Trắc nghiệm Bài 23: Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau Toán 6 Kết nối tri thức
Đề bài
Viết phân số âm năm phần tám.
-
A.
$\dfrac{5}{8}$
-
B.
$\dfrac{8}{{ - 5}}$
-
C.
$\dfrac{{ - 5}}{8}$
-
D.
$ - 5,8$
Trong các cách viết sau đây, cách viết nào cho ta phân số:
-
A.
\(\dfrac{{12}}{0}\)
-
B.
\(\dfrac{{ - 4}}{5}\)
-
C.
\(\dfrac{3}{{0,25}}\)
-
D.
\(\dfrac{{4,4}}{{11,5}}\)
Phần tô màu trong hình sau biểu diễn phân số nào?
-
A.
\(\dfrac{1}{2}\)
-
B.
\(\dfrac{1}{4}\)
-
C.
\(\dfrac{3}{4}\)
-
D.
\(\dfrac{5}{8}\)
Phân số nào dưới đây bằng với phân số \(\dfrac{{ - 2}}{5}?\)
-
A.
\(\dfrac{4}{{10}}\)
-
B.
\(\dfrac{{ - 6}}{{15}}\)
-
C.
\(\dfrac{6}{{15}}\)
-
D.
\(\dfrac{{ - 4}}{{ - 10}}\)
Điền số thích hợp vào chỗ chấm $\dfrac{{15}}{{90}} = \dfrac{5}{{...}}$
-
A.
\(20\)
-
B.
\( - 60\)
-
C.
\(60\)
-
D.
\(30\)
Viết số nguyên \( - 16\) dưới dạng phân số ta được:
-
A.
\(\dfrac{{ - 16}}{0}\)
-
B.
\(\dfrac{{16}}{1}\)
-
C.
\(\dfrac{{ - 16}}{1}\)
-
D.
\(\dfrac{{16}}{0}\)
Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về phân số?
-
A.
Phân số nhỏ hơn số 0 gọi là phân số âm.
-
B.
Phân số lớn hơn số 0 gọi là phân số dương.
-
C.
Phân số âm nhỏ hơn phân số dương.
-
D.
Cả A, B và C đều đúng.
Phân số có tử bằng \( - 4\), mẫu bằng \(5\) được viết là:
-
A.
\(\dfrac{{ - 5}}{4}\)
-
B.
\(\dfrac{4}{5}\)
-
C.
\(\dfrac{{ - 4}}{5}\)
-
D.
\(\dfrac{5}{4}\)
Tổng các số \(a;b;c\) thỏa mãn \(\dfrac{6}{9} = \dfrac{{12}}{a} = \dfrac{b}{{ - 54}} = \dfrac{{ - 738}}{c}\) là:
-
A.
\(1161\)
-
B.
\( - 1125\)
-
C.
\( - 1053\)
-
D.
\(1089\)
Cho tập \(A = \left\{ {1; - 2;3;4} \right\}\). Có bao nhiêu phân số có tử số và mẫu số thuộc \(A\) mà có tử số khác mẫu số và tử số trái dấu với mẫu số?
-
A.
\(9\)
-
B.
\(6\)
-
C.
\(3\)
-
D.
\(12\)
Lời giải và đáp án
Viết phân số âm năm phần tám.
-
A.
$\dfrac{5}{8}$
-
B.
$\dfrac{8}{{ - 5}}$
-
C.
$\dfrac{{ - 5}}{8}$
-
D.
$ - 5,8$
Đáp án : C
Phân số có dạng \(\dfrac{a}{b}\) với $a,b\; \in Z,b \ne 0$
Phân số âm năm phần tám được viết là \(\dfrac{{ - 5}}{8}\)
Trong các cách viết sau đây, cách viết nào cho ta phân số:
-
A.
\(\dfrac{{12}}{0}\)
-
B.
\(\dfrac{{ - 4}}{5}\)
-
C.
\(\dfrac{3}{{0,25}}\)
-
D.
\(\dfrac{{4,4}}{{11,5}}\)
Đáp án : B
Dựa vào định nghĩa phân số: \(\dfrac{a}{b}\) là phân số với \(a,b \in \mathbb{Z},\,b \ne 0\).
+) \(\dfrac{{12}}{0}\) không là phân số vì mẫu số bằng $0.$
+) \(\dfrac{3}{{0,25}}\) không là phân số vì mẫu số là số thập phân.
+) \(\dfrac{{4,4}}{{11,5}}\) không là phân số vì tử số và mẫu số là số thập phân.
+) \(\dfrac{{ - 4}}{5}\) là phân số vì \( - 4;\,5\, \in \mathbb{Z} \) và mẫu số là $5$ khác $0.$
Phần tô màu trong hình sau biểu diễn phân số nào?
-
A.
\(\dfrac{1}{2}\)
-
B.
\(\dfrac{1}{4}\)
-
C.
\(\dfrac{3}{4}\)
-
D.
\(\dfrac{5}{8}\)
Đáp án : C
Quan sát hình vẽ để tìm phân số tương ứng.
Quan sát hình vẽ ta thấy nếu chia hình tròn làm $4$ phần thì phần tô màu chiếm $3$ phần.
Vậy phân số biểu diễn phần tô màu là \(\dfrac{3}{4}\).
Phân số nào dưới đây bằng với phân số \(\dfrac{{ - 2}}{5}?\)
-
A.
\(\dfrac{4}{{10}}\)
-
B.
\(\dfrac{{ - 6}}{{15}}\)
-
C.
\(\dfrac{6}{{15}}\)
-
D.
\(\dfrac{{ - 4}}{{ - 10}}\)
Đáp án : B
Kiểm tra tính đúng sai của từng đáp án, dựa vào tính chất bằng nhau của cặp phân số \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\left( {b,d \ne 0} \right)\) nếu \(ad = bc\)
Đáