Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức - Đề số 7>
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là sai? A. Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch. B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Đề thi
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là sai?
A. Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch.
B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi.
C. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm phản ứng.
D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra.
Câu 2: Cho 0,4 mol SO2 và 0,6 mol O2 vào một bình dung tích 1 lít được giữ ở một nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau:
2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)
Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO3 trong bình là 0,3 mol. Giá trị hằng số cân bằng KC của phản ứng ở nhiệt độ trên là
A. 6,67. B. 20. C. 0,05. D. 10.
Câu 3: Nhũ đá được hình thành trong các hang động liên quan đến cân bằng sau:
Ca(HCO3)2(aq) ⇌ CaCO3(s) + CO2(aq) + H2O(l)
Nếu nồng độ CO2 hòa tan trong nước tăng lên thì
A. quá trình hình thành nhũ đá được diễn ra thuận lợi.
B. quá trình theo chiều nghịch diễn ra thuận lợi.
C. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận nhằm làm tăng nồng độ CO2.
D. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận nhằm làm giảm nồng độ CO2.
Câu 4: Đâu là nhận định sai về hằng số cân bằng?
A. Hằng số cân bằng KC phụ thuộc vào bản chất của phản ứng, nhiệt độ và áp suất.
B. KC có giá trị càng lớn thì phản ứng thuận càng chiếm ưu thế.
C. KC có giá trị càng nhỏ thì phản ứng thuận càng hạn chế.
D. KC tỉ lệ thuận với tích nồng độ chất sản phẩm với số mũ tương ứng.
Câu 5: Một học sinh làm thí nghiệm xác định độ pH của đất như sau: Lấy một lượng đất cho vào nước rồi lọc lấy phần dung dịch. Dùng máy pH đo được giá trị pH là 4,5. Có một số kết luận sau:
(a) Môi trường cúa dung dịch là trung tính.
(b) Loại đất trên là đất chua.
(c) Để giảm độ chua cho đất, người ta có thể cho thêm vôi bột vào đất.
(d) Có thể trồng một số loại cây ưa trồng trong đất chua như: húng quế, bắp cải,…
Số kết luận đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Cho cân bằng hóa học sau:
2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g) ∆rH0298 < 0
Cho các biện pháp:
(a) tăng nhiệt độ.
(b) tăng áp suất chung của hệ phản ứng.
(c) dùng thêm chất xúc tác V2O5.
(d) giảm nồng độ SO3.
Có bao nhiêu biện pháp làm cân bằng chyển dịch theo chiều thuận?
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 7: Cho 11,2 gam khí nitrogen tác dụng với 0,8 gam hydrogen. Sau phản ứng đạt trạng thái cân bằng thu được 2,55 gam ammonia. Giá trị của hằng số cân bằng của phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1. B. 3. C. 13. D. 12.
Câu 8: Đo pH của một cốc nước chanh được giá trị pH bằng 2,4. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nước chanh có môi trường acid.
B. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 10-2,4 mol/L.
C. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 0,24 mol/L.
D. Nồng độ ion [OH-] của nước chanh nhỏ hơn 10-7 mol/L.
Câu 9: Cho các nhận định sau:
(a) Nguyên tắc chuẩn độ acid – base: sử dụng dung dịch acid hoặc dung dịch base đã biết chính xác nồng độ để xác định nồng độ dung dịch acid hoặc dung dịch base cần chuẩn độ.
(b) Thời điểm gây ra sự chuyển màu của chị thị acid – base là điểm tương đương.
(c) Có thể chọn bất kì chỉ thị acid – base nào quá trình chuẩn độ acid – base.
(d) Khi chuẩn độ, người ta thêm từ từ dung dịch đựng trong burette vào dung dịch đựng trong bình tam giác.
(đ) Trong quá trình chuẩn độ, giữ nguyên bình tam giác.
Số nhận định đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 10: Trộn 300 mL dung dịch có pH = 2 gồm HCl và HNO3 vào 200 mL dung dịch NaOH nồng độ a (M) thu được 500 mL dung dịch có pH = 11. Giá trị của a gần nhất với
A. 0,01. B. 0,02. C. 0,03. D. 0,04.
Câu 11: Pha loãng dung dịch HCl có pH = 3 bao nhiêu lần để được dung dịch mới có pH = 4?
A. 5. B. 4. C. 9. D. 10.
Câu 12: Trộn lẫn V mL dung dịch NaOH 0,01 M với V mL dung dịch HCl 0,03 M được 2V mL dung dịch Y. Dung dịch Y có giá trị pH là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 13: Tiến hành chuẩn độ acid – base mạnh bằng 10 mL HCl 0,1 M. Khi kết thúc chuẩn độ, thể tích dung dịch NaOH (tính trung bình sau 3 lần chuẩn độ) đã sử dụng ở burette là 10,27 mL. Nồng độ của dung dịch NaOH nhận giá trị là
A. 0,097 M. B. 0,1027 M. C. 0,001 M. D. 0,184 M.
Câu 14: Trộn 200 mL dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M vào 300 mL dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a mol/L thu được có pH = 13. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,2. C. 0,1. D. 0,25.
Câu 15: X là chất khí không màu ở điều kiện thường, X chiếm phần trăm về thể tích lớn nhất trong không khí. Ở điều kiện thường X khá trơ hóa học. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao, X hoạt động tương đối mạnh. Vậy khí X là
A. O2. B. CO2. C. H2. D. N2.
Câu 16: NH3 thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. O2. B. HCl. C. H2O. D. H2SO4.
Câu 17: Cho 7,437 lít khí N2 tác dụng với 14,874 lít khí H2 với điều kiện thích hợp thu được V lít hỗn hợp khí (biết H% = 20%). Biết các khí được đo ở điều kiện chuẩn. Giá trị V là
A. 13,440. B. 14,560. C. 16,576. D. 20,3278.
Câu 18: Acid HNO3 đặc nóng phản ứng được với nhóm chất nào sau đây?
A. C, Fe2O3, Fe3O4, H2SO4. B. CuO, NH3, Ag, Pt.
C. CuO, NH3, Fe2O3, Cu, FeCl2. D. CuO, NH3, FeSO4, CO2, Au.
Câu 19: Cho 1,35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 và phản ứng không tạo muối ammonium. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
A. 5,69 g. B. 3,79 g. C. 8,53 g. D. 9,48 g.
Câu 20: Dung dịch X có 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y- và giá trị của m là
A. OH- và 30,3. B. NO3- và 23,1. C. NO3- và 42,9. D. OH- và 20,3.
----- HẾT -----
Đáp án
1.C |
2.B |
3.B |
4.A |
5.C |
6.D |
7.C |
8.C |
9.C |
10.B |
11.D |
12.C |
13.A |
14.A |
15.D |
16.A |
17.D |
18.C |
19.A |
20.C |
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là sai?
A. Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch.
B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi.
C. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm phản ứng.
D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra.
Phương pháp giải
Kiến thức về phản ứng thuận nghịch.
Lời giải chi tiết
C sai, vì nồng độ mol của chất phản ứng và của chất sản phẩm có thể bằng hoặc khác nhau.
Chọn C.
Câu 2: Cho 0,4 mol SO2 và 0,6 mol O2 vào một bình dung tích 1 lít được giữ ở một nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau:
2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)
Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO3 trong bình là 0,3 mol. Giá trị hằng số cân bằng KC của phản ứng ở nhiệt độ trên là
A. 6,67. B. 20. C. 0,05. D. 10.
Phương pháp giải
Kiến thức về hằng số cân bằng của phản ứng.
Lời giải chi tiết
2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)
Ban đầu: 0,4 0,6
Phản ứng: 0,3 ⟵ 0,15 ⟵ 0,3
Sau: 0,1 0,45 0,3
\({K_C} = \frac{{{{[S{O_3}]}^2}}}{{{{[S{O_2}]}^2}.[{O_2}]}} = \frac{{0,{3^2}}}{{0,{1^2}.0,45}} = 20\)
Chọn B.
Câu 3: Nhũ đá được hình thành trong các hang động liên quan đến cân bằng sau:
Ca(HCO3)2(aq) ⇌ CaCO3(s) + CO2(aq) + H2O(l)
Nếu nồng độ CO2 hòa tan trong nước tăng lên thì
A. quá trình hình thành nhũ đá được diễn ra thuận lợi.
B. quá trình theo chiều nghịch diễn ra thuận lợi.
C. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận nhằm làm tăng nồng độ CO2.
D. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận nhằm làm giảm nồng độ CO2.
Phương pháp giải
Kiến thức về chuyển dịch cân bằng.
Lời giải chi tiết
Nếu nồng độ CO2 hòa tan trong nước tăng lên thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nhằm làm giảm nồng độ của CO2.
Chọn B.
Câu 4: Đâu là nhận định sai về hằng số cân bằng?
A. Hằng số cân bằng KC phụ thuộc vào bản chất của phản ứng, nhiệt độ và áp suất.
B. KC có giá trị càng lớn thì phản ứng thuận càng chiếm ưu thế.
C. KC có giá trị càng nhỏ thì phản ứng thuận càng hạn chế.
D. KC tỉ lệ thuận với tích nồng độ chất sản phẩm với số mũ tương ứng.
Phương pháp giải
Kiến thức về hằng số cân bằng.
Lời giải chi tiết
A sai, vì . Hằng số cân bằng KC phụ thuộc vào bản chất của phản ứng, nhiệt độ.
Chọn A.
Câu 5: Một học sinh làm thí nghiệm xác định độ pH của đất như sau: Lấy một lượng đất cho vào nước rồi lọc lấy phần dung dịch. Dùng máy pH đo được giá trị pH là 4,5. Có một số kết luận sau:
(a) Môi trường cúa dung dịch là trung tính.
(b) Loại đất trên là đất chua.
(c) Để giảm độ chua cho đất, người ta có thể cho thêm vôi bột vào đất.
(d) Có thể trồng một số loại cây ưa trồng trong đất chua như: húng quế, bắp cải,…
Số kết luận đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Lời giải chi tiết
A sai, vì môi trường của dung dịch là acid do pH = 4,5 < 7.
B đúng.
C đúng.
D đúng.
⟹ 3 phương án đúng.
Chọn C.
Câu 6: Cho cân bằng hóa học sau:
2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g) ∆rH0298 < 0
Cho các biện pháp:
(a) tăng nhiệt độ.
(b) tăng áp suất chung của hệ phản ứng.
(c) dùng thêm chất xúc tác V2O5.
(d) giảm nồng độ SO3.
Có bao nhiêu biện pháp làm cân bằng chyển dịch theo chiều thuận?
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Phương pháp giải
Kiến thức về chuyển dịch cân bằng.
Lời giải chi tiết
(a) đúng, vì phản ứng có ∆rH0298 < 0 phản ứng tỏa nhiệt.
(b) đúng, vì tổng số mol khí trước lớn hơn tổng số mol khí sau phản ứng.
(c) đúng, vì sử dụng xúc tác giúp thúc đẩy phản ứng thuận.
(d) đúng, vì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ SO3.
⟹ 4 biện pháp đúng.
Chọn D.
Câu 7: Cho 11,2 gam khí nitrogen tác dụng với 0,8 gam hydrogen. Sau phản ứng đạt trạng thái cân bằng thu được 2,55 gam ammonia. Giá trị của hằng số cân bằng của phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1. B. 3. C. 13. D. 12.
Phương pháp giải
Kiến thức về hằng số cân bằng.
Lời giải chi tiết
N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g)
Ban đầu: 0,4 0,4 (mol)
Phản ứng: 0,075 ⟵ 0,225 ⟵ 0,15 (mol)
Cân bằng: 0,325 0,175 0,15
\({K_C} = \frac{{{{[N{H_3}]}^2}}}{{{{[{{\rm{H}}_2}]}^3}.[{N_2}]}} = \frac{{0,{{15}^2}}}{{0,{{175}^3}.0,325}} = 12,92\)
Chọn C.
Câu 8: Đo pH của một cốc nước chanh được giá trị pH bằng 2,4. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nước chanh có môi trường acid.
B. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 10-2,4 mol/L.
C. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 0,24 mol/L.
D. Nồng độ ion [OH-] của nước chanh nhỏ hơn 10-7 mol/L.
Phương pháp giải
Kiến thức về tính giá trị pH.
Lời giải chi tiết
C sai, vì [H+] = 10-2,4 = 3,98.10-3 (mol/L).
Chọn C.
Câu 9: Cho các nhận định sau:
(a) Nguyên tắc chuẩn độ acid – base: sử dụng dung dịch acid hoặc dung dịch base đã biết chính xác nồng độ để xác định nồng độ dung dịch acid hoặc dung dịch base cần chuẩn độ.
(b) Thời điểm gây ra sự chuyển màu của chị thị acid – base là điểm tương đương.
(c) Có thể chọn bất kì chỉ thị acid – base nào quá trình chuẩn độ acid – base.
(d) Khi chuẩn độ, người ta thêm từ từ dung dịch đựng trong burette vào dung dịch đựng trong bình tam giác.
(đ) Trong quá trình chuẩn độ, giữ nguyên bình tam giác.
Số nhận định đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Phương pháp giải
Kiến thức về chuẩn độ acid – base.
Lời giải chi tiết
(a) đúng.
(b) sai, vì thời điểm gây ra sự chuyển màu của chị thị acid – base là điểm dừng chuẩn độ.
(c) sai, vì phải chọn chỉ thị acid – base có điểm đổi màu gần với giá trị pH tại điểm tương đương nhất, tránh sai số trong quá trình chuẩn độ.
(d) đúng.
(đ) sai, vì phải lắc đều bình tam giác trong quá trình chuẩn độ.
⟹ Có 2 nhận định đúng.
Chọn C.
Câu 10: Trộn 300 mL dung dịch có pH = 2 gồm HCl và HNO3 vào 200 mL dung dịch NaOH nồng độ a (M) thu được 500 mL dung dịch có pH = 11. Giá trị của a gần nhất với
A. 0,01. B. 0,02. C. 0,03. D. 0,04.
Phương pháp giải
Định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích.
Lời giải chi tiết
Dung dịch sau: pH = 11 > 7 ⟹ dung dịch sau có môi trường base ⟹ NaOH dư.
ΣnOH- = nOH-pư + nOH-dư
= nH+ + nOH-dư
= 0,3.10-2 + 0,5.1014-11 = 3,5.10-3 (mol)
⟹ a = CM(NaOH) = 0,0175 (M).
Chọn B.
Câu 11: Pha loãng dung dịch HCl có pH = 3 bao nhiêu lần để được dung dịch mới có pH = 4?
A. 5. B. 4. C. 9. D. 10.
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết về pH.
Lời giải chi tiết
Gọi V, V1 là thể tích trước và sau khi pha loãng.
⟹ V.10-3 = V1.10-4
⟹ V/V1 = 10
Chọn D.
Câu 12: Trộn lẫn V mL dung dịch NaOH 0,01 M với V mL dung dịch HCl 0,03 M được 2V mL dung dịch Y. Dung dịch Y có giá trị pH là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết về pH.
Lời giải chi tiết
NaOH + HCl ⟶ NaCl + H2O
Có nNaOH = nHCl = 0,01V
⟹ nHCl dư = 0,03V – 0,01V = 0,02V
⟹ CH+ = 0,02V/2V = 0,01 M
⟹ pH = -log (0,01) = 2
Chọn C.
Câu 13: Tiến hành chuẩn độ acid – base mạnh bằng 10 mL HCl 0,1 M. Khi kết thúc chuẩn độ, thể tích dung dịch NaOH (tính trung bình sau 3 lần chuẩn độ) đã sử dụng ở burette là 10,27 mL. Nồng độ của dung dịch NaOH nhận giá trị là
A. 0,097 M. B. 0,1027 M. C. 0,001 M. D. 0,184 M.
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết về phương pháp chuẩn độ.
Lời giải chi tiết
nHCl = 0,01.0,1 = 0,001 mol
HCl + NaOH → NaCl + H2O
0,001 0,001 ( mol)
Vậy \({{\rm{C}}_{{\rm{MNaOH}}}} = \frac{{0,001}}{{0,01027}} = 0,097{\rm{M}}\)
Chọn A.
Câu 14: Trộn 200 mL dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M vào 300 mL dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a mol/L thu được có pH = 13. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,2. C. 0,1. D. 0,25.
Phương pháp giải
Từ nHCl và nH2SO4 → nH+ = nHCl + 2nH2SO4
Từ nBa(OH)2 → nOH- = 2nBa(OH)2
PTHH: OH- + H+ → H2O
Vì dung dịch thu được có pH = 13 nên dung dịch dư OH- → pOH = 14 - 13 = 1
→ [OH-] = 0,1M nên nOH-
Lại có nOH- dư = nOH- - nH+ → a
Lời giải chi tiết
nHCl = 0,02 mol và nH2SO4 = 0,01 mol → nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,02 + 2.0,01 = 0,04 mol
nBa(OH)2 = 0,3a mol → nOH- = 0,6a mol
PTHH: OH- + H+ → H2O
Vì dung dịch thu được có pH = 13 nên dung dịch dư OH- → pOH = 14 - 13 = 1
→ [OH-] = 0,1M nên nOH- = 0,1.V dd sau pư = 0,1.(0,3 + 0,2) = 0,05 mol
Lại có nOH- dư = nOH- - nH+ = 0,6a - 0,04 = 0,05 → a = 0,15M
Chọn A.
Câu 15: X là chất khí không màu ở điều kiện thường, X chiếm phần trăm về thể tích lớn nhất trong không khí. Ở điều kiện thường X khá trơ hóa học. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao, X hoạt động tương đối mạnh. Vậy khí X là
A. O2. B. CO2. C. H2. D. N2.
Lời giải chi tiết
X chiếm phần trăm về thể tích lớn nhất trong không khí ⟹ Khí X là N2.
Chọn D.
Câu 16: NH3 thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. O2. B. HCl. C. H2O. D. H2SO4.
Phương pháp giải
Dựa vào lí thuyết về ammonia.
Lời giải chi tiết
NH3 thể hiện tính khử với O2.
4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O.
NH3 thể hiện tính base với HCl, H2O, H2SO4.
Chọn A.
Câu 17: Cho 7,437 lít khí N2 tác dụng với 14,874 lít khí H2 với điều kiện thích hợp thu được V lít hỗn hợp khí (biết H% = 20%). Biết các khí được đo ở điều kiện chuẩn. Giá trị V là
A. 13,440. B. 14,560. C. 16,576. D. 20,3278.
Phương pháp giải
Tính số mol hai khí N2 và H2 dựa vào công thức n = V/24,79.
Dùng công thức \(H\% = \;\frac{{{n_{pu}}.100}}{{{n_{bd}}}}\) tính số mol khí phản ứng và tìm ra thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng.
Lời giải chi tiết
nN2 = 0,3 mol; nH2 = 0,6 mol
N2 + 3H2 ⇄ 2NH3
Ta có: \(\frac{{{n_{{N_2}}}}}{1} > \frac{{{n_{{H_2}}}}}{3}\) ⟹ H2 hết và N2 dư.
⟹ nH2pu = 0,6.20% = 0,12 mol
N2 + 3H2 ⇄ 2.NH3
T: 0,3 0,6
P: 0,04 ⟵ 0,12 ⟶ 0,08
S: 0,26 0,48 0,08
nhỗn hợp khí = 0,08 + 0,26 + 0,48 = 0,82 mol
⟹ Vkhí = 20,3278 lít.
Chọn D.
Câu 18: Acid HNO3 đặc nóng phản ứng được với nhóm chất nào sau đây?
A. C, Fe2O3, Fe3O4, H2SO4. B. CuO, NH3, Ag, Pt.
C. CuO, NH3, Fe2O3, Cu, FeCl2. D. CuO, NH3, FeSO4, CO2, Au.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học của acid HNO3.
Lời giải chi tiết
A loại H2SO4.
B loại Pt.
C đúng.
2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O.
HNO3 + NH3 → NH4NO3.
6HNO3 + Fe2O3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O.
8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.
4H+ + NO3- + 3Fe2+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O.
D loại CO2, Au.
Chọn C.
Câu 19: Cho 1,35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 và phản ứng không tạo muối ammonium. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
A. 5,69 g. B. 3,79 g. C. 8,53 g. D. 9,48 g.
Phương pháp giải
Dựa vào các bán phản ứng:
4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O
2H+ + NO3- + 1e → NO2 + H2O
⟹ nNO3-(muối) = nHNO3 – nNO3-(spk) = nH+ – nNO – nNO2 = 3nNO + nNO2.
⟹ mmuối = mKL + mNO3-(muối).
Lời giải chi tiết
Dựa vào các bán phản ứng:
4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O
2H+ + NO3- + 1e → NO2 + H2O
⟹ nNO3-(muối) = nHNO3 – nNO3-(spk) = nH+ – nNO – nNO2 = 3nNO + nNO2 = 0,07 (mol).
⟹ mmuối = mKL + mNO3-(muối) = 1,35 + 0,07.62 = 5,69 gam.
Chọn A.
Câu 20: Dung dịch X có 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y- và giá trị của m là
A. OH- và 30,3. B. NO3- và 23,1. C. NO3- và 42,9. D. OH- và 20,3.
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết về định luật bảo toàn điện tích.
Lời giải chi tiết
- Loại ion OH- vì Mg2+ + OH- ⟶ Mg(OH)2 kết tủa
Bảo toàn điện tích: a = 0,1 + 0,2.2 + 0,1 – 0,2 = 0,4 (mol)
⟹ m = 0,1.39 + 0,2.24 + 0,1.23 + 0,2.35,5 + 0,4.62 = 42,9 (gam)
Chọn C.
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức - Đề số 8
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức - Đề số 9
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức - Đề số 10
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức - Đề số 6
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức - Đề số 5
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay