Trắc nghiệm Bài 9. Một số tính chất của chất - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Sự biến đổi tạo ra chất mới là:

  • A.

    Tính chất vật lí        

  • B.

    Tính chất hóa học

  • C.

    Cả tính chất vật lí và tính chất hóa học

  • D.

    Tất cả các đáp án đều sai

Câu 2 :

Dãy gồm các tính chất đều thuộc tính chất vật lí là:

  • A.

    Sự cháy, khối lượng riêng

  • B.

    Nhiệt độ nóng chảy, sự phân hủy

  • C.

    Sự phân hủy, sự biến đổi thành chất khác

  • D.

    Màu sắc, thể rắn – lỏng – khí

Câu 3 :

Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide?

  • A.

    Chất khí, không màu.

  • B.

    Không mùi, không vị.

  • C.

    Tan rất ít trong nước.

  • D.

    Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).

Câu 4 :

Quá trình thể hiện tính chất hóa học của muối ăn (sodium chloride) là:

  • A.

    Hòa tan muối vào nước

  • B.

    Rang muối tới khô

  • C.

    Điện phân dung dịch để sản xuất sodium hydroxide trong công nghiệp

  • D.

    Làm gia vị cho thức ăn

Câu 5 :

Hiện tượng nào dưới đây thể hiện tính chất vật lí của chất:

  • A.

    Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.

  • B.

    Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.

  • C.

    Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.

  • D.

    Cơm nếp lên men thành rượu.

Câu 6 :

Các đặc điểm nào dưới đây chỉ tính chất vật lí của dây đồng:

  • A.

    dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt.

  • B.

    dẻo, có vị ngọt, dễ tan trong nước.

  • C.

    cứng, chất khí, dẫn nhiệt.

  • D.

    tác dụng với oxygen khi đun nóng tạo chất rắn màu đen, dẫn điện, dẫn nhiệt.

Câu 7 :

Hiện tượng nào dưới đây thể hiện tính chất hóa học của chất:

  • A.

    Đun sôi nước tự nhiên.

  • B.

    Sắt dễ bị nhiễm từ.

  • C.

    Ở nhiệt độ cao một số kim loại ở trạng thái lỏng.

  • D.

    Đốt lưu huỳnh tạo ra chất có mùi hắc.

Câu 8 :

Câu nào Đúng, câu nào Sai?

1. Vật thể được tạo nên từ chất.

Đúng
Sai

2. Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hoá học của chất.

Đúng
Sai

3. Khối lượng miếng nhôm càng lớn thì khối lượng riêng của nhôm càng nhỏ.

Đúng
Sai

4. Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó.

Đúng
Sai

5. Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi.

Đúng
Sai
Câu 9 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Cho các nhận xét sau đây về tính chất của sắt:

a. Đinh sắt cứng, màu xám, bị nam châm hút.

b. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

Nhận xét về tính chất vật lí là:


Nhận xét về tính chất hóa học là:

Câu 10 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Hãy cho biết trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học?

1. Tàu sắt bị gỉ trong không khí ẩm.


2. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.


3. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.


4. Kim loại đồng màu đỏ, dễ kéo sợi.

Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Hãy cho biết trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học?

1. Muối ăn khô hơn khi đun nóng.


2. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.


3. Bơ chảy lỏng khi để ở nhiệt độ phòng.


4. Cơm nếp lên men thành rượu.

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Em hãy lựa chọn các đáp án chính xác và hoàn thành các câu sau:

Em hãy lựa chọn các đáp án chính xác và hoàn thành các câu sau:

- Các tính chất của chất như thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,… là các tính chất

của chất.


- Sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới thể hiện tính chất

của chất.

Câu 13 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Em hãy bấm chọn các cụm từ chỉ tính chất hóa học của sắt có trong đoạn văn sau:

Sắt là

chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

Các đồ vật có chứa sắt như đinh, búa, dao,...

để ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim.

Câu 14 :

Các câu sau nói về tính chất vật lí của chất. Đúng hay Sai?

Dây đồng dẫn điện tốt.

Đúng
Sai

Cao su có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao.

Đúng
Sai

Giấm ăn mòn bề mặt sàn gỗ.

Đúng
Sai

Nước có thể hòa tan nhiều chất khác.

Đúng
Sai
Câu 15 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Em hãy bấm chọn các tính chất của sắt có trong đoạn văn sau:

Sắt là

chất rắn, 

màu xám, 

có ánh kim, 

dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

Ở Thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa

chất sắt, 

sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn

không hề bị gỉ sét.

Câu 16 :

“Than có màu đen, ở thể rắn, không có vị và không tan trong nước”. Nhận xét trên không cho biết tính chất vật lí nào của than?

  • A.

    Tính tan.

  • B.

    Thể (rắn/lỏng/khí).

  • C.

    Màu sắc.

  • D.

    Khối lượng.

Câu 17 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

  • A.

    Rán trứng.

  • B.

    Nướng bột làm bánh mì.

  • C.

    Làm nước đá.

  • D.

    Đốt que diêm.

Câu 18 :

Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của đường mía (sucrose/ saccharose):

  • A.

    Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể lỏng, vị ngọt, tan nhiều trong nước.

  • B.

    Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể rắn, vị ngọt, tan nhiều trong nước.

  • C.

    Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể rắn, vị ngọt, ít tan trong nước.

  • D.

    Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể rắn, vị ngọt, không tan trong nước.

Câu 19 :

Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của muối ăn (sodium chioride):

  • A.

    Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, tan nhiều trong nước.

  • B.

    Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị ngọt, tan ít trong nước.

  • C.

    Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, không tan trong nước.

  • D.

    Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị ngọt, tan nhiều trong nước.

Câu 20 :

Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của sắt (iron):

  • A.

    Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu trắng xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

  • B.

    Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu đen, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

  • C.

    Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu trắng xám, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt kém.

  • D.

    Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu trắng đen, dẫn điện kém, dẫn nhiệt tốt.

Câu 21 :

Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của nước:

  • A.

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, mùi hắc, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.

  • B.

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, vị ngọt, không hòa tan được chất khác.

  • C.

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.

  • D.

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, vị mặn, không hòa tan được chất khác.

Câu 22 :

Quá trình nào sau đây xuất hiện tính chất hóa học?

  • A.

    Cô cạn nước thành đường.

  • B.

    Đun nóng đường ở thể rắn chuyển sang đường ở thể lỏng.

  • C.

    Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.

  • D.

    Hòa tan đường vào nước.

Câu 23 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Em hãy chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Không thể
Có thể
nhỏ hơn
lớn hơn
bằng
..... dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ sôi của nước vì rượu có nhiệt độ sôi ..... nhiệt độ sôi của nước.
Câu 24 :

Theo hướng dẫn của giáo viên, bạn Hùng đã tiến hành làm thí nghiệm:

- Lấy một mẫu nhỏ vôi tôi (calcium hydroxide) cỡ bằng hạt ngô cho vào cốc thuỷ tinh, cho tiếp vào cốc khoảng 50 ml nước cất và khuấy đều.

- Sau đó rót toàn bộ dung dịch trong cốc vào phễu lọc đã đặt trên bình tam giác.

Khoảng 15 phút sau, bạn Hùng thu được dung dịch trong suốt trong bình tam giác và còn một lượng vôi tôi trên phễu lọc.

- Bạn Hùng lấy dung dịch trong bình tam giác cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 1ml rồi tiếp tục thí nghiệm.

+ Ống nghiệm 1, bạn Hùng đun trên trên ngọn lửa đèn cồn đến vừa cạn. Kết quả là thu được chất rắn màu trắng chính là vôi tôi.

+ Ống nghiệm 2, bạn Hùng dùng ống hút và thổi nhẹ vào. Kết quả là dung dịch trong suốt bị vẩn đục do calcium hydroxide tác dụng với khí carbon dioxide sinh ra calcium carbonate (chất rắn, màu trắng).

+ Ống nghiệm 3, bạn Hùng để vậy trong môi trường không khí. Kết quả là sau một thời gian ống nghiệm cũng bị đục dần, có lớp váng mỏng màu trắng chính là calcium carbonate nổi trên bề mặt dung dịch.

Câu 24.1

Nêu một số tính chất vật lí của vôi tôi (calcium hydroxide) mà em quan sát được trong thí nghiệm.

