Trắc nghiệm Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức
Đề bài
Ban ngày, chúng ta thấy Mặt Trời:
-
A.
mọc ở hướng Tây, lặn ở hướng Đông
-
B.
mọc ở hướng Nam, lặn ở hướng Bắc
-
C.
mọc ở hướng Bắc, lặn ở hướng Nam
-
D.
mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây
Trái Đất quay một vòng xung quanh trục của nó hết bao nhiêu giờ?
-
A.
24 giờ
-
B.
36 giờ
-
C.
48 giờ
-
D.
12 giờ
Trong một năm (365 ngày), Trái Đất quay quanh trục của nó hết bao nhiêu giờ?
-
A.
4380 giờ
-
B.
8760 giờ
-
C.
8640 giờ
-
D.
4320 giờ
Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì:
-
A.
Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
-
B.
Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây.
-
C.
Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất
-
D.
Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời
Sao là thiên thể:
-
A.
tự phát sáng
-
B.
không tự phát sáng
-
C.
có sao tự phát sáng, có sao thì không tự phát sáng.
-
D.
quay quanh hành tinh
-
A.
không tự phát sáng
-
B.
quay quanh sao
-
C.
tự phát sáng
-
D.
được sao chiếu sáng
Chọn đáp án đúng?
-
A.
Vệ tinh là thiên thể tự phát sáng, quay quanh hành tinh
-
B.
Hành tinh là thiên thể tự phát sáng, quay quanh sao
-
C.
Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh
-
D.
Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao
Chòm sao Bắc Đẩu còn được gọi là:
-
A.
Chòm sao Gấu Lớn
-
B.
Chòm sao Cái Gáo
-
C.
Chòm sao băng
-
D.
Cả A và B đều đúng.
Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông, nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây. Khi đó:
-
A.
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất không phải là chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó mới là chuyển động thực.
-
B.
Chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó không phải là chuyển động thực, chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất mới là chuyển động thực.
-
C.
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất và chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó đều là chuyển động thực.
-
D.
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất và chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó đều không phải là chuyển động thực.
Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp?
-
A.
Vì Mặt Trời không chiếu sáng được hết Trái Đất do Trái Đất quá lớn so với Mặt Trời.
-
B.
Vì chỉ có nửa phần Trái Đất hướng về Mặt Trời nhận được ánh sáng Mặt Trời, nửa còn lại không nhận được ánh sáng Mặt Trời.
-
C.
Vì Trái Đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó từ Đông sang Tây.
-
D.
Cả B và C đều đúng.
“Sao có cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ, không có dạng hình cầu.” là đặc điểm mô tả sao nào?
-
A.
Sao băng
-
B.
Sao chổi
-
C.
Mặt Trời
-
D.
Cả A và B đều đúng
Hình vẽ là ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh nhân tạo. Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa phần Trái Đất. Hai ảnh này được chụp cách nhau ít nhất là bao nhiêu giờ?
-
A.
24 giờ
-
B.
36 giờ
-
C.
48 giờ
-
D.
12 giờ
Chọn đáp án đúng?
Khi người ngồi trong ô tô, nhìn ra bên ngoài thì thấy hàng cây bên đường đang đi về phía mình. Khi đó:
-
A.
Chuyển động của hàng cây là chuyển động “thực”.
-
B.
Chuyển động của người trong ô tô là chuyển động “nhìn thấy”.
-
C.
Chuyển động của hàng cây là chuyển động “nhìn thấy”.
-
D.
Cả A và B đều đúng.
Spút – nhích là vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô (cũ) phóng lên bầu trời vào năm nào?
-
A.
1960
-
B.
1947
-
C.
1950
-
D.
1957
Ngư dân nước ta, khi đi biển, do thất lạc la bàn, để xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm người ta dựa vào đâu?
-
A.
Sao Bắc Đẩu
-
B.
Sao chổi
-
C.
Sao băng
-
D.
Hướng gió
Chọn phát biểu đúng?
-
A.
Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là một chuyển động biểu kiến.
-
B.
Mặt Trời luôn luôn chỉ chiếu sáng một nửa Trái Đất nên có ngày và đêm
-
C.
Chuyển động biểu kiến là chuyển động chỉ có trong cảm giác của người nhìn, không có thật trong thực tế.
-
D.
Cả A và B đều đúng.
Lời giải và đáp án
Ban ngày, chúng ta thấy Mặt Trời:
-
A.
mọc ở hướng Tây, lặn ở hướng Đông
-
B.
mọc ở hướng Nam, lặn ở hướng Bắc
-
C.
mọc ở hướng Bắc, lặn ở hướng Nam
-
D.
mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây
Đáp án : D
Ban ngày, chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây.
Trái Đất quay một vòng xung quanh trục của nó hết bao nhiêu giờ?
-
A.
24 giờ
-
B.
36 giờ
-
C.
48 giờ
-
D.
12 giờ
Đáp án : A
Trái Đất quay một vòng xung quanh trục của nó hết 24 giờ (một ngày – đêm).
Trong một năm (365 ngày), Trái Đất quay quanh trục của nó hết bao nhiêu giờ?
-
A.
4380 giờ
-
B.
8760 giờ
-
C.
8640 giờ
-
D.
4320 giờ
Đáp án : B
Trái Đất quay một vòng xung quanh trục của nó hết 24 giờ (một ngày – đêm).
Trái Đất quay một vòng xung quanh trục của nó hết 24 giờ (một ngày – đêm).
Suy ra 365 ngày hết \(365.24 = 8760\)(giờ)
Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì:
-
A.
Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
-
B.
Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây.
-
C.
Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất
-
D.
Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời
Đáp án : A
Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
Sao là thiên thể:
-
A.
tự phát sáng
-
B.
không tự phát sáng
-
C.
có sao tự phát sáng, có sao thì không tự phát sáng.
-
D.
quay quanh hành tinh
Đáp án : A
Sao là thiên thể tự phát sáng. Ví dụ: Mặt Trời.
-
A.
không tự phát sáng
-
B.
quay quanh sao
-
C.
tự phát sáng
-
D.
được sao chiếu sáng
Đáp án : C
Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng.
Chọn đáp án đúng?
-
A.
Vệ tinh là thiên thể tự phát sáng, quay quanh hành tinh
-
B.
Hành tinh là thiên thể tự phát sáng, quay quanh sao
-
C.
Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh
-
D.
Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao
Đáp án : C
Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh.
Chòm sao Bắc Đẩu còn được gọi là:
-
A.
Chòm sao Gấu Lớn
-
B.
Chòm sao Cái Gáo
-
C.
Chòm sao băng
-
D.
Cả A và B đều đúng.
Đáp án : D
Chòm sao Bắc Đẩu còn được gọi là chòm sao Gấu Lớn hay chòm sao Cái Gáo.
Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông, nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây. Khi đó:
-
A.
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất không phải là chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó mới là chuyển động thực.
-
B.
Chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó không phải là chuyển động thực, chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất mới là chuyển động thực.
-
C.
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất và chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó đều là chuyển động thực.
-
D.
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất và chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó đều không phải là chuyển động thực.
Đáp án : A
Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông, nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất không phải là chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó mới là chuyển động thực.
Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp?
-
A.
Vì Mặt Trời không chiếu sáng được hết Trái Đất do Trái Đất quá lớn so với Mặt Trời.
-
B.
Vì chỉ có nửa phần Trái Đất hướng về Mặt Trời nhận được ánh sáng Mặt Trời, nửa còn lại không nhận được ánh sáng Mặt Trời.
-
C.
Vì Trái Đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó từ Đông sang Tây.
-
D.
Cả B và C đều đúng.
Đáp án : B
Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất, nhưng do Trái Đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó nên khi quay chỉ có nửa phần Trái Đất hướng về Mặt Trời nhận được ánh sáng Mặt Trời, nửa còn lại không nhận được ánh sáng Mặt Trời. Chúng xen kẽ nhau tạo ra ngày và đêm liên tiếp.
“Sao có cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ, không có dạng hình cầu.” là đặc điểm mô tả sao nào?
-
A.
Sao băng
-
B.
Sao chổi
-
C.
Mặt Trời
-
D.
Cả A và B đều đúng
Đáp án : B
Sao có cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ, không có dạng hình cầu.” là đặc điểm mô tả sao chổi.
Hình vẽ là ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh nhân tạo. Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa phần Trái Đất. Hai ảnh này được chụp cách nhau ít nhất là bao nhiêu giờ?
-
A.
24 giờ
-
B.
36 giờ
-
C.
48 giờ
-
D.
12 giờ
Đáp án : D
Hai ảnh này được chụp cách nhau ít nhất là thời gian để Trái Đất quay được ½ vòng = 12 giờ.
Chọn đáp án đúng?
Khi người ngồi trong ô tô, nhìn ra bên ngoài thì thấy hàng cây bên đường đang đi về phía mình. Khi đó:
-
A.
Chuyển động của hàng cây là chuyển động “thực”.
-
B.
Chuyển động của người trong ô tô là chuyển động “nhìn thấy”.
-
C.
Chuyển động của hàng cây là chuyển động “nhìn thấy”.
-
D.
Cả A và B đều đúng.
Đáp án : C
Khi người ngồi trong ô tô, nhìn ra bên ngoài, thấy hàng cây bên đường đang đi về phía mình thì chuyển động của hàng cây là chuyển động “nhìn thấy”, chuyển động của ta trong ô tô là chuyển động “thực”.
Spút – nhích là vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô (cũ) phóng lên bầu trời vào năm nào?
-
A.
1960
-
B.
1947
-
C.
1950
-
D.
1957
Đáp án : D
Spút – nhích là vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô (cũ) phóng lên bầu trời vào năm 1957.
Ngư dân nước ta, khi đi biển, do thất lạc la bàn, để xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm người ta dựa vào đâu?
-
A.
Sao Bắc Đẩu
-
B.
Sao chổi
-
C.
Sao băng
-
D.
Hướng gió
Đáp án : A
Ngư dân nước ta, khi đi biển, do thất lạc la bàn, để xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm, người ta nhìn lên bầu trời tìm vị trí sao Bắc Đẩu; nhìn về sao Bắc Đẩu, giang 2 tay, tay phải là hướng Đông, tay trái là hướng Tây, sau lưng là hướng Nam.
Chọn phát biểu đúng?
-
A.
Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là một chuyển động biểu kiến.
-
B.
Mặt Trời luôn luôn chỉ chiếu sáng một nửa Trái Đất nên có ngày và đêm
-
C.
Chuyển động biểu kiến là chuyển động chỉ có trong cảm giác của người nhìn, không có thật trong thực tế.
-
D.
Cả A và B đều đúng.
Đáp án : C
- Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là một chuyển động biểu kiến => sai vì đây là chuyển động thực.
- Mặt Trời luôn luôn chỉ chiếu sáng một nửa Trái Đất nên có ngày và đêm => sai vì do Trái Đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó nên khi quay phần nhận được ánh sáng sẽ là ban ngày, phần không nhận được ánh sáng là ban đêm. Chúng xen kẽ nhau tạo ra ngày và đêm liên tiếp.
- Chuyển động biểu kiến là chuyển động chỉ có trong cảm giác của người nhìn, không có thật trong thực tế. => đúng.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 53. Mặt Trăng KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 54. Hệ Mặt Trời KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 55. Ngân Hà KHTN 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 55. Ngân Hà - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 54. Hệ Mặt Trời - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 53. Mặt Trăng - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 51. Tiết kiệm năng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức