Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức - Đề số 1>
Điều nào sau đây là đúng khi nói về nồng độ của các sản phẩm, đối với một phản ứng hóa học đã ở trạng thái cân bằng, giả sử không có sự phá vỡ trạng thái cân bằng?
Đề thi
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nồng độ của các sản phẩm, đối với một phản ứng hóa học đã ở trạng thái cân bằng, giả sử không có sự phá vỡ trạng thái cân bằng?
A. Nồng độ của các sản phẩm sẽ không thay đổi vì không còn chất phản ứng
B. Nồng độ của sản phẩm sẽ không thay đổi vì chất tham gia phản ứng đã hết
C. Nồng độ của các sản phẩm sẽ không thay đổi vì tốc độ phản ứng thuận và nghịch bằng nhau
D. Nồng độ của các sản phẩm sẽ thay đổi liên tục do tính thuận nghịch
Câu 3: Cho hai phản ứng sau:
(1) \({H_2}(g) + {I_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2HI(g)\)
(2) \(HI(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \frac{1}{2}{H_2}(g) + \frac{1}{2}{I_2}(g)\)
Biết hằng số cân bằng của (1) bằng 6. Giá trị hằng số cân bằng KC2 của phản ứng: \(HI(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \frac{1}{2}{H_2}(g) + \frac{1}{2}{I_2}(g)\)
A. 0,408 B. 2,454 C. 0,167 D. 36
C. Nồng độ của các sản phẩm sẽ không thay đổi vì tốc độ phản ứng thuận và nghịch bằng nhau
D. Nồng độ của các sản phẩm sẽ thay đổi liên tục do tính thuận nghịch
Câu 2: Biểu thức biểu diễn hằng số cân bằng Kc là: \(A + B \to C + D\)
\(A.{K_c} = \frac{{{\rm{[}}A].{\rm{[}}B{\rm{]}}}}{{{\rm{[}}C{\rm{]}}.{\rm{[}}D{\rm{]}}}}\)
\(\begin{array}{l}B.{K_C} = \frac{{{\rm{[}}C{\rm{]}}.{\rm{[}}D{\rm{]}}}}{{{\rm{[}}A].{\rm{[}}B{\rm{]}}}}\\C.{K_C} = \frac{{{\rm{[}}A].{\rm{[}}B{\rm{]}}}}{{{\rm{[}}C{\rm{]}}}}\\D.{K_C} = \frac{{{\rm{[}}C{\rm{]}}}}{{{\rm{[}}A].{\rm{[}}B{\rm{]}}}}\end{array}\)
Câu 4 : Dãy chất gồm các chất điện ly mạnh
A. KOH, C2H5OH, H2CO3, MgCl2
B. NaOH, HCl, Ba(NO3)2, H2O
C. NH3, H2S, H2O, HCl
D. HCl, K2SO4, H2SO4, Ca(OH)2
Câu 5: Trong các phản ứng dưới đây, hãy cho biết ở phản ứng nào nước đóng vai trò là base theo thuyết Brønsted - Lowry:
(1) \(HCl + {H_2}O \to {H_3}{O^ + } + C{l^ - }\)
(2) \(N{H_3} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} NH_4^ + + O{H^ - }\)
(3) \(C{H_3}COOH + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H_3}{O^ + } + C{H_3}CO{O^ - }\)
(4) \(CO_3^{2 - } + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} HCO_3^ - + O{H^ - }\)
A. 1,2 B. 1, 3 C. 2,4 D. 3, 4
Câu 6: Xét phản ứng thuận nghịch: \(2S{O_2}(g) + {O_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2S{O_3}(g)\). Cho các phát biểu sau:
(a) Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là: \({K_C} = \frac{{{{{\rm{[}}S{O_3}]}^2}}}{{{\rm{[}}S{O_2}].{\rm{[}}{O_2}]}}\)
(b) Tại thời điểm cân bằng, hỗn hợp có chứa SO2, O2, SO3
(c) Theo thời gian, nồng độ SO2, O2 tăng dần, nồng độ SO3 giảm dần để đạt được trạng thái cân bằng
(d) Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 7: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. HCl B. KNO3 C. NH4Cl D. Na2CO3
Câu 8: Tính pH của dung dịch sau khi trộn 200ml dung dịch NaOH 0,1M và 100ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M.
A. 0,69 B. 13,3 C. 1 D. 14
Câu 9: Cho các phân tử và ion sau: \(HI,C{H_3}COO - ,{H_2}PO_4^ - ,PO_4^{3 - },N{H_3},{S^{2 - }},HPO_4^{2 - }\)
Hãy cho biết có bao nhiêu phân tử, ion lưỡng tính theo thuyết Bronsted – Lowry
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 10: Nitrogen thể hiện tính khử trong phản ứng nào?
A. \({N_2} + 3{H_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}\)
B. \({N_2} + {O_2} \to 2NO\)
C. \({N_2} + 3Mg \to M{g_3}{N_2}\)
D. \({N_2} + 6Li \to 2L{i_3}N\)
Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể phân biệt muối ammonium với một số muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch base. Hiện tượng nào xảy ra?
A. Thoát ra một chất khí màu lục nhạt, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
B. Thoát ra một chất khí không màu, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
D. Thoát ra một chất khí không màu, làm hồng giấy quỳ tím ẩm.
Câu 12: Trong khí thải của quy trình sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón hoá học có lẫn khí NH3. Khí này rất độc đối với sức khoẻ của con người và gây ô nhiễm môi trường. Con người hít phải khí này với lượng lớn sẽ gây ngộ độc: họ, đau ngực (nặng), đau thắt ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè; chảy nước mắt và bỏng mắt, mù mắt, đau họng nặng, đau miệng; mạch nhanh, yếu, sốc; lẫn lộn, đi lại khó khăn, chóng mặt, thiếu sự phối hợp, bồn chồn, ngẩn ngơ). Để xử lí NH3 lẫn trong khí thải, người ta có thể dẫn khí thải qua một bể lọc chứa hoá chất nào sau đây?
A. Dung dịch Ca(OH)2. B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaOH. D. Nước.
Câu 13: Tính pH của dung dịch sau khi trộn 100ml dung dịch HCl 0,5M vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M
A. 12,5 B. 0,82 C. 7 D.13
Câu 14: Tính base của NH3 do:
A. Cặp e tự do của nguyên tử nitrogen
B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực
C. NH3 tan nhiều trong nước
D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH
Câu 15: Khí không màu hóa nâu trong không khí là
A. N2O B. NO C. NH3 D. NO2
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trộn 300ml dung dịch KOH a(M) vào 200ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch có pH = 13. Tính a(M)
Câu 2 (2 điểm): Nung hỗn hợp A gồm 3,7185 lít N2 và 7,437 lít H2 với xúc tác thích hợp. Thể tích hỗn hợp khí thu được sau phản ứng là 8,1807 lít (các khí ở đo ở điều kiện chuẩn). Tính hiệu suất của phản ứng trên?
----Hết----
Đáp án
Phần trắc nghiệm
1C |
2B |
3A |
4D |
5B |
6A |
7D |
8B |
9C |
10B |
11B |
12B |
13B |
14A |
15B |
|
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nồng độ của các sản phẩm, đối với một phản ứng hóa học đã ở trạng thái cân bằng, giả sử không có sự phá vỡ trạng thái cân bằng?
A. Nồng độ của các sản phẩm sẽ không thay đổi vì không còn chất phản ứng
B. Nồng độ của sản phẩm sẽ không thay đổi vì chất tham gia phản ứng đã hết
C. Nồng độ của các sản phẩm sẽ không thay đổi vì tốc độ phản ứng thuận và nghịch bằng nhau
D. Nồng độ của các sản phẩm sẽ thay đổi liên tục do tính thuận nghịch
Phương pháp
Dựa vào kiến thức của phản ứng thuận nghịch
Lời giải:
Tại trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng nghịch bằng tốc độ phản ứng thuận, nồng độ các chất không thay đổi.
