Trắc nghiệm Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) - Sinh 11
Đề bài
Hệ thần kinh dạng ống có ở
-
A.
Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
-
B.
Côn trùng, cá, lưỡng cư, chim, thú
-
C.
Cá, lưỡng cư, bò sát, giun đất, thú
-
D.
Cá, lưỡng cư, thân mềm, chim, thú
Hệ thần kinh dạng ống có các thành phần nào:
(1) Não (2) Hạch thần kinh
(3) Tủy sống (4) Dây thần kinh
-
A.
(1),(2),(4)
-
B.
(1),(3)
-
C.
(1),(2),(3),(4)
-
D.
(1),(3),(4)
Bộ phận thần kinh trung ương bao gồm:
(1) Não (2) Hạch thần kinh
(3) Tủy sống (4) Dây thần kinh
-
A.
(2),(1)
-
B.
(2),(3)
-
C.
(1),(3)
-
D.
(2),(4)
Não bộ của hệ thần kinh dạng ống gồm có
-
A.
Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não
-
B.
Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư
-
C.
Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não
-
D.
Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và trụ não
Trong quá trình tiến hóa của động vật có xương sống, phần não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hoạt động sống của cơ thể là
-
A.
Hành não
-
B.
Bán cầu đại não
-
C.
Tủy sống
-
D.
Tiểu não
Bộ phận thần kinh ngoại biên bao gồm:
(1) Não (2) Hạch thần kinh
(3) Tủy sống (4) Dây thần kinh
-
A.
(2),(1)
-
B.
(2),(3)
-
C.
(1),(3)
-
D.
(2),(4)
Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của:
-
A.
Cơ tim
-
B.
Cơ vân
-
C.
Cơ trơn
-
D.
Các tuyến
Cơ quan nào dưới đây không được điều khiển bởi hệ thần kinh sinh dưỡng
-
A.
Cơ quan sinh sản
-
B.
Ruột non
-
C.
Bắp tay
-
D.
Dạ dày
Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc nào?
-
A.
Phản xạ có điều kiện
-
B.
Phản xạ không điều kiện
-
C.
Phản xạ
-
D.
Không theo nguyên tắc nào
Động vật càng thích nghi với điều kiện môi trường do có?
-
A.
Phản xạ có điều kiện càng tăng
-
B.
Phản xạ không điều kiện càng tăng
-
C.
Phản xạ càng tăng
-
D.
Không liên quan đến phản xạ
Mô tả nào dưới đây về hệ thần kinh dạng ống là không đúng:
-
A.
Cùng với sự tiến hóa, số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít đi nhưng kích thước lớn dần
-
B.
Cùng với sự tiến hóa, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp.
-
C.
Bán cầu đại não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động sống của cơ thể.
-
D.
Đầu trước của ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình thành tủy sống.
Điều nào sau đây không đúng với sự tiến hóa của hệ thần kinh ?
-
A.
Tiến hóa theo dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống
-
B.
Tiến hóa theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ
-
C.
Tiến hóa theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trược kich thích của môi trường
-
D.
Tiến hóa theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng
Ở động vật có các tổ chức thần kinh là: I. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch; II. Hệ thần kinh dạng ống; III. Hệ thần kinh dạng lưới.
Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:
-
A.
III → I → II
-
B.
II → I → III
-
C.
III → II → I
-
D.
I→ II → III.
Nội dung nào sau đây sai ?
-
A.
Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật
-
B.
Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
-
C.
Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển
-
D.
Cảm ứng ở động vật và thực vật đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống
Hệ thần kinh của côn trùng có:
-
A.
Hạch đầu, hạch ngực, hạch lưng
-
B.
Hạch đầu, hạch thân, hạch lưng.
-
C.
Hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng.
-
D.
Hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng.
Lời giải và đáp án
Hệ thần kinh dạng ống có ở
-
A.
Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
-
B.
Côn trùng, cá, lưỡng cư, chim, thú
-
C.
Cá, lưỡng cư, bò sát, giun đất, thú
-
D.
Cá, lưỡng cư, thân mềm, chim, thú
Đáp án : A
Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Hệ thần kinh dạng ống có các thành phần nào:
(1) Não (2) Hạch thần kinh
(3) Tủy sống (4) Dây thần kinh
-
A.
(1),(2),(4)
-
B.
(1),(3)
-
C.
(1),(2),(3),(4)
-
D.
(1),(3),(4)
Đáp án : C
Hệ thần kinh dạng ống gồm có:
+ Bộ phận TK trung ương: não; tủy sống
+ Bộ phận TK ngoại biên: dây thần kinh; hạch thần kinh.
Bộ phận thần kinh trung ương bao gồm:
(1) Não (2) Hạch thần kinh
(3) Tủy sống (4) Dây thần kinh
-
A.
(2),(1)
-
B.
(2),(3)
-
C.
(1),(3)
-
D.
(2),(4)
Đáp án : C
Bộ phận TK trung ương bao gồm não và tủy sống.
Não bộ của hệ thần kinh dạng ống gồm có
-
A.
Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não
-
B.
Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư
-
C.
Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não
-
D.
Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và trụ não
Đáp án : A
Não bộ gồm có các bộ phận: Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa (gồm có củ não sinh tư và cuống não), tiểu não và hành não
Trong quá trình tiến hóa của động vật có xương sống, phần não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hoạt động sống của cơ thể là
-
A.
Hành não
-
B.
Bán cầu đại não
-
C.
Tủy sống
-
D.
Tiểu não
Đáp án : B
Não của động vật có xương sống chia làm 5 phần: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não. Bán cầu đại não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong điều khiển hoạt động sống của cơ thể.
Bộ phận thần kinh ngoại biên bao gồm:
(1) Não (2) Hạch thần kinh
(3) Tủy sống (4) Dây thần kinh
-
A.
(2),(1)
-
B.
(2),(3)
-
C.
(1),(3)
-
D.
(2),(4)
Đáp án : D
Bộ phận TK ngoại biên bao gồm hạch thần kinh và dây thần kinh.
Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của:
-
A.
Cơ tim
-
B.
Cơ vân
-
C.
Cơ trơn
-
D.
Các tuyến
Đáp án : B
Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động theo ý thức
Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của các cơ vân, đây là các hoạt động có ý thức (theo ý muốn)
Cơ quan nào dưới đây không được điều khiển bởi hệ thần kinh sinh dưỡng
-
A.
Cơ quan sinh sản
-
B.
Ruột non
-
C.
Bắp tay
-
D.
Dạ dày
Đáp án : C
HTK sinh dưỡng: điều khiển hoạt động của các cơ trơn trong nội quan, tự động, không có ý thức
Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động của nội quan, cơ trơn..những hoạt động không theo ý muốn nên không điều khiển hoạt động của bắp tay.
Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc nào?
-
A.
Phản xạ có điều kiện
-
B.
Phản xạ không điều kiện
-
C.
Phản xạ
-
D.
Không theo nguyên tắc nào
Đáp án : C
Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ (tiếp nhận và trả lời các kích thích)
Động vật càng thích nghi với điều kiện môi trường do có?
-
A.
Phản xạ có điều kiện càng tăng
-
B.
Phản xạ không điều kiện càng tăng
-
C.
Phản xạ càng tăng
-
D.
Không liên quan đến phản xạ
Đáp án : A
Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng → giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường
Mô tả nào dưới đây về hệ thần kinh dạng ống là không đúng:
-
A.
Cùng với sự tiến hóa, số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít đi nhưng kích thước lớn dần
-
B.
Cùng với sự tiến hóa, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp.
-
C.
Bán cầu đại não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động sống của cơ thể.
-
D.
Đầu trước của ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình thành tủy sống.
Đáp án : A
Phát biểu sai là A.
Càng tiến hóa thì số lượng tế bào thần kinh càng tăng lên.
Điều nào sau đây không đúng với sự tiến hóa của hệ thần kinh ?
-
A.
Tiến hóa theo dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống
-
B.
Tiến hóa theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ
-
C.
Tiến hóa theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trược kich thích của môi trường
-
D.
Tiến hóa theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng
Đáp án : D
Phát biểu sai là D. Hệ thần kinh tiến hóa theo hướng tăng lượng phản xạ nên phản ứng nhanh.
Ở động vật có các tổ chức thần kinh là: I. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch; II. Hệ thần kinh dạng ống; III. Hệ thần kinh dạng lưới.
Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:
-
A.
III → I → II
-
B.
II → I → III
-
C.
III → II → I
-
D.
I→ II → III.
Đáp án : A
Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:
Hệ thần kinh dạng lưới → Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → Hệ thần kinh dạng ống
Nội dung nào sau đây sai ?
-
A.
Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật
-
B.
Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
-
C.
Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển
-
D.
Cảm ứng ở động vật và thực vật đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống
Đáp án : C
Cơ thể động vật và cơ thể thực vật khi phản ứng lại các kích thích của môi trường có sự khác biệt.
Phát biểu sai là C vì ở động vật có các hormone và hệ thần kinh nên cảm ứng ở động vật và thực vật là khác nhau.
Hệ thần kinh của côn trùng có:
-
A.
Hạch đầu, hạch ngực, hạch lưng
-
B.
Hạch đầu, hạch thân, hạch lưng.
-
C.
Hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng.
-
D.
Hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng.
Đáp án : D
Hệ thần kinh của côn trùng dạng chuỗi hạch gồm các hạch: Hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 28. Điện thế nghỉ Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 30. Truyền tin qua xinap Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Tập tính của động vật Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 32. Tập tính ở động vật (tiếp theo) Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26. Cảm ứng ở động vật Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24. Ứng độngg Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 23. Hướng động Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người - Sinh 11
- Trắc nghiệm Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản - Sinh 11
- Trắc nghiệm Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật - Sinh 11
- Trắc nghiệm Bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật - Sinh 11
- Trắc nghiệm Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật (tiếp theo) - Sinh 11