Trắc nghiệm Các dạng toán phép nhân, chia số nguyên, bội và ước của một số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Chọn câu sai.

  • A.

    $\left( { - 5} \right).25 =  - 125$                         

  • B.

    $6.\left( { - 15} \right) =  - 90$                            

  • C.

    $125.\left( { - 20} \right) =  - 250$                          

  • D.

    $225.\left( { - 18} \right) =  - 4050$

Câu 2 :

Tính \(\left( { - 42} \right).\left( { - 5} \right)\) được kết quả là:

  • A.

    \( - 210\)

  • B.

    \(210\)

  • C.

    \( - 47\)

  • D.

    \(37\)

Câu 3 :

Chọn câu trả lời đúng:

  • A.

    \( - 365.366 < 1\)

  • B.

    \( - 365.366 = 1\)

  • C.

    \( - 365.366 =  - 1\)

  • D.

    \( - 365.366 > 1\)

Câu 4 :

Chọn câu đúng.

  • A.

    \(\left( { - 20} \right).\left( { - 5} \right) =  - 100\)

  • B.

    \(\left( { - 50} \right).\left( { - 12} \right) = 600\)

  • C.

    \(\left( { - 18} \right).25 =  - 400\)   

  • D.

    \(11.\left( { - 11} \right) =  - 1111\)

Câu 5 :

Chọn câu sai.

  • A.

    \(\left( { - 19} \right).\left( { - 7} \right) > 0\)

  • B.

    \(3.\left( { - 121} \right) < 0\)

  • C.

    \(45.\left( { - 11} \right) <  - 500\)  

  • D.

    \(46.\left( { - 11} \right) <  - 500\)

Câu 6 :

Khi \(x =  - 12\) , giá trị của biểu thức \(\left( {x - 8} \right).\left( {x + 7} \right)\) là số nào trong bốn số sau:

  • A.

    \( - 100\)

  • B.

    \(100\)  

  • C.

    \( - 96\)

  • D.

    \( - 196\)

Câu 7 :

Tích \(\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right)\) bằng

  • A.

    \({3^8}\) 

  • B.

    \( - {3^7}\)   

  • C.

    \({3^7}\)                  

  • D.

    \({\left( { - 3} \right)^8}\)

Câu 8 :

Tính giá trị biểu thức \(P = {\left( { - 13} \right)^2}.\left( { - 9} \right)\) ta có

  • A.

    \(117\)

  • B.

    \( - 117\) 

  • C.

    \(1521\)

  • D.

    \( - 1521\)

Câu 9 :

Chọn câu đúng.

  • A.

    \(\left( { - 23} \right).\left( { - 16} \right) > 23.\left( { - 16} \right)\)

  • B.

    \(\left( { - 23} \right).\left( { - 16} \right) = 23.\left( { - 16} \right)\)   

  • C.

    \(\left( { - 23} \right).\left( { - 16} \right) < 23.\left( { - 16} \right)\) 

  • D.

    \(\left( { - 23} \right).16 > 23.\left( { - 6} \right)\)

Câu 10 :

Tính giá trị biểu thức \(P = \left( {x - 3} \right).3 - 20.x\) khi \(x = 5.\)

  • A.

    \( - 94\)                            

  • B.

    \(100\)

  • C.

    \( - 96\)       

  • D.

    \( - 104\)

Câu 11 :

Cho \(B = \left( { - 8} \right).25.{\left( { - 3} \right)^2}\) và \(C = \left( { - 30} \right).{\left( { - 2} \right)^3}.\left( {{5^3}} \right)\) . Chọn câu đúng.

  • A.

    \(3.B = 50.C\)

  • B.

    \(B.50 = C.\left( { - 3} \right)\)

  • C.

    \(B.60 =  - C\)

  • D.

    \(C =  - B\)

Câu 12 :

Có bao nhiêu giá trị \(x\) nguyên dương thỏa mãn $\left( {x - 3} \right).\left( {x + 2} \right) = 0$ là:

  • A.

    \(3\)

  • B.

    \(2\)

  • C.

    \(0\)

  • D.

    \(1\)

Câu 13 :

Tìm \(x\) biết $2\left( {x - 5} \right) - 3\left( {x - 7} \right) =  - 2.$

  • A.

    \(x = 13\)

  • B.

    \(x = 5\)  

  • C.

    \(x = 7\) 

  • D.

    \(x = 6\)

Câu 14 :

Có bao nhiêu giá trị \(x\) thỏa mãn $\left( {x - 6} \right)\left( {{x^2} + 2} \right) = 0?$

  • A.

    \(0\)

  • B.

    \(2\)    

  • C.

    \(3\) 

  • D.

    \(1\)

Câu 15 :

Cho \(\left( { - 4} \right).\left( {x - 3} \right) = 20.\) Tìm $x:$

  • A.

    \(8\)

  • B.

    \( - 5\)

  • C.

    \( - 2\) 

  • D.

    Một kết quả khác

Câu 16 :

Số giá trị \(x \in \mathbb{Z}\) để \(\left( {{x^2} - 5} \right)\left( {{x^2} - 25} \right) < 0\) là:

  • A.

    \(8\)  

  • B.

    \(2\)

  • C.

    \(0\)

  • D.

    Một kết quả khác

Câu 17 :

Tìm \(x \in Z\) biết \({\left( {1 - 3x} \right)^3} =  - 8.\)

  • A.

    \(x = 1\)

  • B.

    \(x =  - 1\)

  • C.

    \(x =  - 2\)

  • D.

    Không có \(x\)

Câu 18 :

Số cặp số nguyên \(\left( {x;y} \right)\) thỏa mãn \(x.y =  - 28\) là:

  • A.

    \(3\)  

  • B.

    \(6\)   

  • C.

    \(8\)  

  • D.

    \(12\)

Câu 19 :

Giá trị nhỏ nhất của biểu thức $3{(x + 1)^2} + 7$ là

  • A.

    \(0\) 

  • B.

    \(7\)

  • C.

    \(10\)

  • D.

    \( - 7\)

Câu 20 :

Có bao nhiêu cặp số \(x;y \in Z\) thỏa mãn \(xy + 3x - 7y = 23?\)

  • A.

    \(1\)

  • B.

    \(2\)

  • C.

    \(3\)

  • D.

    \(4\)

Câu 21 :

Có bao nhiêu số nguyên \(x\) thỏa mãn \(\left( {x - 7} \right)\left( {x + 5} \right) < 0\)?

  • A.

    \(4\)

  • B.

    \(11\)

  • C.

    \(5\)

  • D.

    Không tồn tại \(x\)

Câu 22 :

Ba bạn An, Bình, Cường chơi ném tiêu với bia gồm năm vòng như hình 3.19. Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Sắp xếp tên các bạn theo thứ tự từ thấp đến cao là?

  • A.
    An, Bình, Cường
  • B.
    Bình, An, Cường
  • C.
    An, Cường, Bình
  • D.
    Cường, Bình, An
Câu 23 :

Công ty Ánh Dương có lợi nhuận ở mỗi tháng trong Quý I là – 30 triệu đồng. Trong Quý II, lợi nhuận mỗi tháng của công ty là 70 triệu đồng. Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là?

  • A.
    \(120\) triệu
  • B.
    \( - 120\) triệu
  • C.
    \(300\) triệu
  • D.
    \(40\) triệu
Câu 24 :

+) Tích của một số chẵn các số nguyên âm là một số nguyên ..(1)..

+) Tích của một số lẻ các số nguyên âm là một số nguyên ..(2)..

Từ thích hợp để điền vào hai chỗ chấm trên lần lượt là:

  • A.
    âm, dương
  • B.
    dương, âm
  • C.
    âm, âm
  • D.
    dương, dương

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn câu sai.

  • A.

    $\left( { - 5} \right).25 =  - 125$                         

  • B.

    $6.\left( { - 15} \right) =  - 90$                            

  • C.

    $125.\left( { - 20} \right) =  - 250$                          

  • D.

    $225.\left( { - 18} \right) =  - 4050$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính toán các kết quả của từng đáp án rồi kết luận:

Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu $\left(  -  \right)$ trước kết quả nhận được.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: $\left( { - 5} \right).25 =  - 125$ nên $A$ đúng.

Đáp án B: $6.\left( { - 15} \right) =  - 90$ nên \(B\) đúng.

Đáp án C: $125.\left( { - 20} \right) =  - 2500 \ne  - 250$ nên \(C\) sai.

Đáp án D: $225.\left( { - 18} \right) =  - 4050$ nên \(D\) đúng.

Câu 2 :

Tính \(\left( { - 42} \right).\left( { - 5} \right)\) được kết quả là:

  • A.

    \( - 210\)

  • B.

    \(210\)

  • C.

    \( - 47\)

  • D.

    \(37\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu: Khi nhân hai số nguyên cùng dấu ta được một số dương

Lời giải chi tiết :

Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu ta có:

\(\left( { - 42} \right).\left( { - 5} \right) = 42.5 = 210\)

Câu 3 :

Chọn câu trả lời đúng:

  • A.

    \( - 365.366 < 1\)

  • B.

    \( - 365.366 = 1\)

  • C.

    \( - 365.366 =  - 1\)

  • D.

    \( - 365.366 > 1\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu: Khi nhân hai số nguyên khác dấu ta được một số âm

Lời giải chi tiết :

Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu ta có:

\( - 365.366 < 0 < 1\) và \( - 365.366 \ne  - 1\)

Câu 4 :

Chọn câu đúng.

  • A.

    \(\left( { - 20} \right).\left( { - 5} \right) =  - 100\)

  • B.

    \(\left( { - 50} \right).\left( { - 12} \right) = 600\)

  • C.

    \(\left( { - 18} \right).25 =  - 400\)   

  • D.

    \(11.\left( { - 11} \right) =  - 1111\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu để tính kết quả của từng đáp án và kết luận.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: \(\left( { - 20} \right).\left( { - 5} \right) = 100\) nên \(A\) sai.

Đáp án B: \(\left( { - 50} \right).\left( { - 12} \right) = 600\) nên \(B\) đúng.

Đáp án C: \(\left( { - 18} \right).25 =  - 450 \ne  - 400\) nên \(C\) sai.

Đáp án D: \(11.\left( { - 11} \right) =  - 121 \ne  - 1111\) nên \(D\) sai.

Câu 5 :

Chọn câu sai.

  • A.

    \(\left( { - 19} \right).\left( { - 7} \right) > 0\)

  • B.

    \(3.\left( { - 121} \right) < 0\)

  • C.

    \(45.\left( { - 11} \right) <  - 500\)  

  • D.

    \(46.\left( { - 11} \right) <  - 500\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Tính và kiểm tra các đáp án, sử dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: \(\left( { - 19} \right).\left( { - 7} \right) > 0\) đúng vì tích hai số nguyên cùng dấu là một số nguyên dương.

Đáp án B: \(3.\left( { - 121} \right) < 0\) đúng vì tích hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm.

Đáp án C: \(45.\left( { - 11} \right) =  - 495 >  - 500\) nên C sai.

Đáp án D: \(46.\left( { - 11} \right) =  - 506 <  - 500\) nên D đúng.

Câu 6 :

Khi \(x =  - 12\) , giá trị của biểu thức \(\left( {x - 8} \right).\left( {x + 7} \right)\) là số nào trong bốn số sau:

  • A.

    \( - 100\)

  • B.

    \(100\)  

  • C.

    \( - 96\)

  • D.

    \( - 196\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thay giá trị của $x$ vào biểu thức rồi áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên ta tính được giá trị của biểu thức.

Lời giải chi tiết :

Thay \(x =  - 12\) vào biểu thức \(\left( {x - 8} \right).\left( {x + 7} \right)\), ta được:

\(\begin{array}{l}\left( { - 12 - 8} \right).\left( { - 12 + 7} \right)\\ = \left( { - 20} \right).\left( { - 5} \right)\\ = 20.5\\ = 100\end{array}\)

Câu 7 :

Tích \(\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right)\) bằng

  • A.

    \({3^8}\) 

  • B.

    \( - {3^7}\)   

  • C.

    \({3^7}\)                  

  • D.

    \({\left( { - 3} \right)^8}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa lũy thừa số mũ tự nhiên: \({a^n} = a.a...a\)  (\(n\) thừa số \(a\)) với \(a \ne 0\)

Chú ý: Với \(a > 0\) và \(n \in N\) thì \({\left( { - a} \right)^n} = \left\{ \begin{array}{l}{a^n}\,\,\,\,\,khi\,n = 2k\\ - {a^n}\,khi\,n = 2k + 1\end{array} \right.\) với $ k \in N^*$

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right).\left( { - 3} \right)\\ = {\left( { - 3} \right)^7} =  - {3^7}\end{array}\)

Câu 8 :

Tính giá trị biểu thức \(P = {\left( { - 13} \right)^2}.\left( { - 9} \right)\) ta có

  • A.

    \(117\)

  • B.

    \( - 117\) 

  • C.

    \(1521\)

  • D.

    \( - 1521\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thứ tự thực hiện phép tính: Bình phương trước rồi thực hiện phép nhân hai số nguyên.

Lời giải chi tiết :

\(P = {\left( { - 13} \right)^2}.\left( { - 9} \right) = 169.\left( { - 9} \right) =  - 1521\)

Câu 9 :

Chọn câu đúng.

  • A.

    \(\left( { - 23} \right).\left( { - 16} \right) > 23.\left( { - 16} \right)\)

  • B.

    \(\left( { - 23} \right).\left( { - 16} \right) = 23.\left( { - 16} \right)\)   

  • C.

    \(\left( { - 23} \right).\left( { - 16} \right) < 23.\left( { - 16} \right)\) 

  • D.

    \(\left( { - 23} \right).16 > 23.\left( { - 6} \right)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

So sánh các vế ở mỗi đáp án bằng cách nhận xét tính dương, âm của các tích.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: \(\left( { - 23} \right).\left( { - 16} \right) > 23.\left( { - 16} \right)\) đúng vì \(VT > 0,VP < 0\)

Đáp án B: \(\left( { - 23} \right).\left( { - 16} \right) = 23.\left( { - 16} \right)\) sai vì \(VT > 0,VP < 0\) nên \(VT \ne VP\)

Đáp án C: \(\left( { - 23} \right).\left( { - 16} \right) < 23.\left( { - 16} \right)\) sai vì \(VT > 0,VP < 0\) nên \(VT > VP\)

Đáp án D: \(\left( { - 23} \right).16 > 23.\left( { - 6} \right)\) sai vì:

\(\left( { - 23} \right).16 =  - 368\) và \(23.\left( { - 6} \right) =  - 138\) mà \( - 368 <  - 138\) nên \(\left( { - 23} \right).16 < 23.\left( { - 6} \right)\)

Câu 10 :

Tính giá trị biểu thức \(P = \left( {x - 3} \right).3 - 20.x\) khi \(x = 5.\)

  • A.

    \( - 94\)                            

  • B.

    \(100\)

  • C.

    \( - 96\)       

  • D.

    \( - 104\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Thay giá trị của $x$ vào biểu thức
Bước 2: Tính giá trị của biểu thức

Lời giải chi tiết :

Thay \(x = 5\) vào \(P\) ta được:

\(\begin{array}{l}P = \left( {5 - 3} \right).3 - 20.5\\ = 2.3 - 100 = 6 - 100 =  - 94\end{array}\)

Câu 11 :

Cho \(B = \left( { - 8} \right).25.{\left( { - 3} \right)^2}\) và \(C = \left( { - 30} \right).{\left( { - 2} \right)^3}.\left( {{5^3}} \right)\) . Chọn câu đúng.

  • A.

    \(3.B = 50.C\)

  • B.

    \(B.50 = C.\left( { - 3} \right)\)

  • C.

    \(B.60 =  - C\)

  • D.

    \(C =  - B\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thực hiện lũy thừa trước rồi nhân các số nguyên với nhau.

+ Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng
+ Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu (-) trước kết quả nhận được

Lời giải chi tiết :

\(B = \left( { - 8} \right).25.{\left( { - 3} \right)^2} =  - 200.9 =  - 1800\)

\(\begin{array}{l}C = \left( { - 30} \right).{\left( { - 2} \right)^3}.\left( {{5^3}} \right)\\ = \left( { - 30} \right).\left( { - 8} \right).125\\ = \left( { - 30} \right).\left( { - 1000} \right)\\ = 30000\end{array}\)

Khi đó \(B.50 =  - 1800.50 =  - 90000;\) \(C.\left( { - 3} \right) = 30000.\left( { - 3} \right) =  - 90000\)

Vậy \(B.50 = C.\left( { - 3} \right)\)

Câu 12 :

Có bao nhiêu giá trị \(x\) nguyên dương thỏa mãn $\left( {x - 3} \right).\left( {x + 2} \right) = 0$ là:

  • A.

    \(3\)

  • B.

    \(2\)

  • C.

    \(0\)

  • D.

    \(1\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức: $A.B = 0$ thì $A = 0$ hoặc $B = 0$

Lời giải chi tiết :

$\left( {x - 3} \right).\left( {x + 2} \right) = 0$

\(\begin{array}{l}TH1:x - 3 = 0\\x = 0 + 3\\x = 3\left( {TM} \right)\end{array}\)

\(\begin{array}{l}TH2:x + 2 = 0\\x = 0 - 2\\x =  - 2\left( L \right)\end{array}\)

Vậy có duy nhất \(1\) giá trị nguyên dương của \(x\) thỏa mãn là \(x = 3\)

Câu 13 :

Tìm \(x\) biết $2\left( {x - 5} \right) - 3\left( {x - 7} \right) =  - 2.$

  • A.

    \(x = 13\)

  • B.

    \(x = 5\)  

  • C.

    \(x = 7\) 

  • D.

    \(x = 6\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Áp dụng tính chất của phép nhân để phá ngoặc
Bước 2: Thu gọn vế trái
Bước 3: Tìm $x$

Lời giải chi tiết :

$\begin{array}{l}2\left( {x - 5} \right) - 3\left( {x - 7} \right) =  - 2\\2x - 10 - 3.x + 3.7 =  - 2\\2x - 10 - 3x + 21 =  - 2\\\left( {2x - 3x} \right) + \left( {21 - 10} \right) =  - 2\\\left( {2 - 3} \right)x + 11 =  - 2\\ - x + 11 =  - 2\\ - x =  - 2 - 11\\ - x =  - 13\\x = 13\end{array}$

Câu 14 :

Có bao nhiêu giá trị \(x\) thỏa mãn $\left( {x - 6} \right)\left( {{x^2} + 2} \right) = 0?$

  • A.

    \(0\)

  • B.

    \(2\)    

  • C.

    \(3\) 

  • D.

    \(1\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức: $A.B = 0,B \ne 0 \Rightarrow A = 0$
Lưu ý: ${a^2} \ge 0$ với mọi $a$

Lời giải chi tiết :

$\left( {x - 6} \right)\left( {{x^2} + 2} \right) = 0$

Vì \({x^2} \ge 0\) với mọi \(x\) nên \({x^2} + 2 \ge 0 + 2 = 2\) hay \({x^2} + 2 > 0\) với mọi \(x\)

Suy ra

\(\begin{array}{l}x - 6 = 0\\x = 0 + 6\\x = 6\end{array}\)

Vậy chỉ có \(1\) giá trị của \(x\) thỏa mãn là \(x = 6\)

Câu 15 :

Cho \(\left( { - 4} \right).\left( {x - 3} \right) = 20.\) Tìm $x:$

  • A.

    \(8\)

  • B.

    \( - 5\)

  • C.

    \( - 2\) 

  • D.

    Một kết quả khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu để tìm ra giá trị của \(x - 3\)

+ Sau đó áp dụng quy tắc chuyển vế và tính chất tổng đại số để tìm $x.$

Lời giải chi tiết :

Vì \(\left( { - 4} \right).\left( { - 5} \right) = 4.5 = 20\) nên để \(\left( { - 4} \right).\left( {x - 3} \right) = 20\) thì \(x - 3 =  - 5\)

Khi đó ta có:

\(\begin{array}{l}x - 3 =  - 5\\x =  - 5 + 3\\x =  - 2\end{array}\)

Vậy \(x =  - 2\).

Câu 16 :

Số giá trị \(x \in \mathbb{Z}\) để \(\left( {{x^2} - 5} \right)\left( {{x^2} - 25} \right) < 0\) là:

  • A.

    \(8\)  

  • B.

    \(2\)

  • C.

    \(0\)

  • D.

    Một kết quả khác

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức \(A.B < 0\) thì \(A\) và \(B\) trái dấu.

Lời giải chi tiết :

\(\left( {{x^2} - 5} \right)\left( {{x^2} - 25} \right) < 0\) nên \({x^2} - 5\) và \({x^2} - 25\) khác dấu

Mà \({x^2} - 5 > {x^2} - 25\) nên \({x^2} - 5 > 0\) và \({x^2} - 25 < 0\)

Suy ra \({x^2} > 5\) và \({x^2} < 25\)

Do đó \({x^2} = 9\) hoặc \({x^2} = 16\)

Từ đó \(x \in \left\{ { \pm 3; \pm 4} \right\}\)

Vậy có \(4\) giá trị nguyên của \(x\) thỏa mãn bài toán.

Câu 17 :

Tìm \(x \in Z\) biết \({\left( {1 - 3x} \right)^3} =  - 8.\)

  • A.

    \(x = 1\)

  • B.

    \(x =  - 1\)

  • C.

    \(x =  - 2\)

  • D.

    Không có \(x\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Đưa vế phải về dạng lũy thừa bậc ba.

- Sử dụng so sánh lũy thừa bậc lẻ:

Nếu \(n\) lẻ và \({a^n} = {b^n}\) thì \(a = b\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{\left( {1 - 3x} \right)^3} =  - 8\\{\left( {1 - 3x} \right)^3} = {\left( { - 2} \right)^3}\\1 - 3x =  - 2\\3x = 1 - \left( { - 2} \right)\\3x = 3\\x = 3:3\\x = 1\end{array}\)

Vậy \(x=1\)

Câu 18 :

Số cặp số nguyên \(\left( {x;y} \right)\) thỏa mãn \(x.y =  - 28\) là:

  • A.

    \(3\)  

  • B.

    \(6\)   

  • C.

    \(8\)  

  • D.

    \(12\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Tìm bộ các số nguyên có tích bằng \( - 28\)

- Tìm \(x,y\) và kết luận.

Lời giải chi tiết :

Vì \( - 28 =  - 1.28 = 1.\left( { - 28} \right)\)\( =  - 2.14 = 2.\left( { - 14} \right)\)\( =  - 4.7 = 4.\left( { - 7} \right)\)

Nên ta có các bộ \(\left( {x;y} \right)\) thỏa mãn bài toán là:

\(\left( { - 1;28} \right),\left( {28; - 1} \right),\)\(\left( {1; - 28} \right),\left( { - 28;1} \right),\)\(\left( { - 2;14} \right),\left( {14; - 2} \right),\)\(\left( {2; - 14} \right),\left( { - 14;2} \right),\)\(\left( { - 4;7} \right),\left( {7; - 4} \right),\)\(\left( {4; - 7} \right),\left( { - 7;4} \right).\)

Có tất cả \(12\) bộ số \(\left( {x;y} \right)\) thỏa mãn bài toán.

Câu 19 :

Giá trị nhỏ nhất của biểu thức $3{(x + 1)^2} + 7$ là

  • A.

    \(0\) 

  • B.

    \(7\)

  • C.

    \(10\)

  • D.

    \( - 7\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng đánh giá:

+ Nếu \(c > 0\) thì \(c.{a^2} + b \ge b\)

+ Nếu \(c < 0\) thì \(c.{a^2} + b \le b\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\({\left( {x + 1} \right)^2} \ge 0\) với mọi \(x\)

\( \Rightarrow 3.{\left( {x + 1} \right)^2} \ge 0\) với mọi \(x\)

\( \Rightarrow 3{\left( {x + 1} \right)^2} + 7 \ge 0 + 7\)

\( \Rightarrow 3{\left( {x + 1} \right)^2} + 7 \ge 7\)

Vậy GTNN của biểu thức là \(7\) đạt được khi $x=-1.$

Câu 20 :

Có bao nhiêu cặp số \(x;y \in Z\) thỏa mãn \(xy + 3x - 7y = 23?\)

  • A.

    \(1\)

  • B.

    \(2\)

  • C.

    \(3\)

  • D.

    \(4\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chuyển vế, nhóm các hạng tử để đưa về dạng \(X.Y=a\); \(a \) là số nguyên.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}xy + 3{\rm{x}} - 7y - 23 = 0\\xy + 3x - 7y - 21 - 2 = 0\\x(y + 3) - 7(y + 3) = 2\\(x - 7)(y + 3) = 2\end{array}\)

Ta có các trường hợp:


Vậy các cặp số \((x,y)\) là \(\left\{ {\left( {8; - 1} \right);\left( {9; - 2} \right);\left( {6; - 5} \right);\left( { - 5; - 4} \right)} \right\}\)
Vậy có 4 cặp số thỏa mãn bài toán.

Câu 21 :

Có bao nhiêu số nguyên \(x\) thỏa mãn \(\left( {x - 7} \right)\left( {x + 5} \right) < 0\)?

  • A.

    \(4\)

  • B.

    \(11\)

  • C.

    \(5\)

  • D.

    Không tồn tại \(x\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức \(A.B < 0\) thì \(A\) và \(B\) trái dấu.

Lời giải chi tiết :

\(\left( {x - 7} \right)\left( {x + 5} \right) < 0\) nên \(x - 7\) và \(x + 5\) khác dấu.

Mà \(x + 5 > x - 7\) nên \(x + 5 > 0\) và \(x - 7 < 0\)

Suy ra \(x >  - 5\) và \(x < 7\)

Do đó \(x \in \left\{ { - 4, - 3, - 2, - 1,0,1,2,3,4,5,6} \right\}\)

Vậy có \(11\) giá trị nguyên của \(x\) thỏa mãn bài toán.

Câu 22 :

Ba bạn An, Bình, Cường chơi ném tiêu với bia gồm năm vòng như hình 3.19. Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Sắp xếp tên các bạn theo thứ tự từ thấp đến cao là?

  • A.
    An, Bình, Cường
  • B.
    Bình, An, Cường
  • C.
    An, Cường, Bình
  • D.
    Cường, Bình, An

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng tính số điểm của mỗi bạn rồi so sánh.

Lời giải chi tiết :

Số điểm của An là: 10.1 + 2.7 + 1.(-1) + 1.(-3) = 20

Số điểm của Bình là: 2.10 + 1.3 + 2.(-3) = 17

Số điểm của Cường là: 3.7 + 1.3 + 1.(-1) = 23

Sắp xếp tên các bạn theo thứ tự từ thấp đến cao: Bình, An, Cường.

Câu 23 :

Công ty Ánh Dương có lợi nhuận ở mỗi tháng trong Quý I là – 30 triệu đồng. Trong Quý II, lợi nhuận mỗi tháng của công ty là 70 triệu đồng. Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là?

  • A.
    \(120\) triệu
  • B.
    \( - 120\) triệu
  • C.
    \(300\) triệu
  • D.
    \(40\) triệu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Một quý gồm 3 tháng.

Tính lợi nhuận quý II: Lấy lợi nhuận mỗi tháng quý này nhân với 3.

Lợi nhuận 6 tháng đầu năm bằng lợi nhuận quý I cộng lợi nhuận quý II.

Lời giải chi tiết :

* Lợi nhuận Quý I là \((- 30) . 3 = - 90\) triệu đồng.

* Lợi nhuận Quý II là \(70 . 3 = 210\) triệu đồng.

Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là: \((- 90) + 210 = 120\) triệu đồng.

Câu 24 :

+) Tích của một số chẵn các số nguyên âm là một số nguyên ..(1)..

+) Tích của một số lẻ các số nguyên âm là một số nguyên ..(2)..

Từ thích hợp để điền vào hai chỗ chấm trên lần lượt là:

  • A.
    âm, dương
  • B.
    dương, âm
  • C.
    âm, âm
  • D.
    dương, dương

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tích của hai số nguyên trái dấu là số nguyên âm.

- Tính của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương.

Lời giải chi tiết :

+) Tích của một số chẵn các số nguyên âm là một số nguyên dương

+) Tích của một số lẻ các số nguyên âm là một số nguyên âm

Trắc nghiệm Các dạng toán về phép nhân, chia số nguyên, bội và ước của một số nguyên (tiếp) Toán 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về phép nhân, chia số nguyên, bội và ước của một số nguyên (tiếp) Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài tập cuối chương III Toán 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài tập cuối chương III Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 17: Phép nhân số nguyên, phép chia hết, bội và ước của một số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 17: Phép nhân số nguyên, phép chia hết, bội và ước của một số nguyên Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Các dạng toán về phép cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc (tiếp) Toán 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về phép cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc (tiếp) Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Các dạng toán về phép cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc Toán 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về phép cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 16: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc Toán 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 16: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 15: Phép cộng hai số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15: Phép cộng hai số nguyên Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Các dạng toán về thứ tự trong tập hợp số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về thứ tự trong tập hợp số nguyên Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 14: Thứ tự trong tập hợp số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 14: Thứ tự trong tập hợp số nguyên Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Các dạng toán về tập hợp các số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về tập hợp các số nguyên Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 13: Tập hợp các số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 13: Tập hợp các số nguyên Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết