Báo cáo thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt>
Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi Yêu cầu: Nêu hiện tượng thí nghiệm, cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết PTPƯ. Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng...
Đề bài
1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi
Lấy một ít bột nhôm vào một tờ bìa
Khum tờ bìa chứa bột nhôm, rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn còn
Quan sát hiện tượng xảy ra. Cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết phương trình hóa học. Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng
2. Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh
Lấy một thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng vào ống nghiệm. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
Quan sát hiện tượng. Cho biết màu sắc của sắt, lưu huỳnh, hỗn hợp bột sắt ( sắt + lưu huỳnh) và của chất tạo thành sau phản ứng. Giải thích và viết phương trình hóa học
3. Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại Al, Fe
Lấy một ít bột kim loại Al, Fe vào hai ống nghiệm (1) và (2)
Nhỏ 4 – 5 giọt dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm (1) và (2)
Quan sát hiện tượng xảy ra. Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Hãy giải thích.
Video hướng dẫn giải
Lời giải chi tiết
Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi
Yêu cầu: Nêu hiện tượng thí nghiệm, cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết PTPƯ. Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng?
Hiện tượng: Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.
Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit \(Al_2O_3\).
Giải thích: Vì xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí.
PTHH: \(4Al + 3O_2 \to 2Al_2O_3\)
Trong PƯHH nhôm đóng vai trò là chất khử.
Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.
Yêu cầu: Cho biết màu sắc của hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng. Nêu hiện tượng thí nghiệm, màu sắc của chất tạo thành sau phản ứng, giải thích và viết PTPƯ?
Hiện tượng: Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.
Chất tạo thành có màu đen (không bị nam châm hút).
Giải thích: Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh.
PTHH: Fe + S \( \to\) FeS
Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám.
Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn .
Yêu cầu: Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm 1 và 2. Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Giải thích và viết PTPƯ ?
Hiện tượng:Khi cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm. Một ống nghiệm có khí thoát ra và chất rắn tan ra. Một ống nghiệm không có hiện tượng gì.
Kết luận: Ống nghiệm có khí thoát ra là ống nghiệm trước đó chứa bột Al. ống nghiệm không có hiện tượng gì là ống nghiệm trước đó chứa bột Fe => ta nhận biết được lọ đựng kim loại Al và lọ đựng kim loại Fe.
Giải thích: Vì nhôm có phản ứng với kiềm, còn sắt thì không phản ứng với kiềm.
PTHH: \(2Al + 2NaOH + 2H_2O \to 2NaAlO_2 + 3H_2\)
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Phương pháp giải bài tập về độ rượu
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Phương pháp giải bài tập về độ rượu