Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản


Trong công thức T - H – T’, trong đó T’ = T + T. Vậy, giá trị thặng dư (T) do đâu mà có? Các nhà kinh tế học tư sản đã cố tình chứng minh rằng quá trình lưu thông đẻ ra giá trị thặng dư, nhằm mục đích che giấu nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.

Trong công thức T - H – T’, trong đó T’ = T + T. Vậy, giá trị thặng dư (T) do đâu mà có?

Các nhà kinh tế học tư sản đã cố tình chứng minh rằng quá trình lưu thông đẻ ra giá trị thặng dư, nhằm mục đích che giấu nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.

Thực ra trong lưu thông, dù người ta trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra giá trị mới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư.

Trường hợp trao đổi ngang giá:

Nếu hàng hóa được trao đổi ngang giá, thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ tiền thành hàng và từ hàng thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, về mặt giá trị sử dụng thì cả hai bên trao đổi đều có lợi vì có được những hàng hóa thích hợp với nhu cầu của mình.

 Trường hợp trao đổi không ngang giá:

Có thể có ba trường hợp xảy ra, đó là:

 Trường hợp thứ nhất, giả định rằng có một nhà tư bản nào đó có hành vi bán hàng hóa cao hơn giá trị 10% chẳng hạn. Giá trị hàng hóa của anh ta là 100 đồng sẽ được bán cao lên 110 đồng và do đó thu được 10 đồng giá trị thặng dư. Nhưng trong thực tế không có nhà tư bản nào lại chỉ đóng vai trò là người bán hàng hóa, mà lại không là người đi mua các yếu tố sản xuất để sản xuất ra các hàng hóa đó. Vì vậy, đến lượt anh ta là người mua, anh ta sẽ phải mua hàng hóa cao hơn giá trị 10%, vì các nhà tư bản khác bán các yếu tố sản xuất cũng muốn bán cao hơn giá trị 10% để có lời. Thế là 10% nhà tư bản thu được khi là người bán sẽ mất đi khi anh ta là người mua. Hành vi bán hàng hóa cao hơn giá trị đã không hề mang lại một chút giá trị thặng dư nào.

Trường hợp thứ hai, giả định rằng lại có một nhà tư bản nào đó, có hành vi mua hàng hóa thấp hơn giá trị 10%, để đến khi bán hàng hóa theo giá trị anh ta thu được 10% là giá trị thặng dư. Trong trường hợp này cũng vậy, cái mà anh ta thu được do mua rẻ sẽ bị mất đi khi anh ta là người bán vì cùng phải bán thấp hơn giá trị thì các nhà tư bản khác mới mua. Rút cục giá trị thặng dư vẫn không được đẻ ra từ hành vi mua rẻ.

 Còn có thể trường hợp thứ ba sau đây: Giả định trong xã hội tư bản lại có một kẻ giỏi bịp bợm, lừa lọc, bao giờ hắn cũng mua được rẻ và bán được đắt. Nếu khi mua, hắn ta đã mua rẻ được 5 đồng, và khi bán hắn cũng bán đắt được 5 đồng. Rõ ràng 10 đồng giá trị thặng dư mà hắn thu được là do trao đổi không ngang giá. Sự thực thì 5 đồng thu được do mua rẻ và 5 đồng hắn kiếm được do bán đắt cũng chỉ là số tiền hắn lường gạt được của người khác. Nhưng nếu xét chung cả xã hội, thì cái giá trị thặng dư mà hắn thu được lại chính là cái mà nguời khác mất đi, do đó tổng số giá trị hàng hóa trong xã hội không vì hành vi cướp đoạt, lường gạt của hắn mà tăng lên. Giai cấp tư sản không thể làm giàu trên lưng bản thân mình.

Trong thực tiễn, dù có lật đi lật lại vấn đề này đến mấy đi nữa thì kết quả cũng vẫn như thế. C.Mác đã chỉ rõ: "Lưu thông hay trao đổi hàng hóa, không sáng tạo ra một giá trị nào cả".

Như vậy, lưu thông đã không đẻ ra giá trị thặng dư. Vậy phải chăng giá trị thặng dư có thể đẻ ra ở ngoài lưu thông?

Trở lại ngoài lưu thông, chúng ta xem xét hai trường hợp:

-   Ở ngoài lưu thông, nếu ngươi trao đổi vẫn đứng một mình với hàng hóa của anh ta, thì giá trị của những hàng hóa ấy không hề tăng lên một chút nào.

-  Ở ngoài lưu thông, nếu người sản xuất muốn sáng tạo thêm giá trị mới cho hang hóa, thì phải bằng lao động của mình. Chẳng hạn, người thợ giày đã tạo ra một giá trị mới bằng cách lấy da thuộc để làm ra giày. Trong thực tế, đôi giày có giá trị lớn hơn da thuộc vì nó đã thu hút nhiều lao động hơn, còn giá trị của bản thân da thuộc vẫn y như trước, không tự tăng lên.

Đến đây, C.Mác đã khẳng định: "Vậy là tư bản không thề xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông".

Đó chính là mâu thuẫn chứa đựng trong công thức chung của tư bản. Để giải quyết những mâu thuẫn này. C.Mác chỉ rõ: "phải lấy những quy luật nội tại của lưu thông hàng hóa làm cơ sở...

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 17 phiếu
  • Hàng hóa sức lao động

    Sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển hóa thành tư bản không thể xảy ra trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hóa được mua vào (T - H). Hàng hóa đó không thể là một hàng hóa thông thường, mà phải là một hàng hóa đặt biệt, hàng hóa mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị.

  • Lý thuyết: Học thuyết giá trị thặng dư

    Ở chương IV, chúng ta đã nghiên cứu nhũng vấn đề chung về sản xuất háng hóa, về sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành tiền tệ. Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất hàng hóa.

  • Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động?

    Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.

  • Phân tích tiền công danh nghĩa, tiền công thực tế?

    - Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hoá thành tiền công thực tế.

  • Giá trị thặng dư siêu ngạch?

    - Quá trình cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá

>> Xem thêm