Phát triển là gì? Cho ví dụ. Tăng trưởng và phát triển có mối quan hệ nào? Cho ví dụ>
- Khái niệm phát triển Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.
- Khái niệm phát triển
Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.
Ví dụ, quá trình biến đổi của các giống loài từ bậc thấp lên bậc cao; quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thức thức tổ chức xã hội loài người: từ hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc còn sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hình thức tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc, dân tộc...; quá trình thay thế lẫn nhau của các thế hệ kỹ thuật theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn...
- Khái niệm tăng trưởng và mối quan hệ giữa phát triển và tăng trưởng
Về căn bản, khái niệm tăng trưởng dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật; nó không phản ánh quá trình biến đổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật. Đây là điểm khác nhau căn bản giữa khái niệm phát triển và khái niệm tăng trưởng.
Mặc dù có sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ tất yếu với nhau: tăng trưởng là điều kiện của phát triển và ngược lại, phát triển lại là điều kiện tạo ra những sự tăng trửởng mới, thường là với tốc độ và quy mô lớn hơn. Đó là mối quan hệ có tính quy luật của sự phát triển.
Ví dụ, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế: tăng trưởng kinh tế là điểu kiện quan trọng để phát triển kinh tế và ngược lại, sự phát triển kinh tế lại tạo ra điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế có thể đạt được sự tăng trưởng bền vững và với một quy mô, tốc độ mới lớn hơn.
Loigiaihay.com
- Thế nào là quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể? Cho ví dụ. Các quan điểm đó được xác lập trên cơ sở lý luận nào?
- Thế nào là chất, lượng, độ, điểm nút, bước nhảy? Chất và lượng của sự vật có mối quan hệ biện chứng nào? Có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó? Cho ví dụ minh hoạ
- Hiểu theo nghĩa biện chứng duy vật: mâu thuẫn là gì? Với nghĩa như vậy, mâu thuẫn đóng vai trò gì đối với quá trình vận động, phát triển? Tại sao? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vai trò đó? Cho một số ví dụ tương ứng
- Phủ định là gì? Phủ định biện chứng là gì? Phủ định biện chứng giữ vai trò gì đối với sự phát triển? Tại sao? Thế nào là “phủ định của phủ định”? Cho ví dụ minh hoạ
- Chân lý là gì? Chân lý có những tính chất chung nào? Thế nào là chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối? Chân lý có vai trò gì đối với thực tiễn?
>> Xem thêm