  • A.

    Là chất rắn.

  • B.

    Màu trắng.

  • C.

    Có thể hòa tan trong nước.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 24.2

Calcium hydroxide là chất tan như thế nào trong nước?

  • A.

    Tan ít

  • B.

    Tan nhiều     

  • C.

    Không tan

  • D.

    Tất cả các đáp án đều sai

Câu 24.3

Ống nghiệm nào đã thể hiện tính chất hoá học của calcium hydroxide?

  • A.

    Ống nghiệm 1

  • B.

    Ống nghiệm 2          

  • C.

    Ống nghiệm 3

  • D.

    Ống nghiệm 2 và 3

Câu 24.4

Từ kết quả ở ống nghiệm 2 và ống nghiệm 3, em có thể kết luận trong không khí có chứa chất gì?

  • A.

    Carbon dioxde         

  • B.

    Carbon

  • C.

    Sắt

  • D.

    Kim cương

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Sự biến đổi tạo ra chất mới là:

  • A.

    Tính chất vật lí        

  • B.

    Tính chất hóa học

  • C.

    Cả tính chất vật lí và tính chất hóa học

  • D.

    Tất cả các đáp án đều sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học của chất.

Câu 2 :

Dãy gồm các tính chất đều thuộc tính chất vật lí là:

  • A.

    Sự cháy, khối lượng riêng

  • B.

    Nhiệt độ nóng chảy, sự phân hủy

  • C.

    Sự phân hủy, sự biến đổi thành chất khác

  • D.

    Màu sắc, thể rắn – lỏng – khí

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí là những tính chất đo được, hoặc cảm nhận được bằng giác quan và những biến đổi không xuất hiện chất mới.

Gồm: thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng, tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác, tính nóng chảy, sôi của một chất, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.

Câu 3 :

Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide?

  • A.

    Chất khí, không màu.

  • B.

    Không mùi, không vị.

  • C.

    Tan rất ít trong nước.

  • D.

    Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide) là chỉ tính chất hóa học của carbon dioxide.

Câu 4 :

Quá trình thể hiện tính chất hóa học của muối ăn (sodium chloride) là:

  • A.

    Hòa tan muối vào nước

  • B.

    Rang muối tới khô

  • C.

    Điện phân dung dịch để sản xuất sodium hydroxide trong công nghiệp

  • D.

    Làm gia vị cho thức ăn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác.

Điện phân dung muối ăn (sodium chloride) được chất mới là sodium hydroxide thể hiện tính chất hóa học của muối ăn. Phương trình điện phân như sau:

\(2NaCl+2{{H}_{2}}O\xrightarrow{dpdd,mnx}2NaOH+C{{l}_{2}}+{{H}_{2}}\)

 

Câu 5 :

Hiện tượng nào dưới đây thể hiện tính chất vật lí của chất:

  • A.

    Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.

  • B.

    Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.

  • C.

    Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.

  • D.

    Cơm nếp lên men thành rượu.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Một số tính chất vật lí của chất là: thể/ trạng thái, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính dẻo, tính cứng,… Do đó, kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng là chỉ tính chất vật lí của nhôm.

Câu 6 :

Các đặc điểm nào dưới đây chỉ tính chất vật lí của dây đồng:

  • A.

    dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt.

  • B.

    dẻo, có vị ngọt, dễ tan trong nước.

  • C.

    cứng, chất khí, dẫn nhiệt.

  • D.

    tác dụng với oxygen khi đun nóng tạo chất rắn màu đen, dẫn điện, dẫn nhiệt.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Một số tính chất vật lí của chất là: thể/ trạng thái, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính dẻo, tính cứng,… Do đó, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt là tính chất vật lí của dây đồng.

Đáp án B sai ở "có vị ngọt"

Đáp án C sai ở "chất khí"

Đáp án D thể hiện tính chất hóa học của dây đồng.

Câu 7 :

Hiện tượng nào dưới đây thể hiện tính chất hóa học của chất:

  • A.

    Đun sôi nước tự nhiên.

  • B.

    Sắt dễ bị nhiễm từ.

  • C.

    Ở nhiệt độ cao một số kim loại ở trạng thái lỏng.

  • D.

    Đốt lưu huỳnh tạo ra chất có mùi hắc.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác, ví dụ như khả năng cháy, khả năng bị phân hủy,… Do đó, đốt lưu huỳnh tạo ra chất có mùi hắc là tính chất hóa học.

Câu 8 :

Câu nào Đúng, câu nào Sai?

1. Vật thể được tạo nên từ chất.

Đúng
Sai

2. Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hoá học của chất.

Đúng
Sai

3. Khối lượng miếng nhôm càng lớn thì khối lượng riêng của nhôm càng nhỏ.

Đúng
Sai

4. Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó.

Đúng
Sai

5. Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi.

Đúng
Sai
Đáp án

1. Vật thể được tạo nên từ chất.

Đúng
Sai

2. Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hoá học của chất.

Đúng
Sai

3. Khối lượng miếng nhôm càng lớn thì khối lượng riêng của nhôm càng nhỏ.

Đúng
Sai

4. Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó.

Đúng
Sai

5. Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Câu 3 sai vì D = m / V ⇒ D (Khối lượng riêng) và m (Khối lượng) là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. Suy ra nếu vật có khối lượng càng lớn thì khối lượng riêng càng lớn hoặc ngược lại.

Câu 4 sai vì Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi theo hình dạng của nó.

Câu 9 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Cho các nhận xét sau đây về tính chất của sắt:

a. Đinh sắt cứng, màu xám, bị nam châm hút.

b. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

Nhận xét về tính chất vật lí là:


Nhận xét về tính chất hóa học là:

Đáp án

Nhận xét về tính chất vật lí là:


Nhận xét về tính chất hóa học là:

Lời giải chi tiết :

Nhận xét về tính chất vật lí là: a. Đinh sắt cứng, màu xám, bị nam châm hút.

Nhận xét về tính chất hóa học là: b. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

Câu 10 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Hãy cho biết trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học?

1. Tàu sắt bị gỉ trong không khí ẩm.


2. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.


3. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.


4. Kim loại đồng màu đỏ, dễ kéo sợi.

Đáp án

1. Tàu sắt bị gỉ trong không khí ẩm.


2. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.


3. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.


4. Kim loại đồng màu đỏ, dễ kéo sợi.

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học: 1, 2

Tính chất vật lí: 3, 4

Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Hãy cho biết trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học?

1. Muối ăn khô hơn khi đun nóng.


2. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.


3. Bơ chảy lỏng khi để ở nhiệt độ phòng.


4. Cơm nếp lên men thành rượu.

Đáp án

1. Muối ăn khô hơn khi đun nóng.


2. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.


3. Bơ chảy lỏng khi để ở nhiệt độ phòng.


4. Cơm nếp lên men thành rượu.

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học: 2, 4 

Tính chất vật lí: 1, 3

Câu 12 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Em hãy lựa chọn các đáp án chính xác và hoàn thành các câu sau:

Em hãy lựa chọn các đáp án chính xác và hoàn thành các câu sau:

- Các tính chất của chất như thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,… là các tính chất

của chất.


- Sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới thể hiện tính chất

của chất.

Đáp án

Em hãy lựa chọn các đáp án chính xác và hoàn thành các câu sau:

- Các tính chất của chất như thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,… là các tính chất

của chất.


- Sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới thể hiện tính chất

của chất.

Lời giải chi tiết :

- Các tính chất của chất như thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,… là các tính chất vật lí của chất.

- Sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới thể hiện tính chất hóa học của chất đó.

Câu 13 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Em hãy bấm chọn các cụm từ chỉ tính chất hóa học của sắt có trong đoạn văn sau:

Sắt là

chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

Các đồ vật có chứa sắt như đinh, búa, dao,...

để ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim.

Đáp án

Sắt là

chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

Các đồ vật có chứa sắt như đinh, búa, dao,...

để ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim.

Lời giải chi tiết :

Các tính chất hóa học của sắt được nhắc đến là: để sắt ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim.

Câu 14 :

Các câu sau nói về tính chất vật lí của chất. Đúng hay Sai?

Dây đồng dẫn điện tốt.

Đúng
Sai

Cao su có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao.

Đúng
Sai

Giấm ăn mòn bề mặt sàn gỗ.

Đúng
Sai

Nước có thể hòa tan nhiều chất khác.

Đúng
Sai
Đáp án

Dây đồng dẫn điện tốt.

Đúng
Sai

Cao su có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao.

Đúng
Sai

Giấm ăn mòn bề mặt sàn gỗ.

Đúng
Sai

Nước có thể hòa tan nhiều chất khác.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Giấm ăn mòn bề mặt sàn gỗ chỉ tính chất hóa học của giấm.

Câu 15 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Em hãy bấm chọn các tính chất của sắt có trong đoạn văn sau:

Sắt là

chất rắn, 

màu xám, 

có ánh kim, 

dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

Ở Thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa

chất sắt, 

sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn

không hề bị gỉ sét.

Đáp án

Sắt là

chất rắn, 

màu xám, 

có ánh kim, 

dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

Ở Thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa

chất sắt, 

sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn

không hề bị gỉ sét.

Lời giải chi tiết :

Các tính chất vật lí của sắt được nhắc đến là: chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

Câu 16 :

“Than có màu đen, ở thể rắn, không có vị và không tan trong nước”. Nhận xét trên không cho biết tính chất vật lí nào của than?

  • A.

    Tính tan.

  • B.

    Thể (rắn/lỏng/khí).

  • C.

    Màu sắc.

  • D.

    Khối lượng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

“Than có màu đen, ở thể rắn, không có vị và không tan trong nước”.

Nhận xét trên nói đến tính tan, thể, màu sắc của than, không cho biết về khối lượng.

Câu 17 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

  • A.

    Rán trứng.

  • B.

    Nướng bột làm bánh mì.

  • C.

    Làm nước đá.

  • D.

    Đốt que diêm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quá trình không có sự biến đổi chất là làm nước đá: chất chỉ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 18 :

Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của đường mía (sucrose/ saccharose):

  • A.

    Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể lỏng, vị ngọt, tan nhiều trong nước.

  • B.

    Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể rắn, vị ngọt, tan nhiều trong nước.

  • C.

    Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể rắn, vị ngọt, ít tan trong nước.

  • D.

    Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể rắn, vị ngọt, không tan trong nước.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách, báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí của đường mía (sucrose/ saccharose): 

Ở điều kiện thường, đường mía tồn tại ở thể rắn, vị ngọt, tan nhiều trong nước.

Câu 19 :

Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của muối ăn (sodium chioride):

  • A.

    Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, tan nhiều trong nước.

  • B.

    Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị ngọt, tan ít trong nước.

  • C.

    Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, không tan trong nước.

  • D.

    Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị ngọt, tan nhiều trong nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí của muối ăn (sodium chioride): 

Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, tan nhiều trong nước.

Câu 20 :

Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của sắt (iron):

  • A.

    Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu trắng xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

  • B.

    Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu đen, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

  • C.

    Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu trắng xám, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt kém.

  • D.

    Ở đều kiện thường, sắt tồn tại ở thể rắn, màu trắng đen, dẫn điện kém, dẫn nhiệt tốt.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí của sắt (iron): 

Ở đều kiện thường, sắ tồn tại ở thể rắn, màu trắng xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

Câu 21 :

Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của nước:

  • A.

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, mùi hắc, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.

  • B.

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, vị ngọt, không hòa tan được chất khác.

  • C.

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.

  • D.

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, vị mặn, không hòa tan được chất khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí của nước: 

Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.

Câu 22 :

Quá trình nào sau đây xuất hiện tính chất hóa học?

  • A.

    Cô cạn nước thành đường.

  • B.

    Đun nóng đường ở thể rắn chuyển sang đường ở thể lỏng.

  • C.

    Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.

  • D.

    Hòa tan đường vào nước.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đun nóng nước đường tới lức xuất hiện chất màu đen thể hiện tính chất hóa học của đường: đun nóng đường xuất hiện chất mới màu đen.

Câu 23 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Em hãy chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Không thể
Có thể
nhỏ hơn
lớn hơn
bằng
..... dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ sôi của nước vì rượu có nhiệt độ sôi ..... nhiệt độ sôi của nước.
Đáp án
Không thể
Có thể
nhỏ hơn
lớn hơn
bằng
Không thể
dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ sôi của nước vì rượu có nhiệt độ sôi
nhỏ hơn
nhiệt độ sôi của nước.
Phương pháp giải :

Dựa vào nhiệt độ sôi của nước và rượu.

- Nhiệt độ sôi của nước: ≈ 100°C

- Nhiệt độ sôi của rượu: 78,3°C

Lời giải chi tiết :

Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ sôi của nước vì rượu có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước.

Câu 24 :

Theo hướng dẫn của giáo viên, bạn Hùng đã tiến hành làm thí nghiệm:

- Lấy một mẫu nhỏ vôi tôi (calcium hydroxide) cỡ bằng hạt ngô cho vào cốc thuỷ tinh, cho tiếp vào cốc khoảng 50 ml nước cất và khuấy đều.

- Sau đó rót toàn bộ dung dịch trong cốc vào phễu lọc đã đặt trên bình tam giác.

Khoảng 15 phút sau, bạn Hùng thu được dung dịch trong suốt trong bình tam giác và còn một lượng vôi tôi trên phễu lọc.

- Bạn Hùng lấy dung dịch trong bình tam giác cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 1ml rồi tiếp tục thí nghiệm.

+ Ống nghiệm 1, bạn Hùng đun trên trên ngọn lửa đèn cồn đến vừa cạn. Kết quả là thu được chất rắn màu trắng chính là vôi tôi.

+ Ống nghiệm 2, bạn Hùng dùng ống hút và thổi nhẹ vào. Kết quả là dung dịch trong suốt bị vẩn đục do calcium hydroxide tác dụng với khí carbon dioxide sinh ra calcium carbonate (chất rắn, màu trắng).

+ Ống nghiệm 3, bạn Hùng để vậy trong môi trường không khí. Kết quả là sau một thời gian ống nghiệm cũng bị đục dần, có lớp váng mỏng màu trắng chính là calcium carbonate nổi trên bề mặt dung dịch.

Câu 24.1

Nêu một số tính chất vật lí của vôi tôi (calcium hydroxide) mà em quan sát được trong thí nghiệm.

  • A.

    Là chất rắn.

  • B.

    Màu trắng.

  • C.

    Có thể hòa tan trong nước.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Quan sát thí nghiệm.

Lời giải chi tiết :

Calcium hydroxide là chất rắn, màu trắng, có thể hoà tan trong nước.

Câu 24.2

Calcium hydroxide là chất tan như thế nào trong nước?

  • A.

    Tan ít

  • B.

    Tan nhiều     

  • C.

    Không tan

  • D.

    Tất cả các đáp án đều sai

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Quan sát thí nghiệm, từ đó đưa ra nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Calcium hydroxide là chất tan ít trong nước vì đang còn một phần lớn không tan trên phễu lọc.

Câu 24.3

Ống nghiệm nào đã thể hiện tính chất hoá học của calcium hydroxide?

  • A.

    Ống nghiệm 1

  • B.

    Ống nghiệm 2          

  • C.

    Ống nghiệm 3

  • D.

    Ống nghiệm 2 và 3

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Quan sát thí nghiệm, từ đó đưa ra nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Ống nghiệm 2 và ống nghiệm 3 có xảy ra quá trình thể hiện tính chất hoá học vì có chất mới sinh ra.

Câu 24.4

Từ kết quả ở ống nghiệm 2 và ống nghiệm 3, em có thể kết luận trong không khí có chứa chất gì?

  • A.

    Carbon dioxde         

  • B.

    Carbon

  • C.

    Sắt

  • D.

    Kim cương

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Quan sát thí nghiệm, từ đó đưa ra nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Kết quả thí nghiệm ở ống 2 và ống 3 đều sinh ra calcium carbonate chứng tỏ trong không khí có chứa carbon dioxide.

Trắc nghiệm Bài 10. Các thể của chất - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Các thể của chất KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Sự chuyển thể của chất - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Sự chuyển thể của chất KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Oxygen - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Oxygen KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Không khí và bảo vệ môi trường không khí - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Không khí và bảo vệ môi trường không khí KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Sự đa dạng của chất - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Sự đa dạng của chất KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết