Trắc nghiệm Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây - Sinh 11

Đề bài

Câu 1 :

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

  • A.

    Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

  • B.

    Từ mạch gỗ sang mạch rây

  • C.

    Từ mạch rây sang mạch gỗ

  • D.

    Qua mạch gỗ

Câu 2 :

Tế bào mạch gỗ của cây gồm

  • A.

    Quản bào và tế bào nội bì.

  • B.

    Quản bào và tế bào lông hút

  • C.

    Quản bào và mạch ống.

  • D.

    Quản bào và tế bào biểu bì.

Câu 3 :

Trong các đặc điểm sau :
(1) Các tế bào nối với nhau qua các bản rây thành ống dài đi từ lá xuống rễ.
(2) Gồm những tế bào chết.
(3) Thành tế bào được linhin hóa.
(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.
(5) Gồm những tế bào sống.
Bao nhiêu đặc điểm nói đúng về mạch gỗ?

Hình 1. Cấu tạo của mạch gỗ

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 4 :

Mạch gỗ – Wikipedia tiếng Việt

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:

  • A.

    Nước và các ion khoáng

  • B.

    Amit và hooc môn

  • C.

    Axitamin và vitamin

  • D.

    Xitôkinin và ancaloit

Câu 5 :

Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá

  • A.

    Lực đẩy (áp suẩt rễ)

  • B.

    Lực hút do thoát hơi nước ở lá

  • C.

    Lực liên kết giừa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch

  • D.

    Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.

Câu 6 :

Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng:

  • A.

    Rỉ nhựa và ứ giọt

  • B.

    Rỉ nhựa

  • C.

    Thoát hơi nước

  • D.

    Ứ giọt

Câu 7 :

Các tế bào ở mạch rây là

  • A.

    các tế bào sống

  • B.

    các tế bào chết

  • C.

    các tế bào non

  • D.

    các tế bào già

Câu 8 :

Chất nào tham gia chủ yếu vào dòng vận chuyên trong mạch rây?

  • A.

    Đường đa

  • B.

    Axit amin 

  • C.

    Glucozơ

  • D.

    Saccarozơ

Câu 9 :

Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa

  • A.

    Lá và rễ

  • B.

    Cành và thân

  • C.

    Cành và lá

  • D.

    Thân gỗ và lá

Câu 10 :

Trong những nhận định về dòng mạch rây sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Mạch rây là dòng đi lên trong cây.

(2) Tốc độ vận chuyển các chất trong mạch rây là nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ vận chuyển các chất trong mạch gỗ.

(3) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào quang hợp và tế bào tích luỹ các chất hữu cơ trong cây là động lực duy trì dòng mạch rây.

(4) Các chất được tạo ra bởi quá trình quang hợp như saccarôzơ, hoocmôn thực vật, axit amin, một số chất hữu cơ và một số ion khoáng sử dụng lại là các chất được luận chuyên chủ yếu trong mạch rây.

(5) Sản phẩm quang hợp được dòng mạch rây vận chuyển đến các cơ quan như: củ, quả, hạt, đỉnh cành, rễ của cây.

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 11 :

Nội dung nào sau đây sai?
1. Con đường vận chuyển nước qua hệ mạch dẫn của thân dài hơn rất nhiều lần so với vận chuyển nước qua lớp tế bào sống.
2. Cơ chế vận chuyển nước trong hệ mạch không phụ thuộc vào sự đóng hay mở của khí khổng.
3. Con đường vận chuyển nước qua tế bào sống ở rễ và lá tuy ngắn, nhưng khó khăn hơn so với vận chuyển nước qua bó mạch gỗ.
4. Nước và khoáng được vận chuyển qua mạch rây (phloem) còn chất hữu cơ được vận chuyển qua bó mạch gỗ (xilem).

  • A.

    2.3,4

  • B.

    1,2,4.  

  • C.

    2,4

  • D.

    1.2.

Câu 12 :

Tại sao mạch gỗ là các tế bào chết?

  • A.

    Vì chúng không được cung cấp chất dinh dưỡng nên bị chết

  • B.

    Tạo hệ thống ống rỗng có lực cản thấp giúp cho sự di chuyển nhanh của dòng nước và ion khoáng trong mạch thuận lợi hơn.

  • C.

    Thành tế bào gỗ được linhin hoá bền chức giúp chịu đựng áp suất lớp của nước trong thành mạch và chống rò rỉ ra ngoài.

  • D.

    Cả B và C.

Câu 13 :

Tại sao mạch rây phải là tế bào sống?

  • A.

    Mạch gỗ là tế bào chết thì mạch rây phải là tế bào sống

  • B.

    Mạch rây kiểm soát việc phân phối, trao đổi các chất trong cây

  • C.

    Dòng mạch rây di chuyển từ trên xuống, một phần nhỏ được đưa xuống dưới, phần lớn vào mạch gỗ. Do đó mạch rây là tế bào sống, để vận chuyển ít chất hơn.

  • D.

    Vì mạch rây luôn phải vận chuyển chủ động.

Câu 14 :

Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?

  • A.

    Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng.

  • B.

    Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.

  • C.

    Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.

  • D.

    Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.

Câu 15 :

Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là

  • A.
    saccarôzơ và axit amin.
  • B.
    hoocmon, các ion khoáng
  • C.
    nước và các ion khoáng.
  • D.
    axit amin, ion khoáng.
Câu 16 :

Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây bằng con đường nào?

  • A.
    Vách xenlulôzơ
  • B.
    Mạch gỗ theo nguyên tắc khuếch tán.
  • C.
    Mạch rây theo nguyên tắc khuếch tán.
  • D.
    Tầng cutin.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

  • A.

    Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

  • B.

    Từ mạch gỗ sang mạch rây

  • C.

    Từ mạch rây sang mạch gỗ

  • D.

    Qua mạch gỗ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ

Câu 2 :

Tế bào mạch gỗ của cây gồm

  • A.

    Quản bào và tế bào nội bì.

  • B.

    Quản bào và tế bào lông hút

  • C.

    Quản bào và mạch ống.

  • D.

    Quản bào và tế bào biểu bì.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.

+ Quản bào là các tế bào dài hình con chỉ suốt, xếp thành hàng thẳng đứng và gối đầu lên nhau

+ Tế bào mạch ống: chỉ có ở thực vật hạt kín và một số hạt trần, là các tế bào ngắn, có vách 2 đầu đục lỗ

Câu 3 :

Trong các đặc điểm sau :
(1) Các tế bào nối với nhau qua các bản rây thành ống dài đi từ lá xuống rễ.
(2) Gồm những tế bào chết.
(3) Thành tế bào được linhin hóa.
(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.
(5) Gồm những tế bào sống.
Bao nhiêu đặc điểm nói đúng về mạch gỗ?

Hình 1. Cấu tạo của mạch gỗ

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mạch gỗ có các đặc điểm (2), (3), (4)

(2) Gồm những tế bào chết.
(3) Thành tế bào được linhin hóa.
(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

Câu 4 :

Mạch gỗ – Wikipedia tiếng Việt

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:

  • A.

    Nước và các ion khoáng

  • B.

    Amit và hooc môn

  • C.

    Axitamin và vitamin

  • D.

    Xitôkinin và ancaloit

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (acid amin, amit, vitamin …)

Câu 5 :

Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá

  • A.

    Lực đẩy (áp suẩt rễ)

  • B.

    Lực hút do thoát hơi nước ở lá

  • C.

    Lực liên kết giừa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch

  • D.

    Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá là sự phối hợp của 3 lực:

+ Lực đẩy của rễ,

+ Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

+ Lực liên kết giữa các phân tử nước.

Câu 6 :

Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng:

  • A.

    Rỉ nhựa và ứ giọt

  • B.

    Rỉ nhựa

  • C.

    Thoát hơi nước

  • D.

    Ứ giọt

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hiện tượng xảy ra khi không có sự thoát hơi nước ở lá hoặc thoát hơi nước yếu, thì rễ vẫn đẩy nước lên trên.

Lời giải chi tiết :

Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa, nước được rễ đẩy lên.

Vận chuyển các chất trong cây

Câu 7 :

Các tế bào ở mạch rây là

  • A.

    các tế bào sống

  • B.

    các tế bào chết

  • C.

    các tế bào non

  • D.

    các tế bào già

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm

Câu 8 :

Chất nào tham gia chủ yếu vào dòng vận chuyên trong mạch rây?

  • A.

    Đường đa

  • B.

    Axit amin 

  • C.

    Glucozơ

  • D.

    Saccarozơ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dịch mạch rây gồm chủ yếu saccarôzơ, axit amin, vitamin, phitohormone...

Câu 9 :

Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa

  • A.

    Lá và rễ

  • B.

    Cành và thân

  • C.

    Cành và lá

  • D.

    Thân gỗ và lá

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá- nơi saccarozo được tạo thành ) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa (rễ, củ, quả…-  nơi có saccarozo được sử dụng hay dự trữ)có áp suất thẩm thấu thấp.

Dựa vào cơ chế thẩm thấu, vật chất trong mạch rây sẽ chảy từ nơi có ấp suát cao đến nơi có ấp suất thấp

Câu 10 :

Trong những nhận định về dòng mạch rây sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Mạch rây là dòng đi lên trong cây.

(2) Tốc độ vận chuyển các chất trong mạch rây là nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ vận chuyển các chất trong mạch gỗ.

(3) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào quang hợp và tế bào tích luỹ các chất hữu cơ trong cây là động lực duy trì dòng mạch rây.

(4) Các chất được tạo ra bởi quá trình quang hợp như saccarôzơ, hoocmôn thực vật, axit amin, một số chất hữu cơ và một số ion khoáng sử dụng lại là các chất được luận chuyên chủ yếu trong mạch rây.

(5) Sản phẩm quang hợp được dòng mạch rây vận chuyển đến các cơ quan như: củ, quả, hạt, đỉnh cành, rễ của cây.

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả…

Lời giải chi tiết :

(1) sai, mạch rây là dòng đi xuống.

(2) sai, tốc độ vận chuyển trong mạch gỗ nhanh hơn.

(3) đúng

(4) đúng

(5) đúng, sản phẩm quang hợp được vận chuyển tới cơ quan dự trữ hoặc sử dụng.

Câu 11 :

Nội dung nào sau đây sai?
1. Con đường vận chuyển nước qua hệ mạch dẫn của thân dài hơn rất nhiều lần so với vận chuyển nước qua lớp tế bào sống.
2. Cơ chế vận chuyển nước trong hệ mạch không phụ thuộc vào sự đóng hay mở của khí khổng.
3. Con đường vận chuyển nước qua tế bào sống ở rễ và lá tuy ngắn, nhưng khó khăn hơn so với vận chuyển nước qua bó mạch gỗ.
4. Nước và khoáng được vận chuyển qua mạch rây (phloem) còn chất hữu cơ được vận chuyển qua bó mạch gỗ (xilem).

  • A.

    2.3,4

  • B.

    1,2,4.  

  • C.

    2,4

  • D.

    1.2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hệ mạch gỗ là các tế bào chết, rỗng, còn hệ mạch rây là các tế bào sống.

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là: 2,4
Cơ chế vận chuyển nước trong hệ mạch dẫn phụ thuộc vào sự đóng mở của khí khổng.
Nước và khoáng được vận chuyển qua bó mạch gỗ còn chất hữu cơ được vận chuyển xuống, qua mạch rây. 

Câu 12 :

Tại sao mạch gỗ là các tế bào chết?

  • A.

    Vì chúng không được cung cấp chất dinh dưỡng nên bị chết

  • B.

    Tạo hệ thống ống rỗng có lực cản thấp giúp cho sự di chuyển nhanh của dòng nước và ion khoáng trong mạch thuận lợi hơn.

  • C.

    Thành tế bào gỗ được linhin hoá bền chức giúp chịu đựng áp suất lớp của nước trong thành mạch và chống rò rỉ ra ngoài.

  • D.

    Cả B và C.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dòng mạch gỗ (Xilem - dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.

Lời giải chi tiết :

Mạch gỗ là các tế bào chết sẽ:
- Tạo hệ thống ống rỗng có lực cản thấp giúp cho sự di chuyển nhanh của dòng nước và ion khoáng trong mạch thuận lợi hơn.
- Thành tế bào gỗ được linhin hoá bền chức giúp chịu đựng áp suất lớp của nước trong thành mạch và chống rò rỉ ra ngoài.

Câu 13 :

Tại sao mạch rây phải là tế bào sống?

  • A.

    Mạch gỗ là tế bào chết thì mạch rây phải là tế bào sống

  • B.

    Mạch rây kiểm soát việc phân phối, trao đổi các chất trong cây

  • C.

    Dòng mạch rây di chuyển từ trên xuống, một phần nhỏ được đưa xuống dưới, phần lớn vào mạch gỗ. Do đó mạch rây là tế bào sống, để vận chuyển ít chất hơn.

  • D.

    Vì mạch rây luôn phải vận chuyển chủ động.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả …

Lời giải chi tiết :

Các tế bào mạch rây mang chức năng vận chuyển các chất hữu cơ đến khắp cái cây để nuôi sống cây.
Bởi vì mang chức năng phân bố các chất nên nó phải là các tế bào sống vì nếu là tế bào sống thì dòng chất di chuyển trong nó không nhanh và mạnh như nước ở mạch gỗ để phù hợp với việc trao đổi chất dinh dưỡng một cách chậm ở các tế bào lân cận,
Việc vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá xuống rễ theo chiều trọng lực nên mạch rây không cần rỗng.

Câu 14 :

Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?

  • A.

    Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng.

  • B.

    Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.

  • C.

    Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.

  • D.

    Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào chiều vận chuyển của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.

Lời giải chi tiết :

Dòng mạch gỗ luôn di chuyển từ rễ lên ngọn cây → mang theo thuốc nhuộm vàng lên ngọn cây.

Dòng mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ đến khắp cái cây để nuôi sống cây → mang thuốc nhuộm đỏ đi khắp cây.

Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.

Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây

Câu 15 :

Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là

  • A.
    saccarôzơ và axit amin.
  • B.
    hoocmon, các ion khoáng
  • C.
    nước và các ion khoáng.
  • D.
    axit amin, ion khoáng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là saccarôzơ và axit amin.

Câu 16 :

Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây bằng con đường nào?

  • A.
    Vách xenlulôzơ
  • B.
    Mạch gỗ theo nguyên tắc khuếch tán.
  • C.
    Mạch rây theo nguyên tắc khuếch tán.
  • D.
    Tầng cutin.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây qua mạch rây theo nguyên tắc khuếch tán (từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp).

Trắc nghiệm Bài 3. Thoát hơi nước - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3. Thoát hơi nước Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 5. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 6. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 6. Tưới tiêu hợp lí cho cây trồng - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Tưới tiêu hợp lí cho cây trồng Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 8. Quang hợp ở thực vật - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Quang hợp ở thực vật Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp (tiếp theo) - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp (tiếp theo) Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Quang hợp và năng suất cây trồng - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Quang hợp và năng suất cây trồng Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 12. Hô hấp ở thực vật - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12. Hô hấp ở thực vật Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 12. Hô hấp sáng và mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12. Hô hấp sáng và mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 12. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 15. Tiêu hóa ở động vật - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15. Tiêu hóa ở động vật Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 16. Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 16. Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 17. Hô hấp ở động vật - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 17. Hô hấp ở động vật Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 17. Các hình thức hô hấp ở động vật - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 17. Các hình thức hô hấp ở động vật Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 18. Tuần hoàn máu - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 18. Tuần hoàn máu Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 19. Hoạt động của tim - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 19. Hoạt động của tim Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 19. Hoạt động của hệ mạch - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 19. Hoạt động của hệ mạch Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 20. Cân bằng nội môi - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 20. Cân bằng nội môi Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Cấu tạo của rễ phù hợp với sự hấp thụ nước và muối khoáng - Sinh 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Cấu tạo của rễ phù hợp với sự hấp thụ nước và muối khoáng Sinh 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết