Đề thi học kì 2 Hóa 11 Kết nối tri thức - Đề số 3

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Cho phản ứng:

Sản phẩm của phản ứng trên là

  • A.
    CH2=CH-OH.
  • B.
    CH3-CH=O.
  • C.
    CH2=CH2.
  • D.
    CH3-O-CH3.
Câu 2 :

Có thể phân biệt acetylene, ethylene và methane bằng hóa chất nào sau đây?

  • A.
    KMnO4 và NaOH   
  • B.
    KMnO4 và quỳ tím
  • C.
    AgNO3/NH3   
  • D.
    Br2 và AgNO3/NH3
Câu 3 :

Chất nào sau đây không có đồng phân hình học?

  • A.
    CH3 – CH = CH – CH3    
  • B.
    (CH3)2C=CH – CH3
  • C.
    CH3 – CH = CH – CH(CH3)2  
  • D.
    (CH3)2CH – CH = CH – CH(CH3)2
Câu 4 :

Hợp chất nào sau đây không phải là alcohol?

  • A.
    CH2=CH-OH    
  • B.
    CH3CH2OH
  • C.
    CH2=CH-CH2OH    
  • D.
    C6H5CH2OH
Câu 5 :

Nhiều vụ ngộ độc rượu do sử dụng rượu để pha chế từ cồn công nghiệp có lẫn methanol. Công thức phân tử methanol là

  • A.
    CH3OH
  • B.
    C2H5OH
  • C.
    C3H7OH
  • D.
    C2H4(OH)2
Câu 6 :

Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen được sắp xếp theo thứ tự: CH3F < CH3I < CH3Br < CH3I. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng dần nhiệt độ sôi từ CH3F đến CH3I là do

  • A.
    sự phân cực của liên kết carbon – halogen giảm dần từ CH3F đến CH3I
  • B.
    độ âm điện của các halogen trong dẫn xuất giảm dần từ F đến I
  • C.
    tương tác van der Waals tăng dần từ CH3F đến CH3I
  • D.
    độ dài liên kết carbon – halogen tăng dần từ CH3F đến CH3I
Câu 7 :

Phản ứng với chất/dung dịch nào sau đây chứng minh phenol (C6H5OH) có tính acid mạnh hơn nấc 2 của carbonic acid?

  • A.
    Na                      
  • B.
    Dung dịch NaOH    
  • C.
    Dung dịch Na2CO3   
  • D.
    Dung dịch Br2
Câu 8 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1239,5 mL khí H2 (đo ở điều kiện chuẩn 25o C, 1 bar). Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 100 mL dung dịch NaOH 0,5 M. Giá trị của m là

  • A.
    10,5.
  • B.
    7,0.
  • C.
    14,0.
  • D.
    21,0.
Câu 9 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Aldehyde vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

(b) Phenol tham gia phản ứng thế bromine khó hơn benzene.

(c) Aldehyde tác dụng với LiAlH4 thu được alcohol bậc một.

(d) Dung dịch acetic acid tác dụng được với Cu(OH)2.

(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.

(f) Phương pháp lên men giấm là phương pháp truyền thống sản xuất acetic acid.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    5
  • B.
    4  
  • C.
    3  
  • D.
    2
Câu 10 :

Cho các chất: NaHCO3; Na2CO3; CH3COONa; NaOH. Có bao nhiêu chất có thể phản ứng được với acetic acid?

  • A.
    1.
  • B.
    2.  
  • C.
    3.  
  • D.
    4.
Câu 11 :

Cho hợp chất carbonyl có công thức cấu tạo sau

Tên theo danh pháp thay thế của hợp chất carbonyl đó là

  • A.

    2-methylbutan -3-one.               

  • B.

    3-methylbutan-2-one.     

  • C.

    3-methylbutan-2-ol.              

  • D.

    1,1-dimethypropan-2-one  

Câu 12 :

Cho phản ứng hóa học: CH3CHO + Br2 + H2O \( \to \)

Sản phẩm hữu cơ của phản ứng trên là

  • A.
    HCOOH.
  • B.
    CH3COOH.
  • C.
    CH3CH2OH.
  • D.
    CH3COCH3.
II. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Hợp chất A là dẫn xuất monochloro của alkylbenzene (B). Phân tử khối của A bằng 126,5

a) Công thức phân tử của A là: C7H8Cl

Đúng
Sai

b) Hợp chất A có 4 đồng phân cấu tạo

Đúng
Sai

c) Hợp chất A được điều chế bằng phản ứng cộng của toluene với HCl.

Đúng
Sai

d) Chất A có phản ứng thuỷ phân khi đun nóng với dung dịch NaOH, tạo ra chất E có mùi thơm, có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ, ức chế sự sinh sản của vi khuẩn nên được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất mĩ phẩm. Công thức cấu tạo phù hợp của A là: 

Đúng
Sai
Câu 2 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Dẫn dòng khí acetylene và ethylene lần lượt đi vào ống nghiệm (1) đựng dung dịch AgNO3/NH3 ở điều kiện thường, sau đó dẫn tiếp qua ống nghiệm (2) đựng nước bromine.

a) Ở ống nghiệm (1) có kết tủa vàng nhạt.

Đúng
Sai

b) Ở ống nghiệm (2) màu của nước bromine nhạt dần

Đúng
Sai

c) Ở ống nghiệm (2) chất lỏng chia thành hai lớp

Đúng
Sai

d) Ở ống nghiệm (2) thu được chất lỏng đồng nhất.

Đúng
Sai
Câu 3 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ X cho thấy phần trăm khối lượng ba nguyên tố C, H và O lần lượt 64,86%; 13,5% và 21,63%. Phổ MS của X được cho ở hình bên:

a) Công thức phân tử của X là C4H10O

Đúng
Sai

b) Phổ hồng ngoại của X có tín hiệu hấp thụ trong vùng 3650 – 3200 cm-1. X có 5 công thức cấu tạo phù hợp.

Đúng
Sai

c) Chỉ có 1 công thức cấu tạo của X khi oxi hóa bằng CuO thu được aldehyde.

Đúng
Sai

d) X có thể điều chế được alkene tương ứng.

Đúng
Sai
Câu 4 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Muscone là hợp chất tạo nên mùi thơm đặc trưng của xạ hương; có công thức cấu tạo như sau: . Cho các nhận xét sau về muscone: 

a) Muscone thuộc hợp chất ketone.

Đúng
Sai

b) Muscone có công thức phân tử là C16H30

Đúng
Sai

c) Có phản ứng với cộng với HCN.

Đúng
Sai

d) Có nhiệt độ sôi cao hơn so với ethanal.

Đúng
Sai
III. Tự luận
Câu 1 :

Cho 4,6 gam một alcohol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với lượng dư Na, sau phản ứng thu được 1,2395 lít khí H2 (ở đkc). Công thức phân tử của alcohol X?

Câu 2 :

Benzoic acid (C6H5COOH, pKa = 4,2; ts = 2490C) và phenol (C6H5OH, pKa = 10,0; ts = 1820C) đều tan trong hexane, nhưng các muối của chúng (benzoate và phenolate) lại tan trong nước và không tan trong hexane.

(a) Trong hai chất trên, chất nào tác dụng được với NaHCO3 (biết H2CO3 có pKa1 = 6,3; pKa2 = 10,2). Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có).

(b) Benzoic acid có lẫn phenol được hòa tan trong hexane. Để tách hai chất ra khỏi nhau, người ta thêm dung dịch NaHCO3 dư vào, lắc đều rồi tách riêng phần nước và phần hữu cơ. Acid hóa phần nước bằng dung dịch HCl để thu lấy chất hữu cơ A. Từ phần hữu cơ thu được chất hữu cơ B. Phương pháp nào đã được sử dụng để tách riêng hai chất benzoic acid và phenol? Cho biết tên của các chất hữu cơ AB

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Cho phản ứng:

Sản phẩm của phản ứng trên là

  • A.
    CH2=CH-OH.
  • B.
    CH3-CH=O.
  • C.
    CH2=CH2.
  • D.
    CH3-O-CH3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Alkyne phản ứng cộng với H2O tạo ra aldehyde hoặc ketone

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 2 :

Có thể phân biệt acetylene, ethylene và methane bằng hóa chất nào sau đây?

  • A.
    KMnO4 và NaOH   
  • B.
    KMnO4 và quỳ tím
  • C.
    AgNO3/NH3   
  • D.
    Br2 và AgNO3/NH3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào sự khác nhau giữa tính chất của các hydrocarbon

Lời giải chi tiết :

Dùng Br2 để phân biệt methane vì methane không làm mất màu dung dịch bromine

Dùng AgNO3/NH3 để phân biệt acetylene vì acetylene tạo kết tủa vàng AgC≡Cag

Đáp án D

Câu 3 :

Chất nào sau đây không có đồng phân hình học?

  • A.
    CH3 – CH = CH – CH3    
  • B.
    (CH3)2C=CH – CH3
  • C.
    CH3 – CH = CH – CH(CH3)2  
  • D.
    (CH3)2CH – CH = CH – CH(CH3)2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào điều kiện để có đồng phân hình học

Lời giải chi tiết :

(CH3)2C=CH – CH3 không có đồng phân hình học

Đáp án B

Câu 4 :

Hợp chất nào sau đây không phải là alcohol?

  • A.
    CH2=CH-OH    
  • B.
    CH3CH2OH
  • C.
    CH2=CH-CH2OH    
  • D.
    C6H5CH2OH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của alcohol

Lời giải chi tiết :

CH2=CH-OH không phải là alcohol

Đáp án A

Câu 5 :

Nhiều vụ ngộ độc rượu do sử dụng rượu để pha chế từ cồn công nghiệp có lẫn methanol. Công thức phân tử methanol là

  • A.
    CH3OH
  • B.
    C2H5OH
  • C.
    C3H7OH
  • D.
    C2H4(OH)2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Methanol có công thức hóa học CH3OH

Đáp án A

Câu 6 :

Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen được sắp xếp theo thứ tự: CH3F < CH3I < CH3Br < CH3I. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng dần nhiệt độ sôi từ CH3F đến CH3I là do

  • A.
    sự phân cực của liên kết carbon – halogen giảm dần từ CH3F đến CH3I
  • B.
    độ âm điện của các halogen trong dẫn xuất giảm dần từ F đến I
  • C.
    tương tác van der Waals tăng dần từ CH3F đến CH3I
  • D.
    độ dài liên kết carbon – halogen tăng dần từ CH3F đến CH3I

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào lực tương tác Van der Walls

Lời giải chi tiết :

Tương tác van der Waals tăng dần từ CH3F đến CH3I

Đáp án C

Câu 7 :

Phản ứng với chất/dung dịch nào sau đây chứng minh phenol (C6H5OH) có tính acid mạnh hơn nấc 2 của carbonic acid?

  • A.
    Na                      
  • B.
    Dung dịch NaOH    
  • C.
    Dung dịch Na2CO3   
  • D.
    Dung dịch Br2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Để chứng minh C6H5OH có tính acid mạnh hơn nấc 2 của carbonic acid cho phản ứng với dung dịch Na2CO3

Lời giải chi tiết :

C6H5OH + Na2CO3 \( \to \)C6H5ONa + NaHCO3

Đáp án C

Câu 8 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1239,5 mL khí H2 (đo ở điều kiện chuẩn 25o C, 1 bar). Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 100 mL dung dịch NaOH 0,5 M. Giá trị của m là

  • A.
    10,5.
  • B.
    7,0.
  • C.
    14,0.
  • D.
    21,0.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết phương trình phản ứng của phenol và ethanol. Dựa vào số mol của H2 và NaOH để xác định m

Lời giải chi tiết :

n H2 = 1239,5.10-3 : 24,79 = 0,05 mol

n NaOH = 0,1 . 0,5 = 0,05 mol

Phenol không phản ứng với Na, ethanol không phản ứng với NaOH

PTHH: C2H5OH  +  Na \( \to \) C2H5ONa + ½ H2 (1)

              0,05                                      \( \leftarrow \)   0,025

C6H5OH + Na \( \to \) C6H5ONa + ½ H2        (2)

0,05 \( \to \)                                         0,025

C6H5OH + NaOH \( \to \) C6H5ONa + H2O  (3)

     0,05    \( \leftarrow \)0,05

m = m C6H5OH + m C2H5OH = 0,05.94 + 0,05.46 = 7g

Đáp án B

Câu 9 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Aldehyde vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

(b) Phenol tham gia phản ứng thế bromine khó hơn benzene.

(c) Aldehyde tác dụng với LiAlH4 thu được alcohol bậc một.

(d) Dung dịch acetic acid tác dụng được với Cu(OH)2.

(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.

(f) Phương pháp lên men giấm là phương pháp truyền thống sản xuất acetic acid.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    5
  • B.
    4  
  • C.
    3  
  • D.
    2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của aldehyde và ketone

Lời giải chi tiết :

(a) đúng

(b) Sai vì phenol thế bromine dễ hơn benzene do có – OH đẩy e vào vòng benzene làm tăng khả năng thế

(c) đúng

(d) đúng

(e) sai vì dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

Đáp án C

Câu 10 :

Cho các chất: NaHCO3; Na2CO3; CH3COONa; NaOH. Có bao nhiêu chất có thể phản ứng được với acetic acid?

  • A.
    1.
  • B.
    2.  
  • C.
    3.  
  • D.
    4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Acetic acid phản ứng với kim loại, oxide base, dung dịch base, muối, alcohol

Lời giải chi tiết :

NaHCO3, Na2CO3, NaOH phản ứng với acetic acid

Đáp án C

Câu 11 :

Cho hợp chất carbonyl có công thức cấu tạo sau

Tên theo danh pháp thay thế của hợp chất carbonyl đó là

  • A.

    2-methylbutan -3-one.               

  • B.

    3-methylbutan-2-one.     

  • C.

    3-methylbutan-2-ol.              

  • D.

    1,1-dimethypropan-2-one  

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cách gọi tên của hợp chất ketone

Lời giải chi tiết :

: 3 – methylbutan – 2 – one.

Đáp án B

Câu 12 :

Cho phản ứng hóa học: CH3CHO + Br2 + H2O \( \to \)

Sản phẩm hữu cơ của phản ứng trên là

  • A.
    HCOOH.
  • B.
    CH3COOH.
  • C.
    CH3CH2OH.
  • D.
    CH3COCH3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của aldehyde

Lời giải chi tiết :

CH3CHO + Br2 + H2O \( \to \) CH3COOH + HBr

Đáp án B

II. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Hợp chất A là dẫn xuất monochloro của alkylbenzene (B). Phân tử khối của A bằng 126,5

a) Công thức phân tử của A là: C7H8Cl

Đúng
Sai

b) Hợp chất A có 4 đồng phân cấu tạo

Đúng
Sai

c) Hợp chất A được điều chế bằng phản ứng cộng của toluene với HCl.

Đúng
Sai

d) Chất A có phản ứng thuỷ phân khi đun nóng với dung dịch NaOH, tạo ra chất E có mùi thơm, có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ, ức chế sự sinh sản của vi khuẩn nên được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất mĩ phẩm. Công thức cấu tạo phù hợp của A là: 

Đúng
Sai
Đáp án

a) Công thức phân tử của A là: C7H8Cl

Đúng
Sai

b) Hợp chất A có 4 đồng phân cấu tạo

Đúng
Sai

c) Hợp chất A được điều chế bằng phản ứng cộng của toluene với HCl.

Đúng
Sai

d) Chất A có phản ứng thuỷ phân khi đun nóng với dung dịch NaOH, tạo ra chất E có mùi thơm, có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ, ức chế sự sinh sản của vi khuẩn nên được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất mĩ phẩm. Công thức cấu tạo phù hợp của A là: 

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Gọi công thức tổng quát của A là CnH2n-7Cl

M A = 12n + 2n – 7 + 35,5 = 126,5 => n = 7 => CTPT A: C7H7Cl

=> a sai

C7H7Cl có 4 đồng phân:

=> b đúng

c) Sai, để thu được A được điều chế từ phản ứng thế với Cl2

d) đúng

Câu 2 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Dẫn dòng khí acetylene và ethylene lần lượt đi vào ống nghiệm (1) đựng dung dịch AgNO3/NH3 ở điều kiện thường, sau đó dẫn tiếp qua ống nghiệm (2) đựng nước bromine.

a) Ở ống nghiệm (1) có kết tủa vàng nhạt.

Đúng
Sai

b) Ở ống nghiệm (2) màu của nước bromine nhạt dần

Đúng
Sai

c) Ở ống nghiệm (2) chất lỏng chia thành hai lớp

Đúng
Sai

d) Ở ống nghiệm (2) thu được chất lỏng đồng nhất.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Ở ống nghiệm (1) có kết tủa vàng nhạt.

Đúng
Sai

b) Ở ống nghiệm (2) màu của nước bromine nhạt dần

Đúng
Sai

c) Ở ống nghiệm (2) chất lỏng chia thành hai lớp

Đúng
Sai

d) Ở ống nghiệm (2) thu được chất lỏng đồng nhất.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

a) đúng

b) đúng

c) sai, chất lỏng không phân lớp

d) đúng

Câu 3 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ X cho thấy phần trăm khối lượng ba nguyên tố C, H và O lần lượt 64,86%; 13,5% và 21,63%. Phổ MS của X được cho ở hình bên:

a) Công thức phân tử của X là C4H10O

Đúng
Sai

b) Phổ hồng ngoại của X có tín hiệu hấp thụ trong vùng 3650 – 3200 cm-1. X có 5 công thức cấu tạo phù hợp.

Đúng
Sai

c) Chỉ có 1 công thức cấu tạo của X khi oxi hóa bằng CuO thu được aldehyde.

Đúng
Sai

d) X có thể điều chế được alkene tương ứng.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Công thức phân tử của X là C4H10O

Đúng
Sai

b) Phổ hồng ngoại của X có tín hiệu hấp thụ trong vùng 3650 – 3200 cm-1. X có 5 công thức cấu tạo phù hợp.

Đúng
Sai

c) Chỉ có 1 công thức cấu tạo của X khi oxi hóa bằng CuO thu được aldehyde.

Đúng
Sai

d) X có thể điều chế được alkene tương ứng.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Theo phổ MS, M X = 74

Số nguyên tử C = \(\frac{{74.64,86\% }}{{12}} = 4\)

Số nguyên tử H = \(\frac{{74.13,5\% }}{1} = 10\)

Số nguyên tử O = \(\frac{{74.21,63\% }}{{16}} = 1\)

=> CTPT X: C4H10O

=> a đúng

Vì phổ hồng ngoại của X có tín hiệu hấp thụ trong vùng 3650 – 3200 cm-1 => X có nhóm – OH alcohol

=> X có 4 đồng phân alcohol

=> b sai

c) Sai vì có 2 công thức phù hợp: CH2OH – CH2 – CH2 – CH3 và CH2OH – C(CH3)2

d) đúng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 4 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Muscone là hợp chất tạo nên mùi thơm đặc trưng của xạ hương; có công thức cấu tạo như sau: . Cho các nhận xét sau về muscone: 

a) Muscone thuộc hợp chất ketone.

Đúng
Sai

b) Muscone có công thức phân tử là C16H30

Đúng
Sai

c) Có phản ứng với cộng với HCN.

Đúng
Sai

d) Có nhiệt độ sôi cao hơn so với ethanal.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Muscone thuộc hợp chất ketone.

Đúng
Sai

b) Muscone có công thức phân tử là C16H30

Đúng
Sai

c) Có phản ứng với cộng với HCN.

Đúng
Sai

d) Có nhiệt độ sôi cao hơn so với ethanal.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

a) đúng

b) đúng

c) đúng

d) đúng, phân tử khối lớn hơn.

III. Tự luận
Câu 1 :

Cho 4,6 gam một alcohol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với lượng dư Na, sau phản ứng thu được 1,2395 lít khí H2 (ở đkc). Công thức phân tử của alcohol X?

Lời giải chi tiết :

n H2 = 1,2395 : 24,79 = 0,05 mol

Gọi công thức tổng quát của X là: CnH2n+1OH

CnH2n+1OH + Na \( \to \) CnH2n+1ONa + ½ H2

   0,1                                            \( \leftarrow \)         0,05

MX = 4,6 : 0,1 = 46 = 14n + 1 + 17 => n = 2

CTPT X: C2H6O

Câu 2 :

Benzoic acid (C6H5COOH, pKa = 4,2; ts = 2490C) và phenol (C6H5OH, pKa = 10,0; ts = 1820C) đều tan trong hexane, nhưng các muối của chúng (benzoate và phenolate) lại tan trong nước và không tan trong hexane.

(a) Trong hai chất trên, chất nào tác dụng được với NaHCO3 (biết H2CO3 có pKa1 = 6,3; pKa2 = 10,2). Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có).

(b) Benzoic acid có lẫn phenol được hòa tan trong hexane. Để tách hai chất ra khỏi nhau, người ta thêm dung dịch NaHCO3 dư vào, lắc đều rồi tách riêng phần nước và phần hữu cơ. Acid hóa phần nước bằng dung dịch HCl để thu lấy chất hữu cơ A. Từ phần hữu cơ thu được chất hữu cơ B. Phương pháp nào đã được sử dụng để tách riêng hai chất benzoic acid và phenol? Cho biết tên của các chất hữu cơ AB

Lời giải chi tiết :

(a) Chỉ có benzoic acid tác dụng đước với NaHCO3 do pKa (benzoic acid) < pKa2 (H2CO3)

                                C6H5COOH + NaHCO3 \( \to \) C6H5COONa + H2O + CO2

(b) Trong quy trình đã nêu, phương pháp được sử dụng để tách riêng hau chất benzoic acid và phenol là phương pháp chiết. Chất hữu cơ A thu được từ phần nước là benzoic acid; chất hữu cơ B thu được từ phần hữu cơ là phenol

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.