Giai đoạn 1893 -1907


Từ những năm 80 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác đã được truyền bá vào nước Nga. Đóng vai trò lớn trong công việc đó là nhóm “giải phóng lao động” do Plêkhanốp đứng đầu

Từ những năm 80 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác đã được truyền bá vào nước Nga. Đóng vai trò lớn trong công việc đó là nhóm “giải phóng lao động” do Plêkhanốp đứng đầu. Nhóm này đã dịch ra tiếng Nga những tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen như: Sự khốn cùng của triết học, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Lútvích Phoiơbắc  và  sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, V.V.. Cùng với những tác phẩm dịch, Plêkhanốp đã viết nhiều tác phẩm chống lạí phái dân túy tự do chủ nghĩa, đặc biệt là các tác phẩm như: Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh chính trị, Những sự bất đồng giữa chúng ta, Bàn về sự phát triển của quan điểm nhất nguyên về lịch sử, Khái luận về lịch sử của chủ nghĩa duy vật. Như vậy, nhóm “Giải phóng lao động” đã có những đóng góp nhất định trong cuộc đấu tranh chống phái dân túy tự do chủ nghĩa và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga.

Song, Plêkhanốp cũng đã phạm những sai lầm nghiêm trọng trong cuộc đấu tranh chống phái dân túy. Ông đã không đứng trên lập trường mácxít để xác định đúng đắn các động lực của cuôc cách mạng dân chủ tư sản đang chín muồi ở nước Nga; không thấy được vai trò cách mạng của giai cấp công nhân; có thái độ mơ hồ và thậm chí cơ hội chủ nghĩa đối với vai trò của giai cấp tư sản thời đó. Vì vậy, đến giữa những năm 90 của thế kỷ XIX, người bảo vệ và phát triển xuất sắc chủ nghĩa Mác, người lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân Nga là V.I.Lênin.

Trong giai đoạn mở đầu sự phát triển triết học Mác, Lênin đã viết hàng loạt tác phẩm triết học quan trọng như Những “người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao ? (1894), Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán trong cuốn  sách của ông Xtơruvê về nội dung đó (1894), Chúng ta từ bỏ di sản nào ?(1897), Làm gì ? (1902), V.V..

Trong tác phẩm Những “người bạn dân”... Lênin đã đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, phương pháp siêu hình của phái dân túy và bảo vệ chủ nghĩa duy vật biện chứng. Khi phê phán những quan điểm sai lầm của Mikhailốpxky coi chả nghĩa Mác là phương pháp siêu hình và giáo điều, là không được luận chứng, là truyền bá vào nước Nga một cách giả tạo, Lênin đã chỉ ra rằng, C.Mác là người sáng tạo triết học, vạch thời đại mới trong sự phát triển tư tưởng nhân loại. Phép biện chứng do Mác và Ăngghen sáng tạo khác về chất với phép biện chứng của Hêghen. Phép biện chứng mácxít có nhiệm vụ nhận thức thế giới khách quan và những quy luật của nó. Và nhờ vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc xem xét các hiện tượng xã hội mà Mác và Ăngghen đã nâng xã hội học lên trình độ một khoa học thực sự chân chính về xã hội.

Trong tác phẩm trên, Lênin cũng phê phán mạnh mẽ tư tưởng của Mikhailốpxky phủ nhận tính khách quan của chân lý, không lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn của chân lý. V.I.Lênin chỉ rõ rằng: nhiệm vụ chân chính của khoa học là phản ánh đúng đắn, toàn diện hiện thực lịch sử. Ông viết: “Không bao giờ có một người mácxít nào đã xây dựng những quan điểm dân chủ - xã hội của mình trên một cơ sở nào kh ngoài cái cơ sở là sự phù hợp của những quan điểm ấy với hiện thực với lịch sử của những quan hệ kinh tế - xã hội nhất định”.

Lênin cũng đã vạch ra tính chất siêu bình trong phương pháp thức các hiện tượng xã hội của phái dân túy và bảo vệ, phát triển biện chứng duy vật. Lênin cho rằng, phái dân túy đã không nhìn thấy tính chất mâu thuẫn trong sự phát triển, không thừa nhận sự nhảy vọt và đứt đoạn của quá trình lịch sử.

Đặc biệt, trong sự phát triển triết học Mác ở giai đoạn này, đã chú ý nghiên cứu vấn đề quy luật phát triển của hình thái tế - xã hội, đã phê phán tính chất duy tâm chủ quan trong quan niệm của phái dân túy về đời sống xã hội. Ông chỉ rõ, do không thừa nhận tính chất “lắp đi lắp lại” của các hiện tượng lịch sử nên các nhà túy cũng không thừa nhận quy luật khách quan của lịch sử. Chỉ có chủ nghĩa Mác mới biết tách các mối quan hệ kinh tế từ các quan hệ xã hội, mới có khả năng khám phá ra tính “lắp đi lắp lại” của các hiện xã hội và đi tôi thừa nhận tính khách quan, tính quy luật trong phát triển của chúng.

Thừa nhận những quy luật phát triển khách quan của xã hội, theo Lênin, cũng là thừa nhận sự phát triển của hình thái kinh tế-xã hội như một quá trình lịch sử - tự nhiên. Lênin chỉ ra rằng, chủ nghĩa Vác coi hình thái kinh tế-xã hội như là một trình độ lịch sử cụ thể của sự phát triển xã hội với sự tác động của các quy luật vốn có của nó - quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các quy luật khác.

Ngoài ra, trong tác phẩm trên, Lênin cũng đề cập đến những vấn đề quan trọng khác của chủ nghĩa duy vật lịch sử như vấn đề vai trò của nhân tố chủ quan trong cách mạng, của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử, V.V..

Ở giai đoạn 1893 - 1907, Lênin cũng đã phát triển triết học mácxít trong cuộc đấu tranh chống “phái chủ nghĩa Mác hợp pháp”,  phái kinh tế , phái mensêvích.

Trong tác phẩm Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán trong cuốn sách của ông Xtơruvê về nội dung đó, Lênin đã phân tích sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa triết học mácxít và thực tiễn cách mạng, phê phán “chủ nghĩa Mác hợp pháp” đã lấy chủ nghĩa Cantơ mới làm cơ sở triết học, tách rời lý luận và thực tiễn. Ông chứng minh tính đảng của thế giới quan, chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa quan điểm về tính đảng của giai cấp vô sản và cái gọi là chủ nghĩa khách quan của phái “chủ nghĩa Mác hợp pháp”. Tính đảng vô sản thống nhất biện chứng với tính khách quan khoa học trong quan niệm về thế giới.

Lênin cũng phát triển chủ nghĩa duy vật lịch, sử khi tiến hành cuộc đấu tranh chống phái kinh tế và lý luận tự phát ở thời kỳ này. Ông đã phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Mác vê các hình thức đấu tranh của giai cấp vô sản trước khi có chính quyền: đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng. Đấu tranh kinh tế có vai trò quan trọng vì nó thu hút, lôi cuốn giai cấp công nhân vào cuộc đấu tranh cho lợi ích giai cấp. Nhưng đấu tranh chính trị mới là quyết định, vì mục đích của nó là tiến đến lật đổ giai cấp thống trị bóc lột giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân. Hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, theo Lênin, không hình thành một cách tự phát trong công nhân, mà nó được đưa vào trong phong trào công nhân thông qua cuộc đấu tranh chính trị.

Những tư tưởng trên đây được Lênin trình bày trong tác phẩm Làm gì?

Trong thời kỳ cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905 - 1907, Lênin cũng đặt mình trong nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển những vấn đề quan trọng  của lý luận cách mạng trong thời đại mới – thời đại đế quốc chủ nghĩa như: vấn đề lực lượng cách mạng, vấn đề xác lập quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân và chính đảng của nó trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản như là điều kiện tiên quyết để  chuyển trực tiếp cuộc cách mạng đó sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, vấn đề khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản trong một nước riêng biệt V.V..

Tác phẩm Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ được Lênin viết vào năm 1905 đã cho ta mẫu mực về việc giải quyết các vấn đề trên.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.3 trên 3 phiếu