Lý thuyết: Vài nét về xã hội Tây Âu thời Trung cổ


Thế kỷ III - IV, trong đời sống phần lớn các dân tộc Tây Âu diễn ra những biến đổi sâu sắc. Đặc trưng đời sống xã hội Tây Âu thời kỳ này là sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và ra đời chế độ phong kiến.

Thế kỷ III - IV, trong đời sống phần lớn các dân tộc Tây Âu diễn ra những biến đổi sâu sắc.

Đặc trưng đời sống xã hội Tây Âu thời kỳ này là sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và ra đời chế độ phong kiến. Những cuộc nổi dậy của quần chúng nô lệ đã xóa bỏ hình thức bóc lột theo kiểu cũ - kiểu nô lệ, nhưng lại thay vào hình thức bóc lột theo kiểu mới - kiểu nông nô. Những biến đổi diễn ra trong sự phân hóa giai cấp cũng trở nên sâu sắc. Ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên người nông dân La Mã đã bị bóc lột hết sức nặng nề và trở thành những người hoàn toàn lệ thuộc. Trong đế quốc La Mã bị suy tàn đo cuộc đấu tranh giai cấp bên trong và sự tấn công của bọn dã man (chủ yêu bọn Giécmanh từ bên ngoài và trong cả những quốc gia mới xuất hiện trên sự đổ vỡ của đế chế La Mã đã diễn ra những mối quan hệ mới: người nông dân bị trói bưộc vào ruộng đất của địa chủ, lao động nô lệ thay bằng lao động của nông nô và thợ thủ công.

Trong xã hội do nền kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp thống trị, sản phẩm làm ra chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của công xã và thái ấp của bọn địa chủ. Thái ấp là một thế giới đóng kín. Người nông dân không chỉ bị lệ thuộc về mặt ruộng đất vào địa chủ mà còn cả về mặt cá nhân, thân thể, không có quyền về chính trị. Sự lệ thuộc đó được C.Mác gọi là sự cưỡng bức phi kinh tế.

Xã hội trung cổ, như Lênin nhận xét là xã hội mà việc điều hành nền kinh tế nằm trong tay những người tiểu nông, những người khốn cùng, bị lệ thuộc nhục nhã về mặt cá nhân và tối tăm về mặt trí tuệ. Điều đó cắt nghĩa tại sao những thế kỷ đầu, của thời trung cổ đã diễn ra sự suy đồi không chỉ về kinh tế mà về toàn bộ đời sống xã hội.

Tuy nhiên, về sự biến đổi của hình thái kinh tế - xã hội thì như Ăngghen đánh giá trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, thời kỳ ra đời mối quan hệ giữa bọn địa chủ và những người nông dân phụ thuộc vào chúng là thời kỳ khởi đầu của sự phát triển mới.

Về mặt tinh thần, thời kỳ trung cổ Tây Âu cũng là thời kỳ thống trị của tôn giáo và nhà thờ. Nhà thờ và tu viện đồng thời là những tên đại địa chủ, chiếm hữu nhiều ruộng đất (thế kỷ IX - X có những tu viện chiếm hàng trăm ngàn hécta ruộng đất). Nhà thờ còn nắm trong tay quyền lực chính trị, luật pháp, V.V.. Sự hùng mạnh của nhà thờ thời kỳ này được cắt nghĩa, một là, bởi sự tồn tại của giai cấp nông dân hết sức đông đảo nhưng "tối tăm về trí tuệ" và bị tước mọi quyền hành; hai là, sự hình thành các tiểu vương quốc độc lập từ sự tan rã của đế chế La Mã đòi hỏi sự thống nhất trong hoạt động, và nhà thờ - tên đại phong kiến đã đóng vai trò cơ sở của sự thống nhất đó.

Nhà thờ đạo Thiên chúa, như Ăngghen nhận xét, là một tổ chức tập quyền hùng mạnh, thống trị châu Âu về tinh thần và chính trị. Do đó, khoa học và triết học đã không tìm được cho mình một con đường độc lập. Việc nghiên cứu khoa học và thần học chủ yếu tập trung trong các tu viện và trường học của nhà thờ. Còn các nhà bác học và thần học thì ít khi vuợt khỏi sự bình luận và giải thích kinh thánh. Bởi vậy, tín điều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi tư duy, và thế giới quan thời trung cổ chủ yếu là thế giới quan thần học bao trùm lên triết học, luật học và chính trị.

Do đó, xét về mặt phát triển, thì triết học, văn hóa của những thế kỷ đần thời kỳ trung cổ là một bước lùi so với thời kỳ cổ đại. Nhưng sự thay thể chế độ chiếm hữu nô lệ bằng chế độ mới - chế độ phong kiến, không nghi ngờ gì, lại là một hiện tượng tiến bộ lịch sử. Đó là thời kỳ mà trong nỗi đau lớn đã sinh ra một nền văn minh mới, tạo cơ sở cho sự ra đời của những "bộ tộc hiện đại", chuẩn bị cho lịch sử tương lai của châu Âu. Vì vậy, thời kỳ trung cổ không phải là sự đứt đoạn của quá trình lịch sử. Trong đó đã hình thành những lực lượng để sau này trở thành nguồn gốc cho sự phục hưng mới về khoa học và văn hóa.

Về mặt triết học, các lý thuyết triết học thời kỳ trung cổ chịu ảnh hưởng của nền triết học đạo Cơ đốc từ thế kỷ II đến thế kỷ IV. Vì vậy, nghiên cứu triết học thời trung cổ không thể tách rời sự nghiên cứu giai đoạn triết học đạo Cơ đốc.

Giai đoạn triết học đạo Cơ đốc có thể gọi là giai đoạn đệm (quá độ) giữa hai giai đoạn cổ đại và trung đại ở Tây Âu. Trong giai đoạn triết học này có những nhà triết học và thần học nổi tiếng Téctuliêng, Oguýtxtanh V.V..

Téctuliêng (khoảng năm 160 - 230), ông sinh ở thành phố Cáctagiơ (La Mã). Là một cha cố nhà thờ, Téctuliéng đã hết lời ca ngợi đạo Cơ đốc, mạnh dạn tuyên bố nguyên tắc tách triết học khỏi tôn giáo. Theo ông, trí tuệ không có khả năng sáng tạo gì hết. Còn tôn giáo thì ngược lại, bao gồm trong nó hết thảy mọi cái (kể cả giới tự nhiên). Do đó không nên cho rằng triết học, trí tuệ là cơ sở của tôn giáo. Nhửng lập luận có tính triết học về tôn giáo đều là bịa đặt, là tà đạo.

Téctuliêng đối lập chân lý của chúa trời với chân lý của con người và đi đến một kết luận nổi tiếng mang đầv đủ đặc điểm thế giới quan của nhà sáng lập triết học đạo Cơ đốc: “tôi tin bởi vi điều đó là vô lý !". Niềm tin tôn giáo theo ông là không thể chứng minh bằng trí tuệ triết học. Nó là niềm tin mù quáng vào những điều phi lý. Vi dụ, trong tác phẩm Có gìchung giữa hàn lâm viện và nhà thờ ?”, ông nói: “Người con của chúa trời bị đóng đinh trên cây thánh giá vì nhục nhã mà không xấu hổ. Và người con của chúa trời đã chết, điều đó cần phải hoàn toàn tin bởi vì nó hoàn toàn vô lý ! Và sự sống lại của chúa Giêsu sau khi đã chết, điều đó là tin tưởng, bởi vì nó không thể có".

Téctuliêng cũng phân rõ ranh giới giữa lý trí và lòng tin tôn giáo, Lý trí chỉ nhận thức được giới tự nhiên. Còn niềm tin tôn giáo (ông gọi là ý thức) thì vượt ra ngoài giới hạn đó. Mục đích của nó là nhận thức Thượng đế.

Lên án tri thức triết học, Téctuliẻng muốn nhấn mạnh đến ưu thế của tôn giáo - một niềm tin không thể chứng minh bằng trí tuệ triết học. Khi khẳng định niềm tin mù quáng tôn,giáo vào sự tồn tại của Thượng đế, Téctuiiêng nói: Người nào mà chúng ta tôn thờ thì đó là vị chúa duy nhất, là Thượng đế. Thượng đế là không thể nhìn thấy, mặc dù Ngài ở khắp mọi nơi ! không thể cảm thấy, mặc dù bằng sự ban thưởng của mình Ngài đã hiện hình trong chúng ta ! không thể hiểu được, mặc dù lý trí con người biết được về Ngài. Chính điều đó đã chứng minh sự tồn tại của Thượng đế và sự vĩ đại của Ngài.

Ngay từ những năm 40 của thế kỷ trước, Mác đã rất chú ý đến kết luận của Téctuliêng về sự không thể phù hợp giữa đạo Cơ đốc và triết học. Mác đã nhận xét rằng, sự đối lập giữa triết học và đạo Cơ đốc, giữa "lý trí trần tục” và "lý trí thần linh” được Téctuliêng biểu hiện bằng cái công thửc nổi tiếng "cái đó là chân lý, bởi vì nó vô lý".

Tuy là nhà thần học đấu tranh chống triết học, đòi tách triết học khỏi thần học và tôn giáo, nhưng Tértuliéng cũng không triệt để trong cuộc đấu tranh đó. Bản thân ông cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học cổ đại, đặc biệt là triết học của phái Xtôíc. Ông tán thành quan điểm của phái đó cho rằng chỉ có vật thể là tồn tại. Nhưng vì là nhà thần học, nên ông lại khẳng định Thưọng đế là vật thể. Nhưng Thượng đế giống như mặt trời mà con ngưòi chỉ biết được nó qua những tia sáng chiếu xuống trái đất, mà không thể biết được bản chất thực của nó. Tia sáng ấy của Thượng đế là đức chúa Giêsu - vị chúa cứu thế mang tính người.

Như vậy, tư tưởng cơ bản của nhà thần học Téctuliêng là hạ thấp tri thức và lý trí, thù địch với triết học phi tôn giáo, ca ngợi lòng tin mù quáng.

Ôguýtxtanh (354 - 430) (còn gọi là Thánh ôguýtxtanh). Ông sinh ở thành phốTaghết Bắc Phi (nay thuộc Angiêri). Ông là một giáo chủ, nhà văn, nhà triết học nổi tiếng, có nhiều tác phẩm nhất trong thời kỳ này. Ông được giới thần học đương thời coi là trụ cột, là sự khẳng định chân lý của đạo Cơ đốc. Vì là nhà thần học đạo Cơ đốc, Ôguýtxtanh ra sức bảo vệ tôn giáo, chống lại khoa học và triết học duy vật. Triết học của ông là cơ sở lý luận quan trọng cho cả đạo Thiên chúa sau này. Những tác phẩm quan trọng nhất của ông là: Chống lại các nhà hàn Lâm viện, về sự bất tử của linh hồn, về khoa học Cơ đốc giáo . Sự thú tội, về thành đô của Thượng đế, về những tà đạo.

Thí dụ điển hình của chủ nghĩa chủ quan cực đoan và sai lầm trong toàn bộ sự lập luận cùa Ôguýtxtanh là tác phẩm Sự thú tội. Trong đó ông ra sức chứng minh toàn bộ thế giới giàu có, phong phú xung quanh con người là do Thượng đế sáng tạo và được nhận thức bi Thượng đế. Nhưng trong Sự thú tội, Ôguýtxtanh cũng bộc lộ những mâu thuẫn trong quan niệm của mình

Chẳng hạn, khi gọi Thượng đế là “bác sĩ của trái tim mình", Ổguýtxtanh đã tự hỏi: tại sao ông lại đột nhiên ấp ủ một tình yêu đối với Thượng đế như vậy, vẻ đẹp của thân thể, sự vinh quang tạm thời, sự rực rỡ của ánh sáng, sự dịu dàng của âm điệu, mùi thơm của hoa lá- tất cả, theo ông, mặc dù đuợc ban phát từ trên, nhưng lại được đánh giá bởi Thượng đế. Ông lần lượt chú ý tới mọi mặt, mọi biểu hiện của giới tự nhiên và bác bỏ tính chất thần thánh của chúng, ông nói, Thượng đế không phải là trái đất và mọi cái đều tìm thấy ở nó; không phải là không khi với sự sinh sống của cư dân. Và ông kết luận: "Không, có Thượng đế trong các sự vật cảm biết".

Khi không tìm thấy dấu vết của Thượng đế trong thế giới các sự vật xung quanh con người, ôguýtxtanh đã chú ý làm sáng tỏ những thuộc tính bên trong con người và giả định rằng con người gồm thể xác và linh hồn, "một cái ở bên ngoài và một cái ở bên trong". Do không tìm thấy Thượng đế ở bên ngoài, con người đã phải tìm Thượng đế bên trong bản thân mình. Như vậy, Ôguýtxtanh đã bắt đầu chú ý tới sức mạnh tinh thần trong con người. Ở đây ông đã gặp phải một mâu thuẫn không giải quyết được từ lập trường tôn giáo. Đó là vấn đề tự do ý chí của con người.

Ông khẳng định Thượng đế là có sức mạnh vạn năng, có quyền lực tuyệt đối. Vậy ý chỉ con người có tự do trước ý chí và hành động của Thượng đế không ? vấn đề đó đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà thần học. Vì phụ thuộc vào sự giải đáp nó như thế nào mà đi tới thừa nhận hay phủ nhận nhà thờ. Trên thực tế nếu con người có tự do ý chí và hành động theo lý trí và tình cảm của mình thì có nghĩa là Thượng đế không thống trị được con người. Rõ ràng, với tư cách nhà thần học, ôguýtxtanh không thể chấp nhận kết luận đó. Nhưng nếu giái quyết vấn đề ngược lại thì cũng không cứu vãn được tình hình. Vì nếu khẳng định con người không có tự do ý chí, mọi hành động của nó đều được Thượng đế định đoạt trước, ý chí con người phải phụ thuộc vào Thượng đế thì có nghĩa con người là vô tội, là trong sạch, vì Thưọng đế, Chúa trời không khuyến khích con người làm điều xấu. Và nhờ vậy, con người cũng không cần đến sự cứu thoát của Thượng đế. Do đó, cả hai cách lý giải về tự do ý chí của con người đều mâu thuẫn với tín điều tôn giáo. Cuối cùng, Ôguýtxtanh phải đi tới kết luận rằng ý chí con người là tự do, nhưng chỉ trong giới hạn tiền định của Thượng đế. Mỗi người đều có thể tự hành động tùy thuộc vào mình, nhưng cái gì con người làm thì Chúa cũng làm. Còn về những hành vi tội lỗi, những điều ác mà con người gây ra, theo Ôguýtxtanh, nguồn gốc không phải ở Thượng đế như là sự tồn tại cao, cũng không phải ở chủ tâm của con người như là một tồn tại thấp, mà là ở sự xa rời của tồn tại thấp (con người) khỏi tồn tại cao (Thượng đế). Kẻ gây ra sự xa rời ấy là quỷ sứ một trong những thiên thần bị sa ngã.

Lý luận nhận thức trong triết học của ôguýtxtanh cũng mang tính chất tôn giáo hết sức rõ rệt. Lý luận đó gắn liền với thần học. Quá trình nhận thức của con người là quá trình nhận thức Thượng đế, nhận thức Chúa trời. Và nhận thức Thượng đế, theo Ôguýtxtanh, chỉ đạt được bằng lòng tin tôn giáo mù quáng. Ông nói, cần phải tin để mà hiểu, và cần phải hiểu để mà tin. Trong nhận thức về Thượng đế có ba mức độ: một là thông qua những cảm giác bên ngoài, những cảm giác này nói chung không lừa dối; hai là nhận, thức thông qua cảm giác bên trong "bàn bạc" lại những cảm giác bên ngoài; ba là nhận thức lý trí, đánh giá những phán đoán của cảm giác bên trong.

Ôguýtxtanh cũng đứng trên lập trường thần học để giải quyết vấn đề chân lý. Ông nói, độ do của chân lý là sự tự ý thức của con người. Dù cho nghi ngờ thế nào chăng nữa thì chúng ta cùng phải tin rằng chúng ta đang tồn tại, đang vận động, đang suy nghĩ, đang mong muốn, đang hình dung, đang nghi ngờ. Như vậy, thậm chí những người nghi ngờ cũng có chân lý mà họ không thể nghi ngờ. Theo Ôguýtxtanh, để tìm chân lý, con người không: cần đi ra khỏi tâm hồn mình, trong tâm hồn con người đã chỉ ra chân lý tối cao, từ chân lý tối cao mà nảy sinh mọi chân lý. Thượng đế lả chân lý tối cao.

Những quan niệm xã hội được Ôguýtxtanh trình bày chủ yếu trong tác phẩm Về thành đô của Thượng đế. Ông chia xã hội loài người làm hai thành đó, hai vương quốc: vương quốc điều ác là nhà nước trần thế và vương quốc của Thượng đế trên trái đất là nhà thờ. Ôguýtxtanh đã tích cực bảo vệ sự bất bình đẳng xã hội. Ông khẳng định, một số người này thì được Chúa ban cho quyền hưởng sung sướng vĩnh viễn, còn một số người khác thì phải khổ vĩnh viễn. Ông khuyên người nghèo chỉ nên yêu cái gi không lấy đi được, nghĩa là không nên yêu của cải, mà chỉ yêu Thượng đế. Cuộc sống trần thế chỉ là tạm thời, con người chỉ là khách bộ hành chốc lát trên trái đất, hạnh phúc ở "thế giới bên kia” mới là vĩnh viễn.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.4 trên 5 phiếu