=> Đáp án C
Câu 2: Biểu thức biểu diễn hằng số cân bằng Kc là: \(A + B \to C + D\)
\(A.{K_c} = \frac{{{\rm{[}}A].{\rm{[}}B{\rm{]}}}}{{{\rm{[}}C{\rm{]}}.{\rm{[}}D{\rm{]}}}}\)
\(\begin{array}{l}B.{K_C} = \frac{{{\rm{[}}C{\rm{]}}.{\rm{[}}D{\rm{]}}}}{{{\rm{[}}A].{\rm{[}}B{\rm{]}}}}\\C.{K_C} = \frac{{{\rm{[}}A].{\rm{[}}B{\rm{]}}}}{{{\rm{[}}C{\rm{]}}}}\\D.{K_C} = \frac{{{\rm{[}}C{\rm{]}}}}{{{\rm{[}}A].{\rm{[}}B{\rm{]}}}}\end{array}\)
Phương pháp
Dựa vào biểu thức tính hằng số cân bằng KC
Lời giải
Hằng số cân bằng bằng tích nồng độ chất sản phẩm chia tích nồng độ chất tham gia với số mũ tương ứng với hệ số cân bằng các chất
=> Đáp án B
Câu 3: Cho hai phản ứng sau:
(1) \({H_2}(g) + {I_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2HI(g)\)
(2) \(HI(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \frac{1}{2}{H_2}(g) + \frac{1}{2}{I_2}(g)\)
Biết hằng số cân bằng của (1) bằng 6. Giá trị hằng số cân bằng KC2 của phản ứng: \(HI(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \frac{1}{2}{H_2}(g) + \frac{1}{2}{I_2}(g)\)
A. 0,408 B. 2,454 C. 0,167 D. 36
Phương pháp
Tìm mối quan hệ giữa KC1 và KC2
Lời giải
\(\begin{array}{l}{K_C}_2 = \frac{{{{{\rm{[}}{H_2}]}^{\frac{1}{2}}}{{{\rm{[}}{I_2}]}^{\frac{1}{2}}}}}{{{\rm{[}}HI]}}\\{K_{C1}} = \frac{{{{{\rm{[}}HI]}^2}}}{{{\rm{[}}{I_2}]{\rm{[}}{H_2}]}}\\ \to {K_{C2}} = \frac{1}{{\sqrt {{K_{C1}}} }} = \frac{1}{{\sqrt 6 }} = 0,408\end{array}\)
=> Đáp án A
Câu 4 : Dãy chất gồm các chất điện ly mạnh
A. KOH, C2H5OH, H2CO3, MgCl2
B. NaOH, HCl, Ba(NO3)2, H2O
C. NH3, H2S, H2O, HCl
D. HCl, K2SO4, H2SO4, Ca(OH)2
Phương pháp
Dựa vào phân loại chất điện ly
Lời giải
Chất điện ly mạnh bao gồm: acid mạnh, dung dịch base, muối tan
Đáp án D
Câu 5: Trong các phản ứng dưới đây, hãy cho biết ở phản ứng nào nước đóng vai trò là base theo thuyết Brønsted - Lowry:
(1) \(HCl + {H_2}O \to {H_3}{O^ + } + C{l^ - }\)
(2) \(N{H_3} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} NH_4^ + + O{H^ - }\)
(3) \(C{H_3}COOH + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H_3}{O^ + } + C{H_3}CO{O^ - }\)
(4) \(CO_3^{2 - } + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} HCO_3^ - + O{H^ - }\)
A. 1,2 B. 1, 3 C. 2,4 D. 3, 4
Phương pháp
Dựa vào thuyết Brønsted – Lowry về acid – base
Lời giải
Theo thuyết Brønsted - Lowry: base là chất có khả năng nhận proton H+
(1) và (3) H2O đóng vai trò là base vì đã nhận proton H+ do acid cung cấp
=> Đáp án B
Câu 6: Xét phản ứng thuận nghịch: \(2S{O_2}(g) + {O_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2S{O_3}(g)\). Cho các phát biểu sau:
