN tương ứng là $\left[ \begin{gathered}
UUA - XUA \hfill \\
UUA - AUX \hfill \\
\end{gathered} \right.$
Không xuất hiện bộ ba kết thúc.
Khi gen chưa bị đột biến, 2 axit amin là Phe-Ile
Sau đột biến 2 axit amin 6, 7 là:

Câu 16 :

Một gen có cấu trúc dài 0,306μm. Do đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác tại vị trí nuclêôtit thứ 360 đã làm cho mã bộ ba tại đây trở thành mã không quy định axit amin nào. Hãy cho biết phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp ít hơn phân tử prôtêin ban đầu bao nhiêu axit amin?

  • A.

    120

  • B.

    119

  • C.

    118

  • D.

    180

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đột biến xuất hiện bộ ba kết thúc

Xác định số axit amin của gen ban đầu và gen sau khi đột biến.

Lời giải chi tiết :

Gen có số bộ ba là: 3060/(3,4 x 3) = 300

Số axit amin trong phân tử prôtêin ban đầu là: 300 - 2 = 298 axit amin (nếu không kể đến axit amin mở đầu).

Nuclêôtit có vị trí 360 thuộc bộ ba thứ 360 : 3 = 120

Codon thứ 120 trở thành mã kết thúc nên số axit amin trong phân tử prôtêin do gen bị đột biến tổng hợp có số axit amin là: 120 – 2 =118 axit amin (nếu không kể đến axit amin mở đầu).

Phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp ít hơn phân tử prôtêin ban đầu là: 298 – 118 – 180 axit amin

Câu 17 :

Một gen cấu trúc có chứa 1800 nuclêôtit và 20% số nuclêôtit loại A. Gen bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là

  • A.

    A = T = 359, G = X = 541

  • B.

    A = T = 360, G = X = 540.

  • C.

    A = T = 361, G = X = 539

  • D.

    A = T = 359, G = X = 540

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính số nu mỗi loại của gen ban đầu

Tính số lượng nu sau khi gen bị đột biến

Lời giải chi tiết :

Số lượng nuclêôtit của gen ban đầu:

A = T = 360

G = X = 540

Đội biến thay thế A-T bằng G-X → A = T = 359 ; G = X = 541

Câu 18 :

Một gen bị đột biến dẫn đến ở đoạn giữa của mạch gốc gen mất đi 1 bộ ba. Như vậy chiều dài của gen sau đột biến sẽ như thế nào so với trước đột biến ?

  • A.

    Tăng 10,2 Å

  • B.

    Giảm 10,2 Å

  • C.

    Tăng 20,4 Å

  • D.

    Giảm 20,4 Å

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Mỗi nuclêôtit có kích thước là 3,4 Å

Xác định sự thay đổi về chiều dài của gen sau đột biến

Lời giải chi tiết :

Chiều dài của gen sẽ giảm: 3,4 . 3 = 10,2 Å

Câu 19 :

Một gen có 3600 nucleotit, tích tỉ lệ của các nucleotit loại guanine và một loại nucleotit khác là 16%. Giả sử trong gen có một bazo xitozin trở thành dạng hiếm (X*) thì sau 4 lần nhân đôi số nucleotit mỗi loại có trong tất cả các gen đột biến là

  • A.

    G = X = 10073, A = T = 1439

  • B.

    G = X = 2527, A = T = 10073

  • C.

    G = X = 1439, A = T = 10073

  • D.

    G = X = 10073, A = T = 2527

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính số nucleotide mỗi loại của gen.

Tính số gen bị đột biến.

Tính số nucleotide mỗi loại sau đột biến

Lời giải chi tiết :

Gọi x là tỷ lệ G, y là tỷ lệ loại nucleotit khác.

Nếu nucleotit này là A hoặc T ta có hệ phương trình $\left\{ \begin{gathered}x + y = 0.5 \hfill \\x.y = 0.16 \hfill \\\end{gathered}  \right. \to $  vô nghiệm → nucleotit đó là X.

Ta có

$\left\{ \begin{gathered}x.y = 0.16 \hfill \\x = y \hfill \\ \end{gathered}  \right. \Leftrightarrow x = y = 0.4 \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}A = T = 360 \hfill \\G = X = 1440 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Khi có một bazo xitozin trở thành dạng hiếm (X*) thì sẽ phát sinh đột biến thay thế G-X -> A-T

Sau 4 lần nhân đôi, số phân tử ADN bị đột biến là ${2^{n - 1}} - 1 = 7$

Vậy số nucleotit trong các gen đột biến là:

A = T = (360 + 1) × 7 = 2527; G = X = (1440 - 1) × 7 = 10073

Câu 20 :

Gen M có 2400 nucleotit và có A/G = 2/3. Gen M bị đột biến thành gen m có chiều dài không đổi so với gen trước đột biến và G = 719. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.

    Đột biến trên thuộc dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit

  • B.

    Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì số nucleotit tự do loại A môi trường cung cấp là 961

  • C.

    Gen m có số liên kết hidro là 3120

  • D.

    Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì tổng số nucleotit tự do môi trường cung cấp là 4800

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính số nucleotide mỗi loại của gen

Tính số nucleotide của gen sau đột biến

Tính số nu môi trường cung cấp

Tính số liên kết hidro

Lời giải chi tiết :

Gen M có 2400 nu và có A/G = 2/3

→ gen M có : A = T = 480 và G = X = 720

Gen m có chiều dài bằng gen M

→ gen m có 2400 nu, mà gen m có G = 719

→ gen m có : A = T = 481 và G = X = 719

Đột biến là đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T ↔ (A) đúng

Cặp gen Mm nhân đôi 1 lần, số nu loại A môi trường cung cấp là : 480 + 481 = 961 ↔ (B) đúng

Gen m có số liên kết hidro là: 481 x 2 + 719 x 3 = 3119 ↔ (C) sai

Cặp gen Mm nhân đôi 1 lần, số nucleotit tự do môi trường cung cấp là: 2400 + 2400 = 4800 ↔ (D) đúng

Vậy phát biểu C sai

Trắc nghiệm Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về đột biến số lượng NST - Đột biến lệch bội - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về đột biến số lượng NST - Đột biến lệch bội Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về đột biến số lượng NST - Đột biến đa bội - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về đột biến số lượng NST - Đột biến đa bội Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 1 - Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 1 - Cơ chế di truyền và biến dị Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về đột biến gen - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về đột biến gen Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 3. Điều hòa hoạt động gen - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3. Điều hòa hoạt động gen Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2. Quá trình dịch mã - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Quá trình dịch mã Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về dịch mã - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về dịch mã Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2. Quá trình phiên mã - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Quá trình phiên mã Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về ARN và quá trình phiên mã - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về ARN và quá trình phiên mã Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Quá trình nhân đôi ADN - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Quá trình nhân đôi ADN Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về quá trình nhân đôi ADN - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về quá trình nhân đôi ADN Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Gen và mã di truyền - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Gen và mã di truyền Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm lý thuyết về gen và mã di truyền - Sinh 12

Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về gen và mã di truyền Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết