Giải bài 102 trang 43 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
Trong mỗi ý a), b), c), d), chọn phương án đúng (Đ) hoặc sai (S). Cho hàm số bậc ba (y = fleft( x right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d) có đồ thị là đường cong như Hình 30. a) Phương trình (fleft( x right) = 4) có hai nghiệm (x = - 1,x = 2). b) Phương trình (fleft( x right) = - 1) có hai nghiệm. c) Phương trình (fleft( x right) = 2) có ba nghiệm. d) Phương trình (fleft( {fleft( x right)} right) = 4) có sáu nghiệm.
Đề bài
Trong mỗi ý a), b), c), d), chọn phương án đúng (Đ) hoặc sai (S).
Cho hàm số bậc ba y=f(x)=ax3+bx2+cx+d có đồ thị là đường cong như Hình 30.
a) Phương trình f(x)=4 có hai nghiệm x=−1,x=2.
b) Phương trình f(x)=−1 có hai nghiệm.
c) Phương trình f(x)=2 có ba nghiệm.
d) Phương trình f(f(x))=4 có sáu nghiệm.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
‒ Xét đồ thị hàm số.
Lời giải chi tiết
• Đường thẳng y=4 cắt đồ thị hàm số y=f(x) tại hai điểm có hoành độ bằng ‒1 và 2 nên phương trình f(x)=4 có hai nghiệm x=−1,x=2. Vậy a) đúng.
• Đường thẳng y=−1 cắt đồ thị hàm số y=f(x) tại một điểm nên phương trình f(x)=−1 có một nghiệm. Vậy b) sai.
Đường thẳng y=2 cắt đồ thị hàm số y=f(x) tại ba điểm nên phương trình f(x)=2 có ba nghiệm. Vậy c) đúng.
• Ta có: f(f(x))=4 khi f(x)=−1 hoặc f(x)=2.
Với f(x)=−1, phương trình có một nghiệm.
Với f(x)=2, phương trình có ba nghiệm phân biệt. Vậy phương trình đã cho có bốn nghiệm phân biệt. Vậy d) sai.
a) Đ.
b) S.
c) Đ.
d) S.


- Giải bài 103 trang 43 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
- Giải bài 104 trang 43 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
- Giải bài 105 trang 43 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
- Giải bài 106 trang 44 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
- Giải bài 107 trang 44 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 12 - Cánh diều - Xem ngay
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |