Bài 7 trang 65 SGK Sinh 12>
Giả sử ở cây cà độc dược thuộc loại thể ba về NST số 2 (sự bắt cặp của các NST số 2 trong quá trình giảm phân xảy ra theo kiểu hai NST số 2 bắt đôi với nhau và NST số 2 còn lại đứng một mình). Sự phối hợp và phân li giữa các NST xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên. Có bao nhiêu loại cây con có thể được sinh ra và mỗi loại chiếm tỉ lệ bao nhiêu khi cây ba nhiễm trên được thụ phấn bằng phấn của cây lưỡng bội bình thường.
Đề bài
Giả sử ở cây cà độc dược thuộc loại thể ba về NST số 2 (sự bắt cặp của các NST số 2 trong quá trình giảm phân xảy ra theo kiểu hai NST số 2 bắt đôi với nhau và NST số 2 còn lại đứng một mình). Sự phối hợp và phân li giữa các NST xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
Có bao nhiêu loại cây con có thể được sinh ra và mỗi loại chiếm tỉ lệ bao nhiêu khi cây ba nhiễm trên được thụ phấn bằng phấn của cây lưỡng bội bình thường.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xác định kiểu gen của P đối với cặp NST đột biến
Viết sơ đồ lai
Xác định tỷ lệ đời con
Lời giải chi tiết
Cây cà độc dược thể ba đối với NST A, tức là trong bộ NST lưỡng bội của cây này có 3 NST AAA
Cây lưỡng bội bình thường có (2n) NST, cây ở thể 3 sẽ có (2n + 1) NST. Như vậy, theo để ra ta có sơ đồ lai:
P: 2n+1 X 2n
Gp: (n+1, n) x n
F1: 1/2(2n+1) ; 1/2 2n
Như vậy, có 2 loại cây con, mỗi loại chiếm 50%, tức là 50% số cây con là thể 3 (2n+1) và 50% số cây con là lưỡng bội bình thường (2n).
Loigiaihay.com
- Bài 8 trang 65 SGK Sinh 12
- Bài 9 trang 66 SGK Sinh 12
- Bài 1 trang 66 SGK Sinh 12
- Bài 2 trang 66 SGK Sinh 12
- Bài 3 trang 66 SGK Sinh 12
>> Xem thêm