Lý thuyết nhiên liệu>
1. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
I. Nhiên liệu
- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
Ví dụ:
+ Than củi, dầu hỏa, khí gas…
+ Điện là một dạng năng lượng có thể phát sáng và tỏa nhiệt nhưng không phải là một loại nhiên liệu.
- Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
II. Phân loại nhiên liệu
Căn cứ vào trạng thái chia nhiên liệu thành 3 nhóm: nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí
1. Nhiên liệu rắn
- Than:
+ Than gầy: là loại than già nhất, chứa trên 90% cacbon, khi cháy tỏa nhiều nhiệt. Dùng để làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp.
+ Than mỡ và than non: chứa ít cacbon hơn than gầy. Dùng để luyện than cốc.
+ Than bùn là loại than trẻ nhất, được hình thành ở các đáy đầm lầy. Dùng làm chất đốt, phân bón tại chỗ
- Gỗ:
- Chủ yếu dùng làm vật liệu xây dựng và sản xuất giấy.
- Khi sử dụng nhiên liệu rắn có thể gây ô nhiễm môi trường do các loại nhiên liệu cháy không hết.
2. Nhiên liệu lỏng
- Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (như xăng, dầu hỏa) và rượu.
- Được dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, 1 phần nhỏ dùng để đun nấu và thắp sáng.
- Năng suất tỏa nhiệt cao hơn nhiên liệu rắn.
- Cháy không hết sẽ gây ô nhiễm môi trường.
3. Nhiên liệu khí
- Các loại nhiên liệu khí: Khí thiên nhiên, khí mỏ, khí lò cốc, khí lò cao, khí than…
- Năng suất tỏa nhiệt cao
- Dùng làm nhiên liệu
- Dễ cháy hoàn toàn, vì vậy ít độc hại, không gây ô nhiễm môi trường
- Được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp
III. Sử dụng nhiên liệu
1. Tại sao phải sử dụng nhiên liệu có hiệu quả
- Để tránh lãng phí và không gây ô nhiễm môi trường
- Làm nhiên liệu cháy hoàn hoàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trính cháy tạo ra
2. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả
- Cung cấp đủ oxi (không khí) cho quá trình cháy
- Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt lượng do sự cháy tạo ra.
Sơ đồ tư duy: Nhiên liệu
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Phương pháp giải bài tập về độ rượu
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Phương pháp giải bài tập về độ rượu