Đũa mốc chòi mâm son.


Thành ngữ thể hiện quan niệm xưa của ông cha ta trong tình yêu: những người ở tầng lớp nghèo hèn thì không nên yêu những người ở tầng lớp cao quý, giàu sang, bởi họ không hợp nhau trong cả hoàn cảnh, địa vị xã hội cũng như người nghèo khó có đủ tiền sính lễ.

Giải thích thêm
  • Đũa mốc: đôi đũa có dấu hiệu bị hỏng, xuất hiện các mảng màu trắng, không thể dùng để ăn,

  • Chòi: nhô ra, ngoi lên, đưa lên một cách khó khăn.

  • Mâm son: mâm gỗ sơn đỏ, thường chỉ được dùng trong các nhà quyền quý.

  • Thành ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ. Trong đó, “đũa mốc” ẩn dụ cho những người nghèo, thuộc địa vị thấp; còn “mâm son” ẩn dụ cho những người giàu sang, ở địa vị cao hơn.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Mẹ cô ấy nói lớn: “Nhà cậu nghèo thế này, mà cậu còn dám đũa mốc chòi mâm son, cưới con gái tôi sao?”

  • Anh ấy biết mình chỉ là một anh nông dân nghèo, nên không dám đũa mốc chòi mâm son, yêu con gái nhà phú hào.

  • Ngày nay, tư tưởng đũa mốc chòi mâm son đã không còn đúng, vì mọi người được tự do, bình đẳng trong hôn nhân.

Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa: Ăn mày mà đòi xôi gấc.

Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa: Mây tầng nào gặp mây tầng đó.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm