Giải đề thi học kì 1 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 Phòng GDĐT huyện Chi Lăng


Giải đề thi học kì 1 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 Phòng GDĐT huyện Chi Lăng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Chọn ý đúng nhất trong các câu trả lời sau (A, B, C hoặc D)

Câu 1 (0,5 điểm): Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là:

A. Ca đong và bình chia độ

B. Bình tràn và bình chứa

C. Bình tràn và ca đong

D. Bình chứa và bình chia độ

Câu 2 (0,5 điểm): Người ta dùng bình chia độ chứa 100 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình mực nước trong bình dâng lên tới 150 cm3. Hỏi thể tích hòn đá là bao nhiêu?

A. 150 cm3                  B. 200 cm3

C. 100 cm3                  D. 50 cm3

Câu 3 (0,5 điểm): Lực của cầu thủ tác dụng vào trái banh đang đứng yên làm cho trái banh:

A. Biến đổi chuyển động

B. Vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng

C. Biến dạng

D. Không gây ra tác dụng gì

Câu 4 (0,5 điểm): Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì:

A. Lực đẩy của tay

B. Sức đẩy của không khí

C. Một lí do khác

D. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó.

Câu 5 (0,5 điểm): Khi lò xo bị biến dạng, kết luận nào đúng trong số các câu sau?

A. Biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ

B. Biến dạng càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn

C. Biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn

D. Biến dạng tăng lên thì lực đàn hồi giảm đi

Câu 6 (0,5 điểm): Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?

A. Đổi hướng của lực

B. Giảm lực kéo hoặc đẩy vật

C. Đổi hướng của lực và giảm lực kéo hoặc đẩy vật

D. Không gây ra tác dụng gì

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 7 (1,0 điểm)

Trên một cái thước học sinh có số lớn nhất là 30; số nhỏ nhất là 0; đơn vị tính là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm m10 khoảng bằng nhau. Hãy xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước?

Câu 8 (2,0 điểm)

a) Thế nào là hai lực cân bằng?

b) Cho ví dụ về hai lực cân bằng?

c) Một quả cầu bằng kim loại treo vào một sợi dây cố định. Cắt đứt sợi dây, quả cầu rơi xuống. Giải thích vì sao?

Câu 9 (3,0 điểm)

a) Viết công thức tính khối lượng riêng của một chất?

b) Nêu rõ ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng có trong công thức tính khối lượng riêng?

c) Một vật có khối lượng 180 kg và thể tích 1,2 m3. Tính khối lượng riêng của vật đó.

Câu 10 (1,0 điểm): Có mấy loại máy cơ đơn giản? Em hãy kể trên các loại máy cơ đó? 

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiên: Ban chuyên môn Loigiaihay.com

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

Phương pháp

Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ca đong, can,…

Cách giải

Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ca đong, can,…

Chọn A

Câu 2:

Phương pháp

Sử dụng công thức: \({V_{vat}} = {V_2} - {V_1}\)

Cách giải

Thể tích của hòn đá là:

\(V = {V_2} - {V_1} = 150 - 100 = 50c{m^3}\)

Chọn D

Câu 3:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực”.

Cách giải

Lực của cầu thủ tác dụng vào trái banh đang đứng yên làm cho trái banh vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng.

Chọn B

Câu 4:

Phương pháp

Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Cách giải

Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó.

Chọn D

Câu 5:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết về đặc điểm của lực đàn hồi.

Cách giải

Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.

Chọn C

Câu 6:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “Mặt phẳng nghiêng”

Cách giải

- Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao hay xuống thấp thì mặt phẳng nghiêng có tác dụng thay đổi hướng và độ lớn của lực tác dụng.

Chọn C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 7:

Phương pháp

- Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Cách giải

- Thước có giới hạn đo là: 30cm.

- Độ chia nhỏ nhất của thước là: 0,1 cm

Câu 8:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết về trọng lực và hai lực cân bằng.

Cách giải

a)

Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

b)

Ví dụ về hai lực cân bằng:

Khi hai đội kéo co mạnh ngang nhau, sợi dây đứng yên. Ta nói hai lực mà các độ kéo co tác dụng lên dây là hai lực cân bằng.

c)

Khi treo quả cầu kim loại vào sợi dây cố định thì quả cầu sẽ chịu tác dụng của hai lực là: lực căng của sợi dây và trọng lực P. Hai lực này cân bằng nhau giữa cho quả cầu đứng yên.

Khi cắt đứt sợi dây, tức là sợi dây không tác dụng lực lên quả cầu nữa, quả cầu chỉ chịu tác dụng của trọng lực (lực hút của Trái Đất) => quả cầu rơi xuống.

Câu 9:

Phương pháp

Sử dụng công thức tính khối lượng riêng: \(D = \frac{m}{V}\)

Cách giải      

a)

Công thức tính khối lượng riêng: \(D = \frac{m}{V}\)

b)

Trong công thức tính khối lượng riêng:

D: là khối lượng riêng, đơn vị là kg/m3.

m: là khối lượng của chất, đơn vị là kg.

V: là thể tích, đơn vị là m3.

c)

Khối lượng riêng của vật đó là:

\(D = \frac{m}{V} = \frac{{180}}{{1,2}} = 150\left( {kg/{m^3}} \right)\)

Câu 10:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “Máy cơ đơn giản”.

Cách giải

Có 3 loại máy cơ đơn giản thường gặp là:

- Mặt phẳng nghiêng.

- Đòn bẩy.

- Ròng rọc.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí