Lý thuyết: Văn học Veda và triết học Veda


Veda là gì ? Veđa có nghĩa là hiểu biết. Đối với phái chính thống, Veda có nghĩa là những tri thức cao cả, thiêng liêng . Trong nghĩa cụ thể, Veda là một khối lượng tác phẩm văn học được sáng tác trong khoảng thời gian trên dưới 2.000 năm, không đồng nhất về văn phong và nội dung.

Veda là gì ? Veđa có nghĩa là hiểu biết. Đối với phái chính thống, Veda có nghĩa là những tri thức cao cả, thiêng liêng . Trong nghĩa cụ thể, Veda là một khối lượng tác phẩm văn học được sáng tác trong khoảng thời gian trên dưới 2.000 năm, không đồng nhất về văn phong và nội dung.

Bộ phận sớm nhất của Veda là những khúc hát và tụng ca truyền miệng của dân du mục, tự gọi là người Arya. Những khúc hát được truyền lại qua ký ức và vì thế được coi là "Sruti (Nghe rằng, truyền văn). Các tác phẩm truyền miệng rất xưa này, gọi theo truyền thống là mantra, làm thành một bộ phận lớn của Veda. Mantra còn đến ngày nay dưới dạng 4 tập, 4 samhita. 1. Rigveda - sanihita, 2. Sàmaveda - samhita, 3. Atharvaveda - samhita, 4. Yajurveda - samhita. Hay chỉ gọi đơn giản Rigveda, Sàmanveda, Atharvaveda, Yajurveda.

+ Rigveda là bộ phận cổ nhất (gồm 1028 khúc hát) (sùkta), tất cả có 10.552 khổ (rik). Không thể định niên đại cho Rigveda như một tác phẩm hoàn chỉnh. Có người cho là vào năm 2.500 - 2.000 tr. CN nhưng không có cơ sở chắc chắn. Có người cho là phải liên hệ với niên đại Arya vào đất Ấn, sau văn minh Iridus. Nhưng như trên đã nói, vấn đề trở nên phức tạp khi đọc được chữ viết Indus.

Phái chính thống cho Veda là chứa đựng những mình triết tuyệt đối, nhưng đọc kỹ, ta chỉ thấy ở Rigveda những nguyện vọng hàng ngày của người dân thường như ước mong có thức ăn, có gia súc, ước vọng mưa xuống, mong an cư, mạnh khỏe, nhiều con cái— Trên thực tế, Rigveda không có những tư duy triết học.

Các nhà triết học về sau thường trích dẫn một đôi câu Rigveda để chứng minh ảnh hưởng Veda đến các quan điểm triết học khác nhau sau này nhưng đó chỉ là việc làm khiên cưỡng. Chẳng hạn, Udayana, khi ủng hộ nguyên tử luận Vai sesika, đã khẳng định rằng từ patatra có nguồn gốc từ từ "đi" , do đó có nghĩa là vận động, từ này gặp trong Rigveda, và như vậy, nguyên tử là vận động và thuyết nguyên tử đã được Veda quyền uy xác nhận. Nhưng thực ra đoạn có từ patatra trong Rigveda chẳng có liên quan gì đến thuyết nguyên tử cả. Việc đi tìm cơ sở cho sự phát triển các quan điểm triết học mượn từ những bài hát cổ là vô nghĩa.

+ Samaveda  là tuyển tập các đoạn Rigveđa dùng cho các tư tế (udgatri) hát trong khi tiến hành nghi lễ.

+ Atharvaveda là tuyển tập các thần chú ma thuật dùng cho các sự khẩn cầu khác nhau.

+ Yajurveda gồm có hai bộ phận: Yajurveda Trắng CSukla - yajurveda) và Yajurveda Đen (Kri'sna - yajurveda). Yajurveda Trắng chỉ có các thần chú và các công thức sử dụng cho các nghi lễ, còn Yajurveda Đen thì nêu lên những ý kiến về nghi lễ và thảo luận những ý kiến đó. Những thần chú trong Yajurveda một phần là thơ, một phần là văn xuôi, thường được gọi là Yajus (có nghĩa là "công thức"), từ đó có tên là Yajurveda. Nhưng những yajur thường không có nghĩa, nêu có thì cũng là vô lý hỗn loạn, và người ta cho do vậy mà có sức mạnh ma thuật.

Ba tác phẩm văn học Veda muộn hơn là Bràhmana, Àranyakn và Upanisad.

Sự bàn luận lý thuyết trong Yajurveda Đen là dự báo cho sự xuất hiện Bràhmana. Nội dung của Bràhmana là nói về nghi lễ (Yajana) mà các học giả hiện đại thuờng dịch không đúng là hiến tế.

Àranyaka muộn hơn và gắn liền với Bràhmana.

Upanisad là muộn nhất tronp văn học Veda.

Người thường cho Upanisad có nghĩa là "tri thức bí mật" ”upa - ni - sad” có nghĩa là "ngồi xung quanh ai đó" để trao đổi riêng. Ngây nay Upanisad có 18 tập, niên đại sớm muộn khác nhau.

Sự xuất hiện Upanisad trong văn học Veda thường được coi là một bước giải phóng tư duy của người Ấn cổ đại. Upanisad khác các tác phẩm văn học Veda khác ở chỗ nó biểu hiện một tinh thần mới, đó là sự giải phóng đầu tiên ý thức tư biện khỏi nghi lễ ma thuật. Và cuối cùng, ta đặt được câu hỏi triết học chân chính, và đi tìm câu trả lời: Cái gì là nguyên nhân ? Brahman ? Chũng ta xuất hiện trên cõi đời này như thế nào ? Tất nhiên cách đặt câu hỏi thường ngây thơ và câu trả lời thường đơn giản. Nhưng điều quan trọng là cùng với sự xuất hiện của Upanisad, dân tộc Ấn, hay ít ra là một số nhà tư tưởng, đã thoát khỏi cuộc cãi cọ dường như vô tận về các phép hiến tế, các câu thần chú. Người ta gọi Upanisad la.Jnana - Kànda, tức bộ phận Veda nói về tri thức, khác với Bràhmana, được gọi là Karma Kànda, hay bộ phận Veda nói về nghi lễ. Nhưng nói rằng Upanisad đoạn tuyệt đối với quá khứ và làm một cuộc cách mạng chống hệ thống nghi lễ, như một số học giả hiện đại là không đúng. Nhiều chỗ Upanisad vẫn chưa thoát khỏi sự tư biện về nghi lễ. Nhiều nhà triết học hiện nay cho rằng Upanisad đề cập đến các hệ thống triết học khác nhau có nhiều quan điểm trái ngưọc nhau. Đúng như vậy, B. Barua đã cố gắng tìm ra những quan điểm triết học khác nhau trong Àranyaka và Upanisad. Ông đã coi các quan điểm đó là của các nhá triết học có tên tuổi và ít nổi tiếng khác nhau. Trong số đó, theo Barua, có Mahidasa Aitareya là người cha của triết học Ấn Độ”, đã được nhắc đến trong Upanisad.

Một người khác lá Yajnavalkya. Theo Barua, trong thời Yajnnvlka, tất cả vùng Bắc Ấn âm vang những cuộc chiến trận triết học. Ý kiến đó có phần khuếch đại nhưng cũng có phần đúng.

Ngày nay, nói chung người ta đồng ý với luận điểm của G. Thibaut cho rằng các tư tưởng tư biện phổ biến trong thời kỳ Upanisad "không phải là sự sáng tạo của một bộ óc mà là kết quả chung của sự tư biện hình thành qua nhiều thế hệ".

Mimànsà và Vedànta là hai hệ thống coi Veda là quyền uy không sai lầm và muốn xây dựng hệ thống triết học trên cơ sở Veda. Nhưng không có hệ thống nào dựa vào toàn bộ văn học Veda:

-          Vedànta chỉ dựa vào Upanisad, không nghi ngờ các Samhita và Bràhmàna, nhưng lờđi không chú ý đến.

-           Mimànsà lại có một quan hệ lạ lùng hơn với văn học Veda. Nó đưa ra những chứng cứ phức tạp để chứng minh Veda là đúng đắn và vĩnh hằng (Thần cũng không thể sáng tạo ra Veda huống chi là người!) Upanisad là một bộ phận của Veda nên cũng được coi là vĩnh hằng và đúng đắn. Nhưng trong thực tế, phái Mimànsà đã ủng hộ những quan điểm triết học mà Upanisad chống lại. Quan điểm triết học của Mimànsà rút ra từ cái họ say mê là nghi lễ (Yajna). Đối với họ, nghi lễ là tất cả. Họ cố chứng minh rằng Veda không chứa một cái gì khác ngoài những mệnh lệnh về Yajna, tức nghi lễ và các điều cấm kị. Thực ra nghi lễ được trình bày nhiều trong Yajurveda và Bràhmana, nhưng không thể nói như vật với Rigveda và Upanisad.

Sau đây chúng ta lần lượt nghiên cứu chín hệ thống triết học của Ấn Độ cổ đại.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.3 trên 3 phiếu