(a) Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là: \({K_C} = \frac{{{{{\rm{[}}S{O_3}]}^2}}}{{{\rm{[}}S{O_2}].{\rm{[}}{O_2}]}}\)
(b) Tại thời điểm cân bằng, hỗn hợp có chứa SO2, O2, SO3
(c) Theo thời gian, nồng độ SO2, O2 tăng dần, nồng độ SO3 giảm dần để đạt được trạng thái cân bằng
(d) Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Phương pháp
- Dựa vào biểu thức của hằng số cân bằng KC
- Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
Lời giải
(a) sai biểu thức đúng là: \({K_C} = \frac{{{{{\rm{[}}S{O_3}]}^2}}}{{{{{\rm{[}}S{O_2}]}^2}.{\rm{[}}{O_2}]}}\)
(b) đúng vì đây là phản ứng thuận nghịch
(c) sai vì để đạt trạng thái cân bằng thì tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
(d) đúng
Đáp án A
Câu 7: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. HCl B. KNO3 C. NH4Cl D. Na2CO3
Phương pháp
Dựa vào kiến thức về môi trường của muối, acid, base
Lời giải
Dung dịch Na2CO3 có pH > 7 do được tạo bởi cation mạnh và anion yếu
=> Đáp án D
Câu 8: Tính pH của dung dịch sau khi trộn 200ml dung dịch NaOH 0,1M và 100ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M.
A. 0,69 B. 13,3 C. 1 D. 14
Phương pháp
Dựa vào công thức tính pH
Lời giải
\(\begin{array}{l}\sum {{n_{O{H^ - }}} = {n_{NaOH}} + 2{n_{Ca{{(OH)}_2}}}} = 0,2.0,1 + 0,1.0,2.2 = 0,06\\ \to {\rm{[}}O{H^ - }{\rm{]}} = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{V} = \frac{{0,06}}{{0,2 + 0,1}} = 0,2M\\pOH = - \lg (O{H^ - }) = 0,69 \to pH = 14 - 0,69 = 13,3\end{array}\)
Đáp án B
Câu 9: Cho các phân tử và ion sau: \(HI,C{H_3}COO - ,{H_2}PO_4^ - ,PO_4^{3 - },N{H_3},{S^{2 - }},HPO_4^{2 - }\)
Hãy cho biết có bao nhiêu phân tử, ion lưỡng tính theo thuyết Bronsted – Lowry
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Phương pháp
Dựa vào thuyết Brønsted – Lowry về acid – base, chất lưỡng tính
Lời giải
\(\begin{array}{l}{H_2}P{O_4}^ - + {H^ + } \to {H_3}P{O_4}\\{H_2}P{O_4}^ - \to {H^ + } + HP{O_4}^{2 - }\end{array}\)
\(\begin{array}{l}HP{O_4}^ - + {H^ + } \to {H_2}P{O_4}^ - \\HP{O_4}^ - \to P{O_4}^{3 - } + {H^ + }\end{array}\)
=> Đáp án C
Câu 10: Nitrogen thể hiện tính khử trong phản ứng nào?
A. \({N_2} + 3{H_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}\)
B. \({N_2} + {O_2} \to 2NO\)
C. \({N_2} + 3Mg \to M{g_3}{N_2}\)
D. \({N_2} + 6Li \to 2L{i_3}N\)
Phương pháp
Dựa vào kiến thức về nitrogen
Lời giải
Nitrogen thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa
=> Đáp án B
Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể phân biệt muối ammonium với một số muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch base. Hiện tượng nào xảy ra?
A. Thoát ra một chất khí màu lục nhạt, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
B. Thoát ra một chất khí không màu, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
D. Thoát ra một chất khí không màu, làm hồng giấy quỳ tím ẩm.
Lời giải
NH3 là chất khí không màu, làm quỳ tím ẩm hóa xanh do có tính base
=> Đáp án B
Câu 12: Trong khí thải của quy trình sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón hoá học có lẫn khí NH3. Khí này rất độc đối với sức khoẻ của con người và gây ô nhiễm môi trường. Con người hít phải khí này với lượng lớn sẽ gây ngộ độc: họ, đau ngực (nặng), đau thắt ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè; chảy nước mắt và bỏng mắt, mù mắt, đau họng nặng, đau miệng; mạch nhanh, yếu, sốc; lẫn lộn, đi lại khó khăn, chóng mặt, thiếu sự phối hợp, bồn chồn, ngẩn ngơ). Để xử lí NH3 lẫn trong khí thải, người ta có thể dẫn khí thải qua một bể lọc chứa hoá chất nào sau đây?
A. Dung dịch Ca(OH)2. B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaOH. D. Nước.
Phương pháp
Dựa vào tính chất hóa học của NH3
Lời giải
NH3 có tính base nên để loại bỏ khí này cần trung hòa bằng dung dịch acid
=> Đáp án B
Câu 13: Tính pH của dung dịch sau khi trộn 100ml dung dịch HCl 0,5M vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M
A. 12,5 B. 0,82 C. 7 D.13
Phương pháp
Dựa vào công thức tính pH
Lời giải
\(\begin{array}{l}{H^ + } + O{H^ - } \to {H_2}O\\{n_{{H^ + }}} = 0,1.0,5 = 0,05mol\\{n_{O{H^ - }}} = 0,1.0,1.2 = 0,02mol\\{n_{{H^ + }}} > {n_{O{H^ - }}}\end{array}\)
Nên H+ dư: nH+ dư = 0,03
[H+]=\(\frac{{0,03}}{{0,2}} = 0,15 \to pH = - \lg (0,15) = 0,82\)
Đáp án B
Câu 14: Tính base của NH3 do:
A. Cặp e tự do của nguyên tử nitrogen
B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực
C. NH3 tan nhiều trong nước
D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH
Phương pháp
Dựa vào tính chất hóa học NH3
Lời giải
Đáp án A
Câu 15: Khí không màu hóa nâu trong không khí là
A. N2O B. NO C. NH3 D. NO2
Lời giải
Đáp án B
Phần tự luận
Câu 1 (2 điểm): Trộn 300ml dung dịch KOH a(M) vào 200ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch có pH = 13. Tính a(M)
Lời giải
\(\begin{array}{l}{n_{KOH}} = 0,3a\\{n_{HCl}} = 0,2.0,2 = 0,04\end{array}\)
Vì dung dịch sau phản ứng có pH = 13 à KOH dư
nKOH dư = 0,3a-0,4 => [OH-] = \(\frac{{0,3a - 0,04}}{{0,3 + 0,2}}\)
\(pH = 13 \to {\rm{[H + ]}} = {10^{ - 13}} \to {\rm{[}}O{H^ - }{\rm{] = 1}}{{\rm{0}}^{ - 1}}\)
=> \(\frac{{0,3a - 0,04}}{{0,3 + 0,2}}\)= 10-1 => a = 0,3(M)
Câu 2 (2 điểm): Nung hỗn hợp A gồm 3,7185 lít N2 và 7,437 lít H2 với xúc tác thích hợp. Thể tích hỗn hợp khí thu được sau phản ứng là 8,1807 lít (các khí ở đo ở điều kiện chuẩn). Tính hiệu suất của phản ứng trên?
Lời giải
nN2 = 0,15 mol; nH2 = 0,3 mol; nhỗn hợp = 0,33 mol
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức - Đề số 2
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức - Đề số 3
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức - Đề số 4
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức - Đề số 5
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức - Đề số 6
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay