Đề thi giữa kì 2 Hóa 11 Kết nối tri thức - Đề số 4

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Hợp chất thuộc loại dẫn xuất halogen của hydrocarbon là

Đề bài

Câu 1 :

Hợp chất thuộc loại dẫn xuất halogen của hydrocarbon là

  • A.

    C2H7N.

  • B.

    C2H6O.

  • C.

    CH4.

  • D.

    C6H5Br.

Câu 2 :

Cho các chất sau: C6H5CH2Cl ; CH3CHClCH3 ; CH3CH2Br ; CH2=CHCH2Cl. Tên gọi gốc - chức của các chất trên lần lượt là

  • A.

    benzyl chloride; isopropyl chloride; ethyl bromide; allyl chloride.

  • B.

    benzyl chloride; propyl chloride; methyl bromide; allyl chloride.

  • C.

    phenyl chloride; isopropyl chloride; 1,1-đibrometane; 1-chloroprop-2-ene.

  • D.

    benzyl chloride; propyl chloride; 1,1-đibrometane; 1-chloroprop-2-ene.

Câu 3 :

Cho dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo sau:

Danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen trên là

  • A.

    3,4-dimethyl-2-chlorohexane.

  • B.

    2-chloro-3,4-dimethylhexane.

  • C.

    3,4-dimethyl-5-chlorohexane

  • D.

    5-chloro-3,4-dimethylhexane.

Câu 4 :

Sản phẩm chính của phản ứng nào sau đây không đúng?

  • A.

    CH3CH(Cl)CH3 + NaOH → CH3CH(OH)CH3 + NaCl

  • B.

    CH3CH2Cl + KOH → CH2 = CH2 + KCl + H2O

  • C.

    CH3Br + KOH → CH3OH + KBr

  • D.

Câu 5 :

Thành phần chủ yếu của gas được dùng làm nhiên liệu đun nấu trong gia đình là

  • A.

    methane và ethane.

  • B.

    methane và propane.  

  • C.

    propane và butane.

  • D.

    Ethane và propane.

Câu 6 :

Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng của alkyne?

  • A.

    C3H6.

  • B.

    C4H8.

  • C.

    C2H2.

  • D.

    C3H8.

Câu 7 :

Ở điều kiện thường hydrocarbon nào sau đây ở thể lỏng?

  • A.

    C4H6.

  • B.

    C2H4                                      

  • C.

    C3H8.

  • D.

    C5H12.

Câu 8 :

Có bao nhiêu alkyne ứng với công thức phân tử C5H8?    

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 9 :

Alkylbenzene là hyđrocarbon có chứa

  • A.

    vòng benzene.    

  • B.

    gốc alkyl và vòng benzene. 

  • C.

    gốc alkyl và hai vòng benzene.      

  • D.

    gốc alkyl và một vòng benzene.

Câu 10 :

Hoạt tính sinh học của benzene, toluene là    

  • A.

    Gây hại cho sức khỏe.                    

  • B.

    Không gây hại cho sức khỏe. 

  • C.

    Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.    

  • D.

    Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.

Câu 11 :

Phản ứng ........ quá trình biến đổi cấu trúc phân tử các alkane mạch không phân nhánh, mạch hở, không thơm thành các hydrocarbon có mạch phân nhánh hoặc mạch vòng để làm tăng chỉ số octane của xăng và sản xuất các aren làm nguyên liệu cho công nghiệp tổng hợp hữu cơ. Phản ứng được nhắc đến ở đây là phản ứng:

  • A.

    Cracking.               

  • B.

    thế.           

  • C.

    reforming.      

  • D.

    oxi hóa không hoàn toàn.

Câu 12 :

Alkene có công thức tổng quát là

  • A.

    CnH2n (n \( \ge \) 2).

  • B.

    CnH2n – 2 (n \( \ge \) 2).

  • C.

    CnH2n + 2 (n \( \ge \) 1).

  • D.

    CnH2n – 6 (n \( \ge \) 6).

Câu 13 :

Để làm trái cây chín nhanh và đồng đều, đẹp hơn so với chín tự nhiên mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh dùng khí X để ủ chín trái cây thay thế cho khí axetilen. Vậy khí X là

  • A.

    ethylene.

  • B.

    butane.

  • C.

    propylne.        

  • D.

    methane.

Câu 14 :

Chọn khái niệm đúng về alkene:

  • A.

    Alkene là những hydrocarbon có một liên kết đôi trong phân tử là alkene.

  • B.

    Alkene là những hydrocarbon mạch hở chỉ chứa các liên kết đơn và có một liên kết đôi trong phân tử

  • C.

    Alkene là những hydrocarbon chỉ chứa các liên kết đơn và có một liên kết ba trong phân tử.

  • D.

    Alkene là những hydrocarbon mạch hở có liên kết ba trong phân tử.

Câu 15 :

Số liên kết xích ma trong phân tử C3H8

  • A.

    8

  • B.

    10

  • C.

    11

  • D.

    3

Câu 16 :

Hỗn hợp X gồm 2 alkene khi hydrate hoá được hỗn hợp A chỉ gồm 2 sản phẩm cộng. Vậy hỗn hợp X là

  • A.

    CH­2=CH2 và CH3-CH=CH-CH3.       

  • B.

    CH2=CH2 và CH2=CH-CH3.

  • C.

    CH3-CH=CH-CH3 và CH3-CH=CH2.

  • D.

    (CH3)2C=CH2 và CH3-CH=CH-CH3.

Câu 17 :

Nguyên nhân của hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ là gì?

  • A.

    Vì trong hợp chất hữu cơ, nguyên tố cacbon luôn có hóa trị IV.

  • B.

    Vì cacbon có thể liên kết với chính nó để tạo thành mạch cacbon (thẳng, nhánh, nhánh hoặc vòng).

  • C.

    Vì sự thay đổi trật tự trong liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

  • D.

    Vì trong hợp chất hữu cơ chứa nguyên tố hiđro.

Câu 18 :

Theo IUPAC alkyne CH3-C\( \equiv \)C-CH­2-CH3  có tên gọi là

  • A.

    Ethane.

  • B.

    pentane.

  • C.

    2-methylbutane.

  • D.

    2,2-dimethylpropane.

Câu 19 :

Cho alkene vào dung dịch thuốc tím KMnO4 có hiện tượng gì?

  • A.

    Kết tủa trắng.

  • B.

    Kết tủa vàng.  

  • C.

    Mất màu.          

  • D.

    Không có hiện tượng gì.

Câu 20 :

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng?

  • A.

    CH3-CH2-CH2-CH3.

  • B.

    CH3-C≡C-CH3.

  • C.

    CH2=CH-CH2-CH3.

  • D.

    CH≡C-CH2-CH3.

Câu 21 :

Cho các chất sau:

(1) 2-methylbut-1-ene                                                                        

(2) 3,3-dimethylbut-1-ene 

(3) 3-methylpent-1-ene                                                                      

(4) 3-methylpent-2-ene

Những chất nào là đồng phân của nhau?

  • A.

    (3) và (4).

  • B.

    (1), (2) và (3).            

  • C.

    (1) và (2).

  • D.

    (2), (3) và (4).

Câu 22 :

Điều nào sau đâu không đúng khí nói về 2 vị trí trên 1 vòng benzene?

  • A.

    vị trí 1,2 gọi là ortho.   

  • B.

    vị trí 1,4 gọi là para.          

  • C.

    vị trí 1,3 gọi là meta.

  • D.

    vị trí 1,5 gọi là ortho.

Câu 23 :

Alkane Y phản ứng với chlorine và chiếu sáng tạo ra 2 dẫn xuất monochloro có tỉ khối hơi so với H2 bằng 39,25. Tên của Y là

  • A.

    butane.

  • B.

    propane.         

  • C.

    2-methylpropane.      

  • D.

    2-methylbutane.

Câu 24 :

Để phân biệt benzene, toluene, styrene ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là

  • A.

    dung dịch bromine.   

  • B.

    Br2 (Fe).        

  • C.

    dung dịch KMnO4.   

  • D.

    dung dịch Br2 hoặc dung dịch KMnO4.

Câu 25 :

Lượng chlorobenzen thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột Fe) với hiệu suất phản ứng đạt 80% là

  • A.

    14 gam.

  • B.

    16 gam.

  • C.

    18 gam.

  • D.

    20 gam.

Câu 26 :

Cho các alkene: cis-3-methylpent-2-ene (X); 2-methylbut-2-ene (Y); pent-1-ene (Z); 2-methylbut-1-ene (T). Những alkene nào khi tác dụng với H2, xúc tác Ni/to đều tạo thành 2-methylbutane?

  • A.

    X, Y, Z.

  • B.

    Z, T.   

  • C.

    Y, T

  • D.

    Chỉ T.

Câu 27 :

Dẫn 3,7185 lít (điều kiện chuẩn) hỗn hợp X gồm 2 alkene là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước bromine dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 alkene là

  • A.

    C2H4 và C3H6.

  • B.

    C3H6 và C4H8.

  • C.

    C4H8 và C5H10.          

  • D.

    C5H10 và C6H12.

Câu 28 :

Dẫn m gam khí propyne lội thật chậm qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 44,1 gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là

  • A.

    12 gam.

  • B.

    24 gam.

  • C.

    6 gam.            

  • D.

    20 gam

Câu 29 :

Tiến hành các thí nghiệm sau :

(a) Sục khí ethylene vào dung dịch KMnO4 loãng.

(b) Đốt khí methane trong không khí.

(c) Sục khí ethylene vào dung dịch Br2 trong CCl4.

(d) Cho khí acetylene vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư.

(e) Cho khí methane với chlorine và chiếu ánh sáng tử ngoại.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là

  • A.

    5

  • B.

    2

  • C.

    4

  • D.

    3

Câu 30 :

Cho alkene vào dung dịch thuốc tím KMnO4 có hiện tượng gì?

  • A.

    Kết tủa trắng. 

  • B.

    Kết tủa vàng.  

  • C.

    Mất màu.

  • D.

    Không có hiện tượng gì.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hợp chất thuộc loại dẫn xuất halogen của hydrocarbon là

  • A.

    C2H7N.

  • B.

    C2H6O.

  • C.

    CH4.

  • D.

    C6H5Br.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dẫn xuất halogen là hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố halogen

Lời giải chi tiết :

C6H5Br chứa nguyên tố Br thuộc nhóm halogen => dẫn xuất halogen

Đáp án D

Câu 2 :

Cho các chất sau: C6H5CH2Cl ; CH3CHClCH3 ; CH3CH2Br ; CH2=CHCH2Cl. Tên gọi gốc - chức của các chất trên lần lượt là

  • A.

    benzyl chloride; isopropyl chloride; ethyl bromide; allyl chloride.

  • B.

    benzyl chloride; propyl chloride; methyl bromide; allyl chloride.

  • C.

    phenyl chloride; isopropyl chloride; 1,1-đibrometane; 1-chloroprop-2-ene.

  • D.

    benzyl chloride; propyl chloride; 1,1-đibrometane; 1-chloroprop-2-ene.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của dẫn xuất halogen

Lời giải chi tiết :

C6H5CH2Cl: benzyl chloride; CH3CHClCH3: isopropyl chloride; CH3CH2Br: ethyl bromide; CH2=CHCH2Cl: allyl chloride

Đáp án A

Câu 3 :

Cho dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo sau:

Danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen trên là

  • A.

    3,4-dimethyl-2-chlorohexane.

  • B.

    2-chloro-3,4-dimethylhexane.

  • C.

    3,4-dimethyl-5-chlorohexane

  • D.

    5-chloro-3,4-dimethylhexane.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cách đọc tên của dẫn xuất halogen

Lời giải chi tiết :

: 2 – chloro – 3,4 – dimethylhexane

Đáp án B

Câu 4 :

Sản phẩm chính của phản ứng nào sau đây không đúng?

  • A.

    CH3CH(Cl)CH3 + NaOH → CH3CH(OH)CH3 + NaCl

  • B.

    CH3CH2Cl + KOH → CH2 = CH2 + KCl + H2O

  • C.

    CH3Br + KOH → CH3OH + KBr

  • D.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc Zaistev và Markovnikov

Lời giải chi tiết :

CH3CH2Cl + KOH → CH2 = CH2 + KCl + H2O.

=> Sai vì đây là phản ứng thế sản phẩm tạo ra là CH3CH2OH

Đáp án B

Câu 5 :

Thành phần chủ yếu của gas được dùng làm nhiên liệu đun nấu trong gia đình là

  • A.

    methane và ethane.

  • B.

    methane và propane.  

  • C.

    propane và butane.

  • D.

    Ethane và propane.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần của khí gas chủ yếu là dãy alkane

Lời giải chi tiết :

Thành phần chủ yếu là methane và ethane được dùng làm nhiên liệu đun nấu trong gia đình

Đáp án A

Câu 6 :

Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng của alkyne?

  • A.

    C3H6.

  • B.

    C4H8.

  • C.

    C2H2.

  • D.

    C3H8.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào CTTQ của dãy alkyne: CnH2n-2

Lời giải chi tiết :

C2H2 là dãy đồng đẳng của alkyne

Đáp án C

Câu 7 :

Ở điều kiện thường hydrocarbon nào sau đây ở thể lỏng?

  • A.

    C4H6.

  • B.

    C2H4                                      

  • C.

    C3H8.

  • D.

    C5H12.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hydrocarbon có từ 1 – 4C là thể khí; từ 5C trở lên thuộc thể lỏng hoặc rắn

Lời giải chi tiết :

C5H12.

Câu 8 :

Có bao nhiêu alkyne ứng với công thức phân tử C5H8?    

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết đồng phân alkyne của phân tử C5H8

Lời giải chi tiết :

Câu 9 :

Alkylbenzene là hyđrocarbon có chứa

  • A.

    vòng benzene.    

  • B.

    gốc alkyl và vòng benzene. 

  • C.

    gốc alkyl và hai vòng benzene.      

  • D.

    gốc alkyl và một vòng benzene.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của arene

Lời giải chi tiết :

Alkylbenzene là hydrocarbon chứa gốc alkyl và một vòng benzene

Đáp án D

Câu 10 :

Hoạt tính sinh học của benzene, toluene là    

  • A.

    Gây hại cho sức khỏe.                    

  • B.

    Không gây hại cho sức khỏe. 

  • C.

    Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.    

  • D.

    Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của arene

Lời giải chi tiết :

Hoạt tính sinh hoạt của benzene, toluene gây hại cho sức khỏe

Đáp án A

Câu 11 :

Phản ứng ........ quá trình biến đổi cấu trúc phân tử các alkane mạch không phân nhánh, mạch hở, không thơm thành các hydrocarbon có mạch phân nhánh hoặc mạch vòng để làm tăng chỉ số octane của xăng và sản xuất các aren làm nguyên liệu cho công nghiệp tổng hợp hữu cơ. Phản ứng được nhắc đến ở đây là phản ứng:

  • A.

    Cracking.               

  • B.

    thế.           

  • C.

    reforming.      

  • D.

    oxi hóa không hoàn toàn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của alkane

Lời giải chi tiết :

Phản ứng reforming quá trình biến đổi cấu trúc phân tử các alkane mạch không phân nhánh, mạch hở, không thơm thành các hydrocarbon có mạch phân nhánh hoặc mạch vòng để làm tăng chỉ số octane của xăng và sản xuất các aren làm nguyên liệu cho công nghiệp tổng hợp hữu cơ.

Đáp án C

Câu 12 :

Alkene có công thức tổng quát là

  • A.

    CnH2n (n \( \ge \) 2).

  • B.

    CnH2n – 2 (n \( \ge \) 2).

  • C.

    CnH2n + 2 (n \( \ge \) 1).

  • D.

    CnH2n – 6 (n \( \ge \) 6).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Alkene chứa 1 liên kết đôi

Lời giải chi tiết :

Alkene có công thức tổng quát là: CnH2n (n \( \ge \) 2).

Đáp án A

Câu 13 :

Để làm trái cây chín nhanh và đồng đều, đẹp hơn so với chín tự nhiên mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh dùng khí X để ủ chín trái cây thay thế cho khí axetilen. Vậy khí X là

  • A.

    ethylene.

  • B.

    butane.

  • C.

    propylne.        

  • D.

    methane.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của dãy alkene

Lời giải chi tiết :

Để làm trái cây chín nhanh và đồng đều người ta sử dụng khí ethylene

Đáp án A

Câu 14 :

Chọn khái niệm đúng về alkene:

  • A.

    Alkene là những hydrocarbon có một liên kết đôi trong phân tử là alkene.

  • B.

    Alkene là những hydrocarbon mạch hở chỉ chứa các liên kết đơn và có một liên kết đôi trong phân tử

  • C.

    Alkene là những hydrocarbon chỉ chứa các liên kết đơn và có một liên kết ba trong phân tử.

  • D.

    Alkene là những hydrocarbon mạch hở có liên kết ba trong phân tử.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của alkene

Lời giải chi tiết :

Alkene là những hydrocarbon mạch hở có chứa một liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử

Đáp án B

Câu 15 :

Số liên kết xích ma trong phân tử C3H8

  • A.

    8

  • B.

    10

  • C.

    11

  • D.

    3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

C3H8 là đồng đẳng của dãy alkane

Lời giải chi tiết :

CH3 – CH2 – CH3 có 10 liên kết xích ma trong phân tử.

Đáp án B

Câu 16 :

Hỗn hợp X gồm 2 alkene khi hydrate hoá được hỗn hợp A chỉ gồm 2 sản phẩm cộng. Vậy hỗn hợp X là

  • A.

    CH­2=CH2 và CH3-CH=CH-CH3.       

  • B.

    CH2=CH2 và CH2=CH-CH3.

  • C.

    CH3-CH=CH-CH3 và CH3-CH=CH2.

  • D.

    (CH3)2C=CH2 và CH3-CH=CH-CH3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phản ứng hydrate hóa là phản ứng cộng với tác nhân H – OH

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}C{H_2} = C{H_2} + H - OH \to C{H_2}OH - C{H_3}\\C{H_3} - CH = CH - C{H_3} + H - OH \to C{H_3} - CHOH - C{H_2} - C{H_3}\end{array}\)

Chỉ thu được 2 sản phẩm cộng

Đáp án A

B sai vì CH2 = CH – CH3 phản ứng cộng H2O thu được 2 sản phẩm cộng là CH2OH – CH2 – CH3 và CH3 – CH2OH – CH3

C sai vì CH3 - CH = CH2 phản ứng cộng H2O thu được 2 sản phẩm cộng là CH2OH – CH2 – CH3 và CH3 – CH2OH – CH3

D sai vì (CH3)2C=CH2 phản ứng cộng H2O thu được 2 sản phẩm cộng là:

Câu 17 :

Nguyên nhân của hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ là gì?

  • A.

    Vì trong hợp chất hữu cơ, nguyên tố cacbon luôn có hóa trị IV.

  • B.

    Vì cacbon có thể liên kết với chính nó để tạo thành mạch cacbon (thẳng, nhánh, nhánh hoặc vòng).

  • C.

    Vì sự thay đổi trật tự trong liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

  • D.

    Vì trong hợp chất hữu cơ chứa nguyên tố hiđro.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của đồng phân

Lời giải chi tiết :

Đồng phân trong hóa học hữu cơ là sự thay đổi trật tự trong liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

Đáp án C

Câu 18 :

Theo IUPAC alkyne CH3-C\( \equiv \)C-CH­2-CH3  có tên gọi là

  • A.

    Ethane.

  • B.

    pentane.

  • C.

    2-methylbutane.

  • D.

    2,2-dimethylpropane.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cách xác định của bậc carbon

Lời giải chi tiết :

2-methylbutane có công thức: carbon số 2 có bậc 3

Đáp án C

Câu 19 :

Cho alkene vào dung dịch thuốc tím KMnO4 có hiện tượng gì?

  • A.

    Kết tủa trắng.

  • B.

    Kết tủa vàng.  

  • C.

    Mất màu.          

  • D.

    Không có hiện tượng gì.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của alkene

Lời giải chi tiết :

Alkene làm mất màu dung dịch thuốc tím KMnO4

Đáp án C

Câu 20 :

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng?

  • A.

    CH3-CH2-CH2-CH3.

  • B.

    CH3-C≡C-CH3.

  • C.

    CH2=CH-CH2-CH3.

  • D.

    CH≡C-CH2-CH3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Alk – 1 – yne có phản ứng thế với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng

Lời giải chi tiết :

CH≡C-CH2-CH3 có phản ứng thế với dung dịch AgNO3/NH3

Đáp án D

Câu 21 :

Cho các chất sau:

(1) 2-methylbut-1-ene                                                                        

(2) 3,3-dimethylbut-1-ene 

(3) 3-methylpent-1-ene                                                                      

(4) 3-methylpent-2-ene

Những chất nào là đồng phân của nhau?

  • A.

    (3) và (4).

  • B.

    (1), (2) và (3).            

  • C.

    (1) và (2).

  • D.

    (2), (3) và (4).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử khác nhau về công thức cấu tạo

Lời giải chi tiết :

(3), (2), (4) có cùng công thức phân tử C6H12

Đáp án D

Câu 22 :

Điều nào sau đâu không đúng khí nói về 2 vị trí trên 1 vòng benzene?

  • A.

    vị trí 1,2 gọi là ortho.   

  • B.

    vị trí 1,4 gọi là para.          

  • C.

    vị trí 1,3 gọi là meta.

  • D.

    vị trí 1,5 gọi là ortho.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của benzene

Lời giải chi tiết :

Khi trên vòng benzene có hai nhóm thế, vị trí 1,4 gọi là para

Đáp án B

Câu 23 :

Alkane Y phản ứng với chlorine và chiếu sáng tạo ra 2 dẫn xuất monochloro có tỉ khối hơi so với H2 bằng 39,25. Tên của Y là

  • A.

    butane.

  • B.

    propane.         

  • C.

    2-methylpropane.      

  • D.

    2-methylbutane.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tỉ khối hơi so với H2 để xác định phân tử khối của dẫn xuất monochloro

Lời giải chi tiết :

M dẫn xuất = 39,25.2 = 78,5

Gọi CTTQ: CnH2n+1Cl

M CnH2n+1Cl = 14n + 1 + 35,5 = 78,5 => n = 3

Tên gọi của Y là propane

Câu 24 :

Để phân biệt benzene, toluene, styrene ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là

  • A.

    dung dịch bromine.   

  • B.

    Br2 (Fe).        

  • C.

    dung dịch KMnO4.   

  • D.

    dung dịch Br2 hoặc dung dịch KMnO4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của arene

Lời giải chi tiết :

Dùng dung dịch KMnO4

benzene không làm mất màu dung dịch KMnO4

toluene làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ cao

styrene làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường

đáp án C

Câu 25 :

Lượng chlorobenzen thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột Fe) với hiệu suất phản ứng đạt 80% là

  • A.

    14 gam.

  • B.

    16 gam.

  • C.

    18 gam.

  • D.

    20 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính số mol của C6H6 và dựa vào hiệu suất phản ứng để tính lượng chlorobenzen

Lời giải chi tiết :

Câu 26 :

Cho các alkene: cis-3-methylpent-2-ene (X); 2-methylbut-2-ene (Y); pent-1-ene (Z); 2-methylbut-1-ene (T). Những alkene nào khi tác dụng với H2, xúc tác Ni/to đều tạo thành 2-methylbutane?

  • A.

    X, Y, Z.

  • B.

    Z, T.   

  • C.

    Y, T

  • D.

    Chỉ T.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của 2 – methylbutane (CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH3)

Lời giải chi tiết :

Y và T khi tác dụng với H2, xúc tác Ni/t tạo thành 2 – methylbutane

Câu 27 :

Dẫn 3,7185 lít (điều kiện chuẩn) hỗn hợp X gồm 2 alkene là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước bromine dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 alkene là

  • A.

    C2H4 và C3H6.

  • B.

    C3H6 và C4H8.

  • C.

    C4H8 và C5H10.          

  • D.

    C5H10 và C6H12.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi công thức tổng quát của alkene là CnH2n và dựa vào số mol của X để xác định CTPT

Lời giải chi tiết :

n X = 0,15 mol

khi X tác dụng với dung dịch bromine dư thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7g => khối lượng bình tăng = khối lượng của X

M X = 7,7 : 0,15 = 51,33

Vì 2 alkene là đồng đẳng kế tiếp => CTPT 2 alkenen là: C3H6 và C4H8

Đáp án B

Câu 28 :

Dẫn m gam khí propyne lội thật chậm qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 44,1 gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là

  • A.

    12 gam.

  • B.

    24 gam.

  • C.

    6 gam.            

  • D.

    20 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào số mol của kết tủa để tính khối lượng propyne

Lời giải chi tiết :

\(HC \equiv C - C{H_3} + AgN{O_3} + N{H_3} \to AgC \equiv C - C{H_3}\)

n kết tủa = \(\frac{{44,1}}{{147}} = 0,3\)mol => m C3H4 = 0,3 . 40 = 12g

Đáp án A

Câu 29 :

Tiến hành các thí nghiệm sau :

(a) Sục khí ethylene vào dung dịch KMnO4 loãng.

(b) Đốt khí methane trong không khí.

(c) Sục khí ethylene vào dung dịch Br2 trong CCl4.

(d) Cho khí acetylene vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư.

(e) Cho khí methane với chlorine và chiếu ánh sáng tử ngoại.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là

  • A.

    5

  • B.

    2

  • C.

    4

  • D.

    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của hydrocarbon không no

Lời giải chi tiết :

(a) đúng

(b) đúng

(c) đúng

(d) sai, phản ứng thế

(e) sai, phản ứng thế

Đáp án D

Câu 30 :

Cho alkene vào dung dịch thuốc tím KMnO4 có hiện tượng gì?

  • A.

    Kết tủa trắng. 

  • B.

    Kết tủa vàng.  

  • C.

    Mất màu.

  • D.

    Không có hiện tượng gì.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của alkene

Lời giải chi tiết :

Alkene làm mất màu dung dịch thuốc tím KMnO4

Đáp án C

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.