Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản>
a) Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp\r\n- Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản\r\nTrong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thường xuyên có một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa (H’), chờ để được chuyển hóa thành tư bản tiền tệ (T).
a) Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
- Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản
Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thường xuyên có một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa (H’), chờ để được chuyển hóa thành tư bản tiền tệ (T). Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, đến một trình độ nhất định, giai đoạn này được tách riêng ra trở thành chức năng chuyên môn của một loại hình tư bản kinh doanh riêng biệt, đó chính là tư bản thương nghiệp (tư bản kinh doanh hàng hóa).
Như vậy, trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách rời ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp.
Công thức vận động của tư bản thương nghiệp là:
T-H-T’
Với công thức này, hàng hóa được chuyển chỗ hai lần:
(1) Từ tay nhà tư bản công nghiệp sang tay nhà tư bản thương nghiệp; (2) Từ tay nhà tư bản thương nghiệp sang tay người tiêu dùng. Điều này cho thấy tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong; lĩnh vực lưu thông và không bao giờ mang hình thái là tư bản sản xuất cả.
Ra đời từ tư bản công nghiệp, song lại thực hiện một chức năng chuyên môn riêng tách rời khỏi chức năng sản xuất của tư bản công nghiệp nên tư bản thương nghiệp có đặc điểm là vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp lại vừa độc lập đối với tư bản công nghiệp.
Thực tế cho thấy, sự ra đời và phát triển của tư bản thương nghiệp đã làm cho lưu thông hàng hóa phát triển, thị trường được mở rộng, hàng hóa được lưu thông nhanh chóng, do vậy, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. Từ đó nó cũng có tác động ngược trở lại: thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Lợi nhuận thương nghiệp
Như ở trên đã cho thấy, tư bản thương nghiệp xét về chức năng là mua và bán thì chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, tách rời khỏi chức năng của sản xuất của tư bản công nghiệp. Mà theo lý luận giá trị của C.Mác thì lưu thông không sáng tạo ra giá trị, cũng không sáng tạo ra giá tri thặng dư và lợi nhuận. Nhưng thực tế, các nhà tư bản thương nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa thì tất cả đều nhằm vào lợi nhuận thương nghiệp và kết quả là họ đều thu được lợi nhuận thương nghiệp.
Vậy, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp là gì? Nguồn gốc của nó là từ đâu?
Nếu xét về khía cạnh lưu thông thuần túy thì việc tạo ra giá trị thặng dư và phân chia giá trị thặng dư là hai vấn đề khác nhau. Lĩnh vực lưu thông cũng như hoạt động động thương nghiệp đúng là không tạo ra được giá thặng dư, nhưng do vị trí, tầm quan trọng của lưu thông đối với sự phát triển của sản xuất và tái sản xuất nên tư bản thương nghiệp vẫn được tham gia vào việc phân chia giá trị thặng dư cùng với tư bản công nghiệp và phần giá trị thặng dư mà tư bản thương nghiệp được chia chính là lợi nhuận thương nghiệp.
Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và do tư bản công nghiệp nhượng lại cho tư bản thượng nghiệp, để tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng lưu thông.
Trên thực tế, tư bản thương nghiệp thu lợi nhuận thương nghiệp từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Nhưng điều đó không có nghĩa là tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cao hơn giá trị của nó, mà là: tư bản thương nghiệp mua hàng của tư bản công nghiệp với giá thấp hơn giá trị (khi chấp nhận bản hàng với giá thấp hơn giá trị cho tư bản thương nghiệp có nghĩa là tư bản công nghiệp đã chấp nhận “nhượng” một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp), sau đó, tư bản thương nghiệp lại bán hàng cho người tiêu dùng với giá đúng giá trị của nó.
Để làm rõ quá trình phân chia giá trị thặng dư giữa tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp, ta xét ví dụ sau đây (giả định trong ví dụ này không xét đến chi phí lưu thông):
Một nhà tư bản công nghiệp có một lượng tư bản ứng trước là 900, trong đó phân chia thành 720 c + 180 v. Giả định m' = 100% thì giá trị hàng hóa sẽ là:
\(720 c + 180 v+ 180 m= 1.080\)
Tỷ suất lợi nhuận công nghiệp là:
\(\overline {p'} \,\,công\,nghiệp\, = \dfrac{{180}}{{900}} \times 100\left( \% \right)\)\( = 20\% \)
Nhưng khi tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh thì công thức trên đây sẽ thay đổi. Giả sử tư bản thương nghiệp ứng ra 100 tư bản để kinh doanh. Như vậy, tổng tư bản ứng ra của cả tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp sẽ là: 900 + 100 = 1.000, và tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ là:
\[\overline {p'} \, = \dfrac{{180}}{{1000}} \times 100\left( \% \right) = 18\% \]
Theo tỷ suất lợi nhuận chung này, tư bản công nghiệp chỉ thu được số lợi nhuận bằng 18% của số tư bản ứng ra (tức là 18% của 900, bằng 162) và tư bản công nghiệp sẽ bán hàng hóa cho tư bản thương nghiệp theo giá: \(900 + 162 = 1062.\)
Còn tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng cho người tiêu dung theo giá bằng giá trị hàng hóa, tức là 1.080.
Chênh lệch giữa giá bán và giá mua cùa tư bản thương nghiệp chính là lợi nhuận thương nghiệp. Trong ví dụ này lợi nhuận thương nghiệp sẽ là:
Pthương nghiệp = 1.080 - 1.062 =18
Khoản lợi nhuận thương nghiệp 18 này cũng tương ứng với tỷ suất 18% của tư bản thương nghiệp ứng trước.
b) Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
- Tư bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản
Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển cùa tư bản công nghiệp, thường xuyên có một bộ phận tư bản tiền tệ ở trạng thái nhàn rỗi. Ví dụ: tiền trong quỹ khấu hao nhưng chưa đến kỳ đổi mới hoặc sửa chữa lớn tư bản cố định, tiền mua nguyên, nhiên, vật liệu nhưng chưa đến kỳ hạn mua, quỹ tiền lương để trả cho công nhân nhưng chưa đến kỳ phải trả, phản giá trị thặng dư dùng để tích lũy mở rộng sản xuất nhưng chưa có cơ hội, V.V.. Tình trạng tiền để rỗi như vậy lại mâu thuẫn với bản chất của tư bản là luôn luôn vận động.
Chỉ trong quá trình vận động tư bản mới có khả năng sinh lời. Mặt khác, cùng do có sự khác biệt về cơ hội kinh doanh giữa các nhà tư bản cá biệt. Vì vậy, nếu xét tại một thời điểm sẽ có những nhà tư bản cá biệt có tiền để rỗi, song lại có những nhà tư bản khác tìm được cơ hội đầu tư và lại rẩt cần tiền. Từ đó nảy sinh quan hệ cung - cầu về tư bản tiền tệ và xuất hiện quan hệ vay mượn lẫn nhau, trong đó bên cung về tư bản tiền tệ chính là bên cho vay, còn bên cầu về tư bản tiền tệ chính là bên đi vay.
Như vậy, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ sơ hữu nó cho người khác sử dụng trong một thời gian nhằm nhận được số tiền lời nhất định, số tiền lời đó được gọi là lợi tức. Ký hiệu là z.
Tư bản cho vay có những đặc điểm khác căn bản với tư bản công nghiệp và tư bản thuơng nghiệp. Điều này được thể hiện ở chỗ: đối với tư bản cho vay thì quyền sở hữu tư bản tách rời với quyền sử dụng tư bản; tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt.
Tư bản cho vay vận động theo công thức T – T. trong đó T' = T + z. Nhìn vào công thức này, sự vận động của tư bản cho vay chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa nhà tư bản cho vay và nhà tư bản đi vay, tiền đẻ ra tiền. Do đó, quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa được che giấu một cách kín đáo nhất; tư bản cho vay trở nên thần bí và được sùng bái nhất.
- Lợi lức và tỷ suất lợi tức
+ Lợi tức
Để làm rõ nguồn gốc và bản chất của lợi tức cần phải xem xét dòng lưu chuyển của đồng tiền từ nhà tư bản cho vay đến nhà tư bản đi vay và ngược lại.
Do có tư bản tiền tệ để rồi nên nhà tư bản cho vay đã chuyển tiền của mình cho nhà tư bản đi vay sử dụng. Tiền nhàn rỗi khi vào tay nhà tư bản đi vay sẽ trở thành tư bản hoạt động. Trong quá trình vận động, tư bản hoạt động sẽ thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng vì để có tư bản hoạt động, trước đó anh ta phải đi vay, nên nhà tư bản đi vay (tức tư bản hoạt động) không được hưởng toàn bộ lợi nhuận bình quân, mà trong số lợi nhuận bình quân có một phần được trích ra để trả cho nhà tư bản cho vay dưới hình thức lợi tức. Phần còn lại của lợi nhuận bình quân chính là thu nhập của nhà tư bản đi vay (tư bản hoạt động) còn được gọi là lợi nhuận doanh nghiệp.
Như vậy, lợi tức (z) chính là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho vay đã bỏ ra cho nhà tư bản đi vay sử dụng.
Nguồn gổc của lợi tức cũng chính là từ giá trị thặng dư do công nhân làm thuê sáng tạo ra từ trong lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, có thể khẳng định tư bản cho vay cũng gián tiếp bóc lột công nhân làm thuê thông qua nhà tư bản đi vay.
Vì là một phần của lợi nhuận bình quân, nên thông thường, giới hạn của lợi tức ở trong khoảng:
\[0 < z < \overline p \]
+ Tỷ suất lợi tức:
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay (thường tính theo tháng, quý, năm...).
Nếu ký hiệu tỷ suất lợi tức là z' ta có:
\[z' = \frac{z}{{Tổng\,tư\,bản\,cho\,vay}} \times 100\left( \% \right)\]
Từ giới hạn của lợi tức, có thể suy ra giới hạn của tỷ suất lợi tức cũng phải ở trong khoảng \(0 < z' < \overline p' \)
Thông thường, tỷ suất lợi tức phải nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân (trừ trường hợp khủng hoảng) và phải lớn hơn số 0. Trong giới hạn đó, tỷ suất lợi tức lên xuống theo quan hệ cung cầu về tư bản cho vay và biến động theo chu kỳ vận động của tư bản công nghiệp. Cụ thể là tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào các nhân tố sau đây:
Một là, tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Hai là, tỷ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận của nhà tư bản hoạt động.
Ba là, quan hệ cung cầu về tư bản cho vay.
Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, tỷ suất lợi tức có xu hướng giảm vì tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm và cung về tư bản cho vay có xu hướng tăng nhanh hơn cầu về tư bản cho vay.
c) Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
- Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa tư bản không thể phát triển mạnh mẽ nếu như không có quan hệ tín dụng ngày càng mở rộng. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là hình thức vận động của tư bản cho vay. Dưới chủ nghĩa tư bản có hai hình thức tín dụng cơ bản là tín dụng thương nghiệp và tín dụng ngân hàng.
Tín dụng thương nghiệp: là hình thức tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh, mua bán chịu hàng hóa với nhau.
Việc mua bán chịu hàng hóa giữa các nhà tư bản có nghĩa là nhà tư bản này đã cho nhà tư bản kia vay một giá trị tư bản tương ứng với giá trị chứa đựng trong hàng hóa đó. Bởi vậy, người cho vay đòi hỏi phải được trả lợi tức. Giá hàng hóa bán chịu bao giờ cũng cao hơn giá hàng hóa trả tiền ngay bởi vì còn bao gồm cả phần lợi tức trong đó. Tuy nhiên, mục đích chủ yểu của tín dụng thương nghiệp lại không phải là để thu lợi tức, mà là để thực hiện giá trị hàng hóa và thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
Sự vận động của tín dụng thương nghiệp gắn liền với sự vận động của tư bản hàng hóa, vì đối tượng của tín dụng thương nghiệp là hàng hóa.
Tín dụng ngân hàng: là quan hệ vay mượn thông qua ngân hàng làm môi giới. Đây là hình thức tín dụng giữa ngân hàng với các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội.
Sự vận động của tín dụng ngân hàng gắn liền với sự vận động của tư bản tiền tệ, vì đối tượng của tín dụng ngân hàng là tiền tệ.
-Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
Ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản là xí nghiệp kinh doanh tư bản tiền tệ, làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay.
Ngân hàng có hai nghiệp vụ: nhận gửi và cho vay.
Trong nghiệp vụ nhận gửi, ngân hàng trả lợi tức cho người gửi tiền; còn trong nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thu lợi tức của người đi vay, về nguyên tắc, lợi tức cho vay phải cao hơn lợi tức nhận gửi.
Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các thu nhập khác về kinh doanh tư bản tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng.
Trong cạnh tranh, rốt cuộc lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng với lợi nhuận bình quân, nếu không sẽ lại diễn ra sự tự do di chuyển tư bản vào các ngành khác nhau.
Nhờ có ngân hàng mà các nhà tư bản có điều kiện mở rộng, sản xuất nhanh chóng hơn, có điều kiện tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác dễ dàng hơn, giảm được chi phí lưu thông, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, đẩy nhanh tốc độ quay vòng của đồng tiền.
-Phân biệt tư bản ngân hàng với tư bản cho vay
Tư bản ngân hàng có điểm khác biệt về căn bán so với tư bản cho vay, thể hiện ở điểm sau đây:
- Tư bản cho vay là tư bản tiềm thế, tư bản tài sản, là tư bản không hoạt động. Vì vậy, tư bản cho vay không tham gia vào quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận. Lợi tức - thu nhập của tư bàn cho vay chỉ là một phần của lợi nhuận bình quân.
+ Tư bản ngân hàng là tư bản chức năng, tư bản hoạt động nên tư bản ngân hàng cũng có tham gia vào quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận. Trong tự do cạnh tranh, lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng lợi nhuận bình quân.
d) Công ty cổ phần, tư bản giả và thị trường chứng khoán
Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và quan hệ tín dụng đã dẫn tới sự hình thành các công ty cổ phần và sự ra đời của thị trường chứng khoán.
- Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một loại xí nghiệp lớn được hình thành bằng con đường tập trung vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu.
Cổ phiếu là một thứ chứng khoán có giá do công ty cô phần phát hành ghi nhận quyền sở hữu cổ phần của người mua cổ phiếu (được gọi là cổ đông), đồng thời còn bảo đảm cho cổ đông có quyền được lĩnh một phần thu nhập của công ty (tổ chức) căn cứ vào giá trị cổ phần và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Cổ phiếu được mua, bán trên rhị trường chứng khoán theo thị giá cổ phiếu. Thị giá cổ phiếu được xác định tương đương với một số tiền mà nếu đem gửi vào ngân hàng thì căn cứ theo tỷ suất lợi tức tiền gửi hiện hành cũng sẽ đem lại một khoản lợi tức tương đương với mức cổ tức
Vì vậy, thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào hai nhân tố:
Một là, mức cổ tức mà cổ phiếu mang lại. Mức cổ tức càng cao thì thị giá cổ phiếu càng lớn và ngược lại.
Hai là, tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng. Tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng càng cao thì thị giá cổ phiếu càng thấp và ngược lại.
- Tư bản giả
Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức các chứng khoán có giá và mang lại thu nhập cho người sở hữu các chứng khoán đó.
Trên thực tế có hai loại chứng khoán phổ biến là: cổ phiếu do công ty có phần phát hành và trái phiếu.
Trái phiếu cũng có hai loại:
1) Loại do các doanh nghiệp phát hành được gọi là trái phiếu công ty hay trái phiếu doanh nghiệp với tư cách là những chứng khoán có giá chứng nhận khoán tiền vay nợ của doanh nghiệp đối với người mua trái phiếu. Người mua trái phiếu không phải là cổ đông của doanh nghiệp mà chỉ đơn thuần là người cho doanh nghiệp vay vốn với giá trị tương ứng với mệnh giá trái phiếu. Hết hạn người sở hữu trái phiếu có quyền được hoàn trả số tiền đã mua trái phiếu theo mệnh giá kèm theo khoản lợi tức gọi là lợi tức trái phiếu.
2) Loại do chính phủ hay nhà nước phát hành được gọi là trái phiếu chính phủ. Công trái về bản chất cũng là một loại trái phiếu chính phủ, về cơ bản, trái phiếu chính phủ cũng giống như trái phiếu đoanh nghiệp. Sự khác nhau tập trung ở chỗ: chủ nợ của trái phiếu doanh nghiệp là doanh nghiệp, còn chủ nợ của trái phiếu chính phủ (hay công trái) chính là nhà nước.
Tư bản giả có những đặc điểm sau đây:
Một là, có thể mang lại thu nhập cho người sở hữu nó.
Hai là, có thể mua bán được.
Ba là, vì là tư bản giả nên sự tăng hay giảm giá mua bán của nó trên thị trường không cần có sự thay đổi tương ứng của tư bản thật.
- Thị trưòng chứng khoán
Trên thực tế, tất cả các chứng khoán có giá đều có thể giao dịch mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là nơi mua bán các chứng khoán. Thị trường chứng khoán được phân thành hai cấp độ: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán trong lần phát hành đầu tiên. Thị trường thứ cấp là thị trừơng mua đi bán lại các chứng khoán và thường được thực hiện thông qua các sở giao dịch chứng khoán. Việc mua bán này có thể diễn ra nhiều lần trên một đơn vị chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là thị trường phản ứng rất nhạy bén đối với các thay đổi của nền kinh tế. Vì vậy, người ta thường ví thị trường chứng khoán như là “phong vũ biểu” của nền kinh tế.
đ) quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa
- Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
So với lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp xuất hiện muộn hơn. Trong lịch sử, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong nông nghiệp theo hai con đường điển hình:
Thứ nhất, dần dần chuyển nền nông nghiệp địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sử dụng lao động làm thuê. Ví dụ như ở Đức, Italia, Nga Sa hoàng. V V..
Thứ hai, thông qua cuộc cách mạng dân chủ tư sản, xỏa bỏ chế độ canh tác ruộng đất theo kiểu phong kiến, phát triển chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. Ví dụ như ở Pháp, Anh, v.v.
Đặc điểm nổi bật của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp là sự tồn tại của ba giai cấp chủ yếu: địa chủ (sở hữu ruộng đất), nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp (các nhà tư bản thuê ruộng của địa chủ để kinh doanh) và công nhân nông nghiệp làm thuê.
-Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa
Giống như tư bản kinh doanh trong công nghiệp, tư bản kinh doanh trong nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng vì phải thuê ruộng của địa chủ nên ngoài lợi nhuận bình quân, tư bản kinh doanh nông nghiệp còn phải thu thêm được một phần giá trị thặng dư dôi ra nữa, tức là lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định, lâu dài và tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ dưới hình thái địa tô tư bản chủ nghĩa.
Vậy, địa tôtư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ.
Thực chất, địa tô tư bản chủ nghĩa chính là một hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư siêu ngạch hay lợi nhuận siêu ngạch.
Phân biệt địa tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến.
Điểm giống nhau: đều là sự thực hiện về mặt kinh tế của quyền sở hữu về ruộng đất. Cả hai loại địa tô đều là kết quả của sự bóc lột đối với người lao động nông nghiệp.
Điểm khác nhau: về mặt chất, địa tô phong kiến chỉ phản ánh quan hệ sản xuất giữa hai giai cấp: địa chủ và nông dân, trong đó địa chủ trực tiếp bóc lột nông dân; còn địa rô tư bản chủ nghĩa phản ánh quan hệ sản xuất giữa ba giai cấp: địa chủ, tư bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp làm thuê, trong đó địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân nông nghiệp làm thuê thông qua tư bản kinh doanh nông nghiệp. Về mặt lượng, địa tô phong kiến bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra có khi còn lấn sang cả phần sản phẩm cần thiết; còn địa tô tư bản chủ nghĩa chỉ là một phần của sản phẩm thặng dư đó là phần sản phẩm tương ứng với phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp.
- Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa
Địa tô chênh lệch:
Địa tô chênh lệch là phần địa tô thu được ở trên những ruộng đất có lợi thế về điều kiện sản xuất (độ màu mỡ của đất đai tốt hơn, vị trí gần thị trường, gần đường hơn, hoặc ruộng đất được đầu tư để thâm canh). Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung (được quy định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất) và giá cả sản xuất cá biệt.
Hay có thể định lượng:
Địa tô chênh lệch = Giá cả sản xuất chung - Giá cả sản xuất cá biệt
Chúng ta biết trong công nghiệp, giá cả sản xuất được quy định bởi điều kiện sản xuất trung bình, còn trong nông nghiệp nếu giá cả sản xuất cũng được quy định trên ruộng đất có điều kiện sản xuất trung bình thì trên ruộng đất xấu sẽ không có người canh tác và như vậy sẽ không đủ nông phẩm để thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Vì vậy, trong nông nghiệp giá cả sản xuất sẽ do điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất quy định.
Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch. Nguồn gốc của nó là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra. Địa tô chênh lệch gắn với chế độ độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, nếu như trong công nghiệp sự tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch chỉ là hiện tượng tạm thời đối với từng tư bản cá biệt, thì trái lại, trong nông nghiệp sự tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch lại có tính ổn định và lâu dài. Nguyên nhân là do trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản, ruộng đất tốt, xấu khác nhau, đại bộ phận là xấu. Do người ta không tạo thêm được ruộng đất, mà những ruộng đất tốt lại bị độc quyền kinh doanh kiểu tư bản chủ nghĩa cho thuê hết nên buộc phải thuê cả ruộng đất xấu. Điều đó làm cho những nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn luôn thu được lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đố ổn định và lâu dài vì nó dựa trên tính cố định của ruộng đất và độ màu mỡ tự nhiên của đất đai. Lợi nhuận siêu ngạch này sẽ chuyển hóa thành địa tô chênh lệch.
Có hai loại địa tô chênh lệch là địa tô chênh lệch (I) và địa tô chênh lệch (II).
Địa tô chênh lệch (I) là địa tô chênh lệch thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên thuộc loại trung bình và tốt, có vị trí gần thị trường hoặc gần đường giao thông.
Sau đây là ví dụ về sự hình thành địa tô chênh lệch (I) thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên trung bình và tốt.
Giả sử có ba thửa mộng tương ứng với ba mức độ màu mỡ khác nhau: tốt, trung bình và xấu. Tư bản đầu tư trên ba thửa này đều bằng nhau, tất cả đều là 100 và tỷ suất lợi nhuận bình quân \(\overline p' \) là 20%. Nhưng do khác nhau về độ màu mỡ của đất đai nên sản lượng thu được trên ba thửa này sẽ khác nhau. Cụ thể: thửa tốt có sản lượng là 6 tạ, thửa trung bình có sản lượng là 5 tạ và thửa xấu có sản lượng là 4 tạ.
Ta có bản như sau:
Địa tô chênh lệch (II) là địa tô chênh lệch thu được do thâm canh mà có.
Thâm canh là việc đầu tư thêm tư bản vào một đơn vị diện tích ruộng đất để nâng cao chất lượng canh tác của đất, nhằm tăng độ màu mỡ trên thửa ruộng đó, nâng cao sản luợng trên một đơn vị diện tích.
Địa tô tuyệt đối:
Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ, cho dù ruộng đất là tốt hay xấu. Đây là loại địa tô thu trên mọi thứ đất.
Chúng ta đều biết, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, do có sự độc quyền tư hữu về ruộng đất, nên đã cản trở sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều đó thể hiện ở chỗ: nông nghiệp thường lạc hậu so với công nghiệp cả về mặt kinh tế lẫn kỹ thuật, vì thế cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thường thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp. Vì vậy, nếu trình độ bóc lột ngang nhau, và với một lượng tư bản ứng ra bằng nhau thì lượng giá trị thặng dư thu được trong nông nghiệp bao giờ cũng cao hơn lượng giá trị thặng dư thu được trong công nghiệp.
Ví dụ: Có hai nhà tư bản nông nghiệp và công nghiệp đều ứng ra một lượng tư bản là 100; cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp là 3/2; cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp là 4/1; tỷ suất giá trị thặng dư trong cả hai ngành nông nghiệp và công nghiệp đều bằng nhau, bằng 100%; thì giá trị và giá trị thặng dư được sản xuất ra ở từng lĩnh vực là:
Trong nông nghiệp: \(60 c + 40 v + 40 m = 140\)
Trong công nghiệp: \(80 c + 20 v + 20 m = 120\)
Sự chênh lệch giữa giá trị nông sản phẩm với giả cả sản xuất chung làm hình thành địa tô tuyệt đối là: 140 - 120 = 20 Sự độc quyền tư hữu ruộng đất đã ngăn cản quá trình tự do di chuyển tư bản từ các ngành khác vào nông nghiệp và do đó đã ngăn cản quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận giữa nông nghiệp và công nghiệp.
Do vậy, trong nông nghiệp, nông phẩm được bán ra theo giá trị chứ không bán theo giá cả sản xuất chung. Phần chênh lệch giữa giá trị nông phẩm và giá cả sản xuất chung, cũng là phần chênh lệch giữa giá trị thặng dư được tạo ra trong nông nghiệp và lợi nhuận bình quân sẽ được giữ lại để nộp địa tô cho địa chủ.
Vậy, địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là so chênh lệch giữa giá trị nông phẩm và giá cả sản xuất chung.
Địa tô tuyệt đối có điểm giống nhưng cùng có điểm khác biệt với địa tô chênh lệch.
Điểm giống nhau: về thực chất, địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch đều là lợi nhuận siêu ngạch, đều có nguồn gôc từ giá trị thặng dư, đều là kết quả của sự chiếm đoạt lao động thặng dư của công nhân nông nghiệp làm thuê.
Điểm khác biệt: độc quyền kinh doanh ruộng đất theo kiểu tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân sinh ra địa tô chênh lệch, còn dộc quyền tư hữu về ruộng đất là nguyên nhân sinh ra địa tô tuyệt đối. Vì vậy, việc xóa bỏ chế độ độc quyền tư hữu về ruộng đất chính là cơ sở để xóa bỏ địa tô tuyệt đối, khi đó giá cả nông phẩm sẽ hạ xuống và có lợi cho người tiêu dùng.
Ngoài hai loại địa tô chủ yếu là địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối, trong thực tế còn tồn tại một số loại địa tô khác nữa, như: địa tô đất xây dựng, địa tô hầm mỏ, địa tô độc quyền, V.V.. về cơ bản, các loại địa tô này đều là lợi nhuận siêu ngạch gắn với những lợi thế tự nhiên của đất đai. Theo C.Mác, các loại địa tô ấy “đều do địa tô nông nghiệp theo đúng nghĩa của danh từ này”, có nghĩa là do địa tô nông nghiệp điều tiết.
Giá cả ruộng đất
Ruộng đất trong xã hội tư bản không chỉ cho thuê mà còn được bán. Giá cả ruộng đất là một phạm trù kinh tế bất hợp lý, nhưng nó ẩn giấu một quan hệ kinh tế hiện thực. Giá cả ruộng đất là hình thức địa tô tư bản hóa. Bởi ruộng đất đeêm lại địa tô, tức là đem lại một thu nhập ổn định bằng tiền nên nó được xem như một loại tư bản đặc biệt. Còn địa tô được xem như là lợi tức của tư bản đó. Do vậy, giá cả ruộng đất chỉ là giá mua quyền thu địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành. Nó tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức tư bản gửi vào ngân hàng.
Ví dụ: Một mảnh đất hàng năm đem lại một địa tô là 200 đôla, tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng là 5%, thì giá cả mảnh đất là:
\(\dfrac{{200 \times 100}}{5} = 4000\) (đô la)
Vì với số tiền 4.000 đôla đó đem gửi ngân hàng với lãi suất 5%/năm cũng thu được một lợi tức 200 đôla ngang bằng địa tô thu được khi cho thuê ruộng đất.
Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của C.Mác không chỉ vạch rõ bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách thuế đối với nông nghiệp và các ngành khác có liên quan đến đất đai có hiệu quả hơn.
Loigiaihay.com
- Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
- Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản? (CH66)
- Địa tô chênh lệch là gì? Có mấy hình thức địa tô chênh lệch?
- Công thức chung của tư bản? (CH65)
- Cơ sở hình thành và quá trình phát triển tư duy lý luận của Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ và nhà nước
>> Xem thêm