Tồn tại xã hội là gì? Ý thức xã hội là gì?


- Khái niệm tồn tại xã hội + Khái niệm: Khái niệm tồn tại xã hội dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của mỗi cộng đồng người trong những điều kiện lịch sử xác định.

-    Khái niệm tồn tại xã hội

Quảng cáo
decumar

+ Khái niệm:                                                           

Khái niệm tồn tại xã hội dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của mỗi cộng đồng người trong những điều kiện lịch sử xác định.

+ Các yếu tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, gồm có:

Một là, phương thức sản xuất ra của cải vật chất của xã hội đó. Ví dụ, phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất truyền thống của người Việt Nam.

Hai là, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, như: các điều kiện khí hậu, đất đai, sông hồ,... tạo nên đặc điểm riêng có của không gian sinh tồn của cộng đồng xã hội.

Ba là, các yếu tố dân cư, bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân cư, mô hình tổ chức dân cư,...

Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.

Ví dụ, trong điều kiện địa lý tự nhiên nhiệt đới, gió mùa, nhiều sông ngòi,... tất yếu làm hình thành nên phương thức canh tác lúa nước là thích hợp nhất đối với người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm qua. Để tiến hành được phương thức đó, người Việt buộc phải co cụm lại thành tổ chức dân cư làng, xã, có tính ổn định bền vững,...

-   Khái niệm ý thức xã hội

+ Khái niệm:

Khái niệm ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.

+ Kết cấu của ý thức xã hội.

Có thể phân tích từ những góc độ khác nhau:

Một là, theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm các hình thái khác nhau, đó là ý thức chính trị, ý thức pháp quvền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học,...

Hai là, theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận. Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệm... của những con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt dộng thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận. Ý thức lý luận là những tư tương, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật. Ý thức lý luận khoa học có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng. Ý thức lý luận đạt trình độ cao và mang tính hệ thống tạo thành các hệ tư tưởng.

Ba là, cũng có thể phân tích ý thức xã hội theo hai trình độ và hai phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội. Đó là tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Tâm lý xã hội là toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý chí.... của những cộng đồng người nhất định; là sự phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ. Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan điểm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo,...; là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4 trên 34 phiếu

>> Xem thêm