Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 6 - Đề số 03 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra giữa kì 1 vật lí 6 - Đề số 03 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Trên hộp mứt Tết có ghi \(200\,\,g\), con số đó chỉ
A. sức nặng của hộp mứt
B. khối lượng của mứt trong hộp
C. thể tích hộp mứt
D. cả A, B, C đều sai
Câu 2. Người ta dùng bình chia độ chứa \(50\,\,c{m^3}\) nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới \(150\,\,c{m^3}\). Hỏi thể tích hòn đá là bao nhiêu?
A. \(100\,\,c{m^3}\) B. \(150\,\,c{m^3}\)
C. \(200\,\,c{m^3}\) D. \(50\,\,c{m^3}\)
Câu 3. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, thì thể tích của vật bằng
A. thể tích bình tràn
B. thể tích bình chứa
C. thể tích nước còn lại trong bình tràn
D. thể tích nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
Câu 4. Một quả cầu có khối lượng là \(15\,\,kg\) thì trọng lượng của nó là
A. \(150\,\,N\) B. \(15\,\,N\)
C. \(1500\,\,N\) D. \(1,5\,\,N\)
Câu 5. Một quyển sách nằm yên trên bàn thì nó
A. chỉ chịu tác dụng của trọng lực
B. không chịu tác dụng của lực nào cả
C. chỉ chịu tác dụng của lực đỡ mặt bàn
D. chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn
Câu 6. Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài?
A. thước thẳng B. bình tràn
C. cân D. bình chia độ
Câu 7. Để đo thể tích một vật, người ta dùng đơn vị
A. \(kg\) B. \(N\)
C. \({m^3}\) D. \(m\)
Câu 8. Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?
A. quả bóng bị biến dạng
B. chuyển động của quả bóng bị biến đổi
C. không có sự biến đổi nào xảy ra cả
D. quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi
II – TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Lực là gì? Nêu kết quả tác dụng của lực?
Câu 2. (2 điểm) Thả hòn sỏi rơi. Điều gì chứng tỏ có lực tác dụng lên hòn sỏi? Lực đó là lực gì? Có phương, chiều như thế nào?
Câu 3. (2 điểm) Cho một bình chia độ, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của bình chia độ.
a. Ngoài bình chia độ đã cho ta cần phải cần ít nhất những dụng cụ gì để có thể xác định được thể tích của hòn đá?
b. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu?
Lời giải chi tiết
1.B |
2.A |
3.D |
4.A |
5.D |
6.A |
7.C |
8.D |
I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Cách giải:
Trên hộp mứt Tết ghi \(200\,\,g\), con số đó chỉ khối lượng của mứt trong hộp
Chọn B.
Câu 2.
Phương pháp:
Thể tích hòn đá: \(V = {V_2} - {V_1}\)
Cách giải:
Thể tích của hòn đá là:
\(V = {V_2} - {V_1} = 150 - 50 = 100\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)
Chọn A.
Câu 3.
Phương pháp:
Áp dụng lý thuyết sử dụng bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước
Cách giải:
Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, thì thể tích của vật bằng thể tích nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
Chọn D.
Câu 4.
Phương pháp:
Trọng lượng của vật: \(P = 10m\)
Cách giải:
Trọng lượng của quả cầu là:
\(P = 10m = 10.15 = 150\,\,\left( N \right)\)
Chọn A.
Câu 5.
Phương pháp:
Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng
Cách giải:
Quyển sách nằm yên trên bàn thì nó chịu tác dụng của hai lực cân bằng, là trọng lực và lực đỡ của mặt bàn
Chọn D.
Câu 6.
Cách giải:
Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước thẳng
Chọn A.
Câu 7.
Cách giải:
\(kg\) là đơn vị đo khối lượng
\(N\) là đơn vị đo độ lớn của lực
\({m^3}\) là đơn vị đo thể tích
\(m\) là đơn vị đo độ dài
Chọn C.
Câu 8.
Phương pháp:
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng
Cách giải:
Học sinh đá vào quả bóng, quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi
Chọn D.
II – TỰ LUẬN
Câu 1.
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết lực và kết quả tác dụng của lực
Cách giải:
Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng
Câu 2.
Cách giải:
Thả hòn sỏi rơi, do có lực tác động, hòn sỏi chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống
Lực tác dụng lên hòn sỏi là trọng lực
Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống
Câu 3.
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết đo thể tích của vật rắn không thấm nước
Cách giải:
a. Hòn đá không bỏ lọt bình chia độ nên phải sử dụng thêm bình tràn và bình chứa
b. Cách xác định thể tích hòn đá:
Đặt bình tràn lên bình chứa, đổ đầy nước vào bình tràn
Bỏ hòn đá vào bình tràn, nước từ bình tràn tràn ra bình chứa
Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ, số đo thể tích nước tràn ra chính là thể tích của hòn đá.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 trường PTDTNT THCS Ninh Sơn
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 03 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 02 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 01 có lời giải chi tiết
- Giải đề thi học kì 1 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 Phòng GDĐT huyện Chi Lăng
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 trường PTDTNT THCS Ninh Sơn
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 03 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 02 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 01 có lời giải chi tiết
- Giải đề thi học kì 1 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 Phòng GDĐT huyện Chi Lăng