Phân tích các điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội?


- Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn: Trong tái sản xuất giản đơn, toàn bộ giá trị thặng dư được sử dụng hết cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản.

-     Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn:

Trong tái sản xuất giản đơn, toàn bộ giá trị thặng dư được sử dụng hết cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Vì vậy, để nghiên cứu điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội, quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong tái sản xuất giản đơn, C. Mác đưa ra mô hình sau:

Khu vực I: 4.000c + 1.000v + 1.000m = 6.000 (tư liệu sản xuất);

Khu vực II: 2.000c + 500v + 500m = 3.000 (tư liệu tiêu dùng);

Tổng sản phẩm xã hội là 9.000.

Để cho sản xuất hằng năm có thể lặp di lặp lại với quy mô như cũ thì toàn bộ sản phẩm của hai khu vực phải được tiến hành như sau:

+ Khu vực I:

*    Bộ phận 4.000c là giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí. Nó (tược bù đắp bằng trao đổi trong nội bộ khu vực I, lấy trong 6.000 sản phẩm của khu vực này là tư liệu sản xuất.

*     Bộ phận II (v + m) = (1.000v +1.000m) là tiền lương của công nhân và phần giá trị thặng dư của nhà tư bản. Về mặt hiện vật, hai bộ phận này tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất không thể trực tiếp tiêu dùng cá nhân nên dược đem trao đổi với khu vực II dể lấy tư liệu tiêu dùng.

+ Khu vực II:

*    Bộ phận (500v + 500m) là tiền lương của công nhân và phần giá trị thặng dư của nhà tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu tiêu dùng nên dược trao đổi trong nội bộ khu vực II lấy từ 3.000 sản phẩm của khu vực này là tư liệu tiêu dùng.

*    2.000c là phần để khu vực II bù dắp tư liệu sản xuất đã hao phí. Về mặt hiện vật, bộ phận này tồn tại dưới hình thái tư liệu tiêu dùng nên phải đem trao đổi với khu vực I để lấy tư liệu sản xuất.

Quan hệ trao đổi giữa hai khu vực có thể biểu diễn như sau:

I (1.000v + 1.000m) = II (2.000c)

Với việc thực hiện trao đổi như trên, sản xuất của năm sau sẽ được phục hồi và diễn ra theo quy mô như cũ.

+ Điều kiện để thực hiện tái sản xuất giản đơn của tư bản xã hội là:

Điều kiện thứ nhất:  I (v + m) = II c

Cung của khu vực I về những tư liệu sản xuất mới tạo ra phải bằng cầu về tư liệu sản xuất của khu vực II, đồng thời cung về tư liệu tiêu dùng của khu vực II phải bằng cầu về tư liệu tiêu dùng của công nhân và nhà tư bản ở khu vực I.

Điều kiện thứ hai: I(c + v + m) = Ic + IIc

Tổng cung về tư liệu sản xuất của xã hội phải bằng tổng cầu về tư liệu sản xuất của cả hai khu vực. Điều này phản ánh quan hệ cung cầu về tư liệu sản xuất trong xã hội.

Điều kiện thứ ba: II (c + v + m) = I (v + m) + II (v + m)

Tổng cung về tư liệu tiêu dùng của xã hội phải bằng tổng cầu về tư liệu tiêu dùng cả hai khu vực của nền kinh tế. Điều kiện này phản ánh quan hệ cung cầu vể tư liệu tiêu dùng trong xã hội.

-      Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng:

+ Muốn có tái sản xuất mở rộng phải biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản bất biến phụ thêm (c) và tư bản khả biên phụ thêm (v), nhưng các bộ phận giá trị phụ thêm đó phải tìm được những nguồn cung về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng phụ thêm dưới hình thái vật chất tương ứng với nhu cầu của nó. Muốn có thêm tư liệu sản xuất thì khu vực I phải cung ứng lượng tư liệu sản xuất nhiều hơn trong tái sản xuất giản dơn, để không những phụ thềm tư liệu sản xuất cho khu vực I mà cả cho khu vực II. Ngược lại, khu vực II cũng phải sản xuất ra lượng lư liệu tiêu dùng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm của cả hai khu vực. Điều đó làm cho cơ cấu sản xuất xã hội có những thay đổi.

+ Do việc: cung cấp tăng thêm số lượng tư liệu sản xuất có vai trò quyết định đối với tái sản xuất mở rộng, nên C. Mác đã đưa ra mô hình của tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội như sau:

Khu vực I: 4.000c + l.000v + l.000m = 6.000 (tư liệu sản xuất).

Khu vực II: 1.500c + 750v + 750m = 3.000 (tư liệu tiêu dùng).

+ Điều kiện cơ bản để thực hiện trong tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội là:

Điều kiện thứ nhất: I (v + m) > II c

Giá trị mới của khu vực I sản xuất ra phải lớn hơn giá trị tư liệu sản xuất của khu vực II đã tiêu dùng.

Điều kiện thứ hai: I (c + v + m) > I c + II c

Toàn bộ giá trị sản phẩm của khu vực I phải lớn hơn tổng giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu dùng của cả hai khu vực. Có như vậy, cả hai khu vực sản xuất của xã hội mới có tư liệu sản xuất phụ thêm để mở rộng sản xuất.

Điều kiện thứ ba: II (c + v + m) < 1 (v + m) < II (v + m)

Toàn bộ giá tri mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm của khu vực II. Có như vậy mới có thể dành một phần thu nhập quốc dân để mở rộng sản xuất.

Loigiaihay.com

 


Bình chọn:
4.2 trên 9 phiếu
  • Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản?

    - Bản chất của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản: Trong chủ nghĩa tư bản, khi nền sản xuất đã được xã hội hoá cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không tránh khỏi.

  • Tư bản xã hội là gì? Những giả định của C. Mác khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội?

    - Tư bản xã hội là tổng hợp các tư bản cá biệt của xã hội vận động đan xen nhau, liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.

  • Tổng sản phẩm xã hội là gì?

    - Khái niệm: Tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.

  • Thị trường chứng khoán là gì?

    - Thị trường chứng khoán là nơi mua bán các chứng khoán. - Thị trường chứng khoán được phân thành hai cấp độ: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. + Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán trong lần phát hành đầu tiên.

  • Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản

    Nếu như trong sản xuất hàng hóa giản đơn, với sự phát triển của chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng nổ ra khung hoảng kinh tế, thì đến chủ nnhĩa tư bản, khi nền sản xuất đã xã hội hóa cao độ

>> Xem thêm