Trắc nghiệm Bài 31. Tập tính của động vật - Sinh 11
Đề bài
Tập tính động vật là:
-
A.
Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.
-
B.
Các phản xạ có điều kiện của động vật học được trong quá trình sống.
-
C.
Các phản xạ không điều kiện, mang tính bẩm sinh của động vật, giúp chúng được bảo vệ.
-
D.
Các phản xạ không điều kiện, nhưng được sự can thiệp của não hộ.
Tập tính ở động vật được chia thành các loại
-
A.
bẩm sinh, học được, hỗn hợp.
-
B.
bẩm sinh, hỗn hợp
-
C.
học được, hỗn hợp.
-
D.
tự nhiên, nhân tạo
Tập tính bẩm sinh ở động vật không có đặc điểm:
1. Sinh ra đã có, không cần học hỏi.
2. Mang tính bản năng.
3. Có thể thay đổi theo hoàn cảnh sống.
4. Được quyết định bởi yếu tố di truyền (di truyền được).
-
A.
4
-
B.
1,2
-
C.
3
-
D.
3,4
Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là:
-
A.
Tập tính thứ sinh
-
B.
Tập tính bẩm sinh.
-
C.
Bản năng
-
D.
Cả B và C.
Một con ngỗng khi nhìn thấy bất cứ quá trứng nào nằm ngoài tổ sẽ tìm cách lăn nó vào tổ. còn tu hú khi đẻ nhờ vào tổ của các loài chim khác lại cố gắng đẩy trứng của chim chủ nhà ra khỏi tổ. Cả hai hoạt động này đều giống nhau ở chỗ
-
A.
Là những tập tính học được từ đồng loại
-
B.
Chỉ là những hành động rập khuôn mang tính chất bản năng
-
C.
Chúng không phân biệt được trứng của mình
-
D.
Chúng không biết ấp trứng
Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình
-
A.
sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
-
B.
phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
-
C.
sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
-
D.
sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài
Tập tính học được ở động vật có chung các đặc điểm:
-
A.
Suốt đời không đổi.
-
B.
Sinh ra đã có.
-
C.
Được truyền từ đời trước sang đời sau.
-
D.
Phải học trong đời sống mới có được.
Đâu là tập tính học được (thứ sinh) ở động vật?
-
A.
Nhện chăng tơ.
-
B.
Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
-
C.
Thú con bú sữa mẹ.
-
D.
Hổ săn mồi.
Tập tính hỗn hợp ở động vật là:
-
A.
Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp.
-
B.
Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi
-
C.
Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh.
-
D.
Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh,
Đâu là tập tính hỗn hợp ở động vật?
-
A.
Nhện chăng tơ.
-
B.
Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
-
C.
Thú con bú sữa mẹ.
-
D.
Hổ săn mồi.
Cho các loại tập tính sau đây của động vật:
1. Tập tính săn đuổi mồi của hổ.
2. Tập tính làm tổ của ong.
3. Tập tính sinh sản của chim.
4. Tập tính lẩn trốn, tự vệ của hươu nai.
Loại tập tính nào mang tính bẩm sinh
-
A.
2,3
-
B.
1,2,3
-
C.
1,2
-
D.
2,3,4
Cơ sở của tập tính là?
-
A.
Phản xạ.
-
B.
Cơ quan cảm thụ.
-
C.
Thần kinh cảm giác.
-
D.
Thần kinh vận động.
Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của thập tính là
-
A.
kích thích → hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động
-
B.
kích thích → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động
-
C.
kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành động
-
D.
kích thích → cơ quản thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động
Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi
-
A.
số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên
-
B.
kích thích của môi trường kéo dài
-
C.
kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần
-
D.
kích thích của môi trường mạnh mẽ
Quen nhờn là hình thức học tập của động vật trong đó:
-
A.
Động vật không phản ứng lại với kích thích sau khi kích thích đó đã xảy ra một lần nhưng không nguy hiểm
-
B.
Động vật không có đáp ứng khi một kích thích có nguy hiểm
-
C.
Động vật không đáp ứng 1 kích thích không nguy hiểm được lặp đi lặp lại nhiều lần
-
D.
Động vật không phản ứng lại với một kích thích tương tự với một kích thích khác không gây nguy hiểm trong quá khứ
Thả chó xuống hồ bơi lần đầu thấy chó rất hoảng sợ cố bơi vào bờ, sau một số lần như vậy chó không hoảng sợ nữa đây là hiện tượng:
-
A.
Quen nhờn
-
B.
Điều kiện hóa đáp ứng
-
C.
Điều kiện hóa hành động
-
D.
Học khôn
In vết là hiện tượng học tập ở động vật trong đó:
-
A.
Động vật bám theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy lần đầu tiên
-
B.
Động vật thực hiện di trú hằng năm về một nơi mà những năm trước đó chúng đã đến
-
C.
Động vật đánh dấu lãnh thổ của mình bằng các chất bài tiết của cơ thể
-
D.
Động vật ghi nhớ Phương pháp săn mồi
Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Paplop) là hiện tượng học tập của động vật trong đó xảy ra:
-
A.
Hình thành các phản xạ có điều kiện trước một kích thích lặp đi lặp lại
-
B.
Sự hình thành mối liên kết thần kinh mới trong hệ thần kinh trung ương dưới tác động của một kích thích mới
-
C.
Sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời
-
D.
Sự hình thành mối liên hệ giữa một hành vi của động vật với một phần thưởng hoặc hình phạt sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó
Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là một ví dụ về hình thức học tập
-
A.
Điều kiện hóa hành động
-
B.
Điều kiện hóa đáp ứng
-
C.
Học khôn
-
D.
Học ngầm
Điều kiện hóa hành động là hiện tượng học tập của động vật trong đó:
-
A.
Sự hình thành các phản xạ có điều kiện trước một kích thích lặp đi lặp lại
-
B.
Sự hình thành mối liên kết mới trong hệ thần kinh trung ương dưới tác động của một kích thích mới
-
C.
Sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời
-
D.
Sự hình thành mối liên kết giữa một hành vi của động vật với một phần thưởng sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó.
Học ngầm là:
-
A.
Những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng
-
B.
Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng
-
C.
Những điều học được một các không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải quyết vấn đề tương tự
-
D.
Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng.
Học khôn là
-
A.
kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
-
B.
phối hợp các kinh nghiệm cũ và những hiểu biết mới để tìm cách giải quyết những tình huống mới
-
C.
từ các kinh nghiệm cũ sẽ tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
-
D.
kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tim cách giải quyết những tình huống mới
Hình thức học khôn được thấy phổ biến ở
-
A.
Người và các động vật thuộc bộ Linh trưởng
-
B.
Lớp Thú
-
C.
Chim và các động vật thuộc bộ Linh trưởng
-
D.
Động vật có hệ thần kinh phát triển
Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới, dựa vào kiến thức đã có bạn đã giải được bài tập đó. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
-
A.
Học ngầm
-
B.
Học khôn
-
C.
Quen nhờn
-
D.
Điều kiện hóa hành động
Hành động nào sau đây là kết quả của học khôn ?
-
A.
Cóc đớp phải ong lập tức nhả ra
-
B.
Thỏ ăn trúng lá cây bị say, về sau chúng không bao giờ ăn loại lá đó nữa
-
C.
Chim sâu không ăn các con sâu có màu sắc sặc sỡ
-
D.
Tinh tinh tuốt lá ở một cành cây tạo que chọc vào tổ mối để bắt mối
Tập tính ở loài người, khác hẳn tập tính của động vật biểu hiện ở:
1. Con vật hành động chủ yếu theo bản năng còn con người hành động theo trí tuệ.
2. Sự biến hóa về tập tính ở loài người nhanh hơn nhiều so với động vật.
3. Tập tính của loài người thay đổi theo sự phát triển của xã hội.
4. Tập tính bẩm sinh của loài người có thể bị thay đổi do sự phát triển của nền văn minh và khoa học.
-
A.
1,2,3,4
-
B.
1,2.
-
C.
2,3,4
-
D.
1,3.4.
Mỗi xinap có bao nhiêu loại chất trung gian hóa học?
-
A.
1
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
2
Một học sinh A đến nhà học sinh B, những lần đầu khi A đến nhà B đều bị con chó nhà B nuôi sủa. Sau nhiều lần đến nhà B, A đều không gây sự nguy hiểm nào cho con chó nên chó không còn sủa nữa khi A đến. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào ở động vật?
-
A.
Quen nhờn
-
B.
In vết
-
C.
Điều kiện hóa
-
D.
Học ngầm
Lời giải và đáp án
Tập tính động vật là:
-
A.
Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.
-
B.
Các phản xạ có điều kiện của động vật học được trong quá trình sống.
-
C.
Các phản xạ không điều kiện, mang tính bẩm sinh của động vật, giúp chúng được bảo vệ.
-
D.
Các phản xạ không điều kiện, nhưng được sự can thiệp của não hộ.
Đáp án : A
Tập tính của động vật là: Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển
Tập tính ở động vật được chia thành các loại
-
A.
bẩm sinh, học được, hỗn hợp.
-
B.
bẩm sinh, hỗn hợp
-
C.
học được, hỗn hợp.
-
D.
tự nhiên, nhân tạo
Đáp án : A
Tập tính ở động vật được chia thành:
Tập tính bẩm sinh: sinh ra đã có
Tập tính học được: phải qua học tập mới có
Tập tính hỗn hợp: kết hợp của 2 loại trên
Tập tính bẩm sinh ở động vật không có đặc điểm:
1. Sinh ra đã có, không cần học hỏi.
2. Mang tính bản năng.
3. Có thể thay đổi theo hoàn cảnh sống.
4. Được quyết định bởi yếu tố di truyền (di truyền được).
-
A.
4
-
B.
1,2
-
C.
3
-
D.
3,4
Đáp án : C
Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Tập tính bẩm sinh không thay đổi theo hoàn cảnh sống
Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là:
-
A.
Tập tính thứ sinh
-
B.
Tập tính bẩm sinh.
-
C.
Bản năng
-
D.
Cả B và C.
Đáp án : D
Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là tập tính bẩm sinh còn gọi là bản năng.
Một con ngỗng khi nhìn thấy bất cứ quá trứng nào nằm ngoài tổ sẽ tìm cách lăn nó vào tổ. còn tu hú khi đẻ nhờ vào tổ của các loài chim khác lại cố gắng đẩy trứng của chim chủ nhà ra khỏi tổ. Cả hai hoạt động này đều giống nhau ở chỗ
-
A.
Là những tập tính học được từ đồng loại
-
B.
Chỉ là những hành động rập khuôn mang tính chất bản năng
-
C.
Chúng không phân biệt được trứng của mình
-
D.
Chúng không biết ấp trứng
Đáp án : B
Cả hai hành động này đều mang tính bản năng, sinh ra đã có.
Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình
-
A.
sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
-
B.
phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
-
C.
sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
-
D.
sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài
Đáp án : A
Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Tập tính học được ở động vật có chung các đặc điểm:
-
A.
Suốt đời không đổi.
-
B.
Sinh ra đã có.
-
C.
Được truyền từ đời trước sang đời sau.
-
D.
Phải học trong đời sống mới có được.
Đáp án : D
Tập tính học được (thứ sinh) là loại tập tính học được trong đời sống
Đâu là tập tính học được (thứ sinh) ở động vật?
-
A.
Nhện chăng tơ.
-
B.
Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
-
C.
Thú con bú sữa mẹ.
-
D.
Hổ săn mồi.
Đáp án : B
Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
Tập tính học được ở động vật là khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
Tập tính hỗn hợp ở động vật là:
-
A.
Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp.
-
B.
Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi
-
C.
Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh.
-
D.
Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh,
Đáp án : B
Tập tính hỗn hợp là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hoàn thành khi điều kiện sống thay đổi.
Đâu là tập tính hỗn hợp ở động vật?
-
A.
Nhện chăng tơ.
-
B.
Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
-
C.
Thú con bú sữa mẹ.
-
D.
Hổ săn mồi.
Đáp án : D
Tập tính hỗn hợp là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hoàn thành khi điều kiện sống thay đổi.
Tập tính hỗn hợp ở động vật là hổ săn mồi.
Cho các loại tập tính sau đây của động vật:
1. Tập tính săn đuổi mồi của hổ.
2. Tập tính làm tổ của ong.
3. Tập tính sinh sản của chim.
4. Tập tính lẩn trốn, tự vệ của hươu nai.
Loại tập tính nào mang tính bẩm sinh
-
A.
2,3
-
B.
1,2,3
-
C.
1,2
-
D.
2,3,4
Đáp án : A
Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Ong làm tổ, chim sinh sản là các đặc tính mang tính bẩm sinh
Cơ sở của tập tính là?
-
A.
Phản xạ.
-
B.
Cơ quan cảm thụ.
-
C.
Thần kinh cảm giác.
-
D.
Thần kinh vận động.
Đáp án : A
Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của thập tính là
-
A.
kích thích → hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động
-
B.
kích thích → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động
-
C.
kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành động
-
D.
kích thích → cơ quản thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động
Đáp án : D
Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của thập tính là kích thích → cơ quản thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động.
Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi
-
A.
số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên
-
B.
kích thích của môi trường kéo dài
-
C.
kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần
-
D.
kích thích của môi trường mạnh mẽ
Đáp án : A
Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.
Quen nhờn là hình thức học tập của động vật trong đó:
-
A.
Động vật không phản ứng lại với kích thích sau khi kích thích đó đã xảy ra một lần nhưng không nguy hiểm
-
B.
Động vật không có đáp ứng khi một kích thích có nguy hiểm
-
C.
Động vật không đáp ứng 1 kích thích không nguy hiểm được lặp đi lặp lại nhiều lần
-
D.
Động vật không phản ứng lại với một kích thích tương tự với một kích thích khác không gây nguy hiểm trong quá khứ
Đáp án : C
Quen nhờn là hình thức học tập: động vật không trả lời một kích thích lặp lại nhiều lần mà không kèm theo nguy hiểm.
Thả chó xuống hồ bơi lần đầu thấy chó rất hoảng sợ cố bơi vào bờ, sau một số lần như vậy chó không hoảng sợ nữa đây là hiện tượng:
-
A.
Quen nhờn
-
B.
Điều kiện hóa đáp ứng
-
C.
Điều kiện hóa hành động
-
D.
Học khôn
Đáp án : A
Sau một số lần thả xuống nước, chó đã không còn trả lời lại cùng một kích thích như lúc ban đầu.
Đây là hiện tượng quen nhờn, khi lặp đi lặp lại hành động đó mà không có nguy hiểm thì chó không thấy sợ nữa
In vết là hiện tượng học tập ở động vật trong đó:
-
A.
Động vật bám theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy lần đầu tiên
-
B.
Động vật thực hiện di trú hằng năm về một nơi mà những năm trước đó chúng đã đến
-
C.
Động vật đánh dấu lãnh thổ của mình bằng các chất bài tiết của cơ thể
-
D.
Động vật ghi nhớ Phương pháp săn mồi
Đáp án : A
In vết là hiện tượng động vật bám theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy lần đầu tiên
VD: gà, vịt con đi theo đồ chơi
Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Paplop) là hiện tượng học tập của động vật trong đó xảy ra:
-
A.
Hình thành các phản xạ có điều kiện trước một kích thích lặp đi lặp lại
-
B.
Sự hình thành mối liên kết thần kinh mới trong hệ thần kinh trung ương dưới tác động của một kích thích mới
-
C.
Sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời
-
D.
Sự hình thành mối liên hệ giữa một hành vi của động vật với một phần thưởng hoặc hình phạt sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó
Đáp án : C
Điều kiện hóa đáp ứng là: Sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.
VD: vừa cho chó ăn vừa đánh chuông, sau nhiều lần lặp lại chỉ cần đánh chuông là chó tiết nước bọt mà không cần cho ăn.
Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là một ví dụ về hình thức học tập
-
A.
Điều kiện hóa hành động
-
B.
Điều kiện hóa đáp ứng
-
C.
Học khôn
-
D.
Học ngầm
Đáp án : B
Hành động mở nắp bể và cho ăn đã xảy ra thường xuyên nên sau đó chỉ cần mở nắp bể là đàn cá sẽ tập trung về chỗ thường được cho ăn.
Đây là ví dụ về điều kiện hóa đáp ứng vì cho cá ăn xảy ra đồng thời hoặc ngay sau hành động mở nắp bể cá.
Không thể là điều kiện hóa hành động vì cá không tự đến nơi cho ăn.
Điều kiện hóa hành động là hiện tượng học tập của động vật trong đó:
-
A.
Sự hình thành các phản xạ có điều kiện trước một kích thích lặp đi lặp lại
-
B.
Sự hình thành mối liên kết mới trong hệ thần kinh trung ương dưới tác động của một kích thích mới
-
C.
Sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời
-
D.
Sự hình thành mối liên kết giữa một hành vi của động vật với một phần thưởng sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó.
Đáp án : D
Điều kiện hóa hành động là: Sự hình thành mối liên kết giữa một hành vi của động vật với một phần thưởng sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó
VD: nhốt chuột ở trong lồng, trong lồng có một bàn đạp gắn thức ăn khi chuột chạy vô tình đạp phải bàn đạp làm thức ăn rơi ra, sau nhiều lần như vậy,mỗi khi đói chuột tự động ra nhấn bàn đạp để lấy thức ăn.
Học ngầm là:
-
A.
Những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng
-
B.
Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng
-
C.
Những điều học được một các không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải quyết vấn đề tương tự
-
D.
Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng.
Đáp án : A
Học ngầm là: Những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng
Học khôn là
-
A.
kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
-
B.
phối hợp các kinh nghiệm cũ và những hiểu biết mới để tìm cách giải quyết những tình huống mới
-
C.
từ các kinh nghiệm cũ sẽ tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
-
D.
kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tim cách giải quyết những tình huống mới
Đáp án : D
Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới
Hình thức học khôn được thấy phổ biến ở
-
A.
Người và các động vật thuộc bộ Linh trưởng
-
B.
Lớp Thú
-
C.
Chim và các động vật thuộc bộ Linh trưởng
-
D.
Động vật có hệ thần kinh phát triển
Đáp án : A
Hình thức học khôn chỉ thấy ở người và các động vật thuộc bộ Linh trưởng.
Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới, dựa vào kiến thức đã có bạn đã giải được bài tập đó. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
-
A.
Học ngầm
-
B.
Học khôn
-
C.
Quen nhờn
-
D.
Điều kiện hóa hành động
Đáp án : B
Một bài tập mới tương tự như một tình huống mới, chưa từng gặp phải, phải dựa và các kinh nghiệm cũ để giải quyết.
Đây là ví dụ về học khôn, bạn vận dụng các kiến thức đã có để giải quyết bài toán .
Hành động nào sau đây là kết quả của học khôn ?
-
A.
Cóc đớp phải ong lập tức nhả ra
-
B.
Thỏ ăn trúng lá cây bị say, về sau chúng không bao giờ ăn loại lá đó nữa
-
C.
Chim sâu không ăn các con sâu có màu sắc sặc sỡ
-
D.
Tinh tinh tuốt lá ở một cành cây tạo que chọc vào tổ mối để bắt mối
Đáp án : D
Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới
Tinh tinh tuốt lá ở một cành cây tạo que chọc vào tổ mối để bắt mối là học khôn
Tập tính ở loài người, khác hẳn tập tính của động vật biểu hiện ở:
1. Con vật hành động chủ yếu theo bản năng còn con người hành động theo trí tuệ.
2. Sự biến hóa về tập tính ở loài người nhanh hơn nhiều so với động vật.
3. Tập tính của loài người thay đổi theo sự phát triển của xã hội.
4. Tập tính bẩm sinh của loài người có thể bị thay đổi do sự phát triển của nền văn minh và khoa học.
-
A.
1,2,3,4
-
B.
1,2.
-
C.
2,3,4
-
D.
1,3.4.
Đáp án : A
Con người có sự hình thành các tập tính phức tạp trong quá trình sống, đặc biệt là các tập tính thứ sinh.
Cả 4 ý trên đều là sự khác biệt giữa tập tính ở người với tập tính ở động vật.
Mỗi xinap có bao nhiêu loại chất trung gian hóa học?
-
A.
1
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
2
Đáp án : A
Xem lại cấu trúc xinap
Mỗi xinap chỉ có 1 loại chất trung gian hóa học.
Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axetincolin và noradrenalin.
Một học sinh A đến nhà học sinh B, những lần đầu khi A đến nhà B đều bị con chó nhà B nuôi sủa. Sau nhiều lần đến nhà B, A đều không gây sự nguy hiểm nào cho con chó nên chó không còn sủa nữa khi A đến. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào ở động vật?
-
A.
Quen nhờn
-
B.
In vết
-
C.
Điều kiện hóa
-
D.
Học ngầm
Đáp án : A
Quen nhờn: là hình thức học tập đơn giản nhất, động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nhưng không kèm theo sự nguy hiểm.
In vết: là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Hiện tượng này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim.
Điều kiện hóa: là sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời
Học ngầm: là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện để giải quyết những tình huống tương tự.
Đây là ví dụ về hình thức học tập quen nhờn: động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần mà không kèm theo nguy hiểm.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 32. Tập tính ở động vật (tiếp theo) Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 30. Truyền tin qua xinap Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 28. Điện thế nghỉ Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26. Cảm ứng ở động vật Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24. Ứng độngg Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 23. Hướng động Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người - Sinh 11
- Trắc nghiệm Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản - Sinh 11
- Trắc nghiệm Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật - Sinh 11
- Trắc nghiệm Bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật - Sinh 11
- Trắc nghiệm Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật (tiếp theo) - Sinh 11