Lý thuyết: Chủ nghĩa hậu thực chứng hay những siêu biến thể của chủ nghĩa thực chứng>
Như ta đã biết, chủ nghĩa thực chứng mới từ đầu thế kỷ đã giữ vị trí thống trị trong phương pháp luận của khoa học ở phương Tây. Nhưng từ cuối những năm 50 và đầu những năm 60, nó bắt đầu sa vào cuộc khủng hoảng
Như ta đã biết, chủ nghĩa thực chứng mới từ đầu thế kỷ đã giữ vị trí thống trị trong phương pháp luận của khoa học ở phương Tây. Nhưng từ cuối những năm 50 và đầu những năm 60, nó bắt đầu sa vào cuộc khủng hoảng. Nó không những phải đương đầu với sự phe phán của triết học Mác - Lênin mà còn chịu sức ép bên trong của chính những nhà triết học thực chứng chủ nghĩa.
Những trường phái phản thực chứng mới có nhiều biến thể, hơn nữa, rất tinh tế với những "siêu biến thể". Nổi lên trên vũ đài triết học thực chứng là những hệ phái chính ban đây:
Chủ nghĩa duy lý phê phán của Pốppơ (Popper) với nguyên tắc bác bỏ, đánh dấu sự chuyển biến từ chủ nghĩa thực chứng mới sang chủ nghĩa hậu thực chứng. Chẳng bao lâu, từ trong lòng chủ nghĩa duy lý phê phán lại nảy ra một xu hướng chống Pốppơ. I. Laketốt (Lakatos) đề xướng một “chủ nghĩa bác bỏ tinh tế”. Báclây lại muốn có một “chủ nghĩa duy lý toàn phê phán”. Còn P. Phâyraben (P.Feierabend) muốn vượt qua chủ nghĩa duy lý phê phán của KPôppơ bằng “phương pháo hỗn loạn”.
Phương pháp luận lịch sử là trường phái hậu thực chứng nổi lên trên cơ sở phê phán chủ nghĩa duy lý phê phán của K. Pốppơ. Vai trò quan trọng trong những tìm tòi về phương pháp luận đó ở phương Tây thuộc về T. Kun (T. Kuhn). I. Lakatốt, P. Phâyraben, Gi. Tunmin (J.Toulmin), Gi. Agassi (J. Agassi). Nổi bật trong xu hướng của trường phái phương pháp luận lịch sử là "những công trình nghiên cứu Bôstôn (Boston) về triết học của khoa học" do M.Vatốpsky (M. Waftofsky) chủ biên. Nếu đi sâu vào xu hướng hậu thực chứng ở Mỹ, người ta còn phải kể tới chủ nghĩa hiện thực khoa học, chủ nghĩa duy vật khoa học.
Chủ nghĩa duy lý mới cũng là một trường phái thực chứng mới ở Pháp và Tây Âu với những đại biểu như G. Basơla (Bachelard), Gi. Piagiê (J. Piaget), Ph. Gôngset (F. Gonseth), đặc biệt là G. Basơla. Có thể nói, cuộc đấu tranh về phương pháp luận của khoa học, về tri thức học ở Pháp trong mấy chục năm không tách rời tên tuổi của nhà triết học này.
Loigiaihay.com