Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập


Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là "hạt nhân" của phép biện chứng. Theo V.I.Lênin. "Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập.

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là "hạt nhân" của phép biện chứng. Theo V.I.Lênin. "Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm".

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng.

Quảng cáo
decumar

a)  Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn

-Khái niệm mâu thuẫn

Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mật đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Đây là quan niệm biện chứng về mâu thuẫn, khác căn bản với quan niệm siêu hình về mâu thuẫn. Theo quan niệm siêu hình, mâu thuẫn là cái đối lập phản lôgích, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập.

Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Thí dụ, điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử, đồng hóa và dị hóa của một cơ thể sống, sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế của xã hội, chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển của nhận thức, V.V..

- Các tính chất chung của mâu thuẫn

Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biến. Theo Ph.Ăngghen: "Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn... sự sống truớc hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng vừa là một cái khác.

Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, là mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến. Cũng như chúng ta đã thấy rằng trong lĩnh vực tư duy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn; chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của con người với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế, trong những năng lực nhận thức, - mâu thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ, sự nối tiếp đó ít ra đối với chúng ta trên thực tiễn, cũng là vô tận, - và được giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận".

Mâu thuẫn không những có tính khách quan, tính phổ biến, mà còn có tính đa dạng, phong phú. Tính đa dạng của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Đó là: mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, V.V.. Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn.

b) Quá trình vận động của mâu thuẫn

Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất của nó V.I.Lênin viết: "Sự đồng nhất của các mặt đối lập ("sự thống nhất" của chúng, nói như vậy có lẽ đúng hơn? tuy ở đây sự phân biệt giữa các từ đồng nhất và thống nhất không quan trọng lắm. Theo một nghĩa nào đó, cả hai đều đúng)"'. Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hưóng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng. Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dần đến sự chuyển hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử, cụ thể.

Trong sự thống nhất và đấu tranh giũa các mặt đối lập sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng. Theo V.I.Lênin: "Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lặp bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối".

Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và quá trình tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Bởi vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới. V.I.Lênin khẳng định: "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập".

c) Ý nghĩa phương pháp luận

- Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, do vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc. khuynh hướng của sự vận động và phát triển. V.I.Lênin đã cho rằng: "Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó... đó là thực chất... của phép biện chứng".

-    Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể. Tức là biết phân tích cụ thể từng loại màu thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp. Trong quá trình hoạt độne nhận thức và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định: những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.9 trên 20 phiếu

>> Xem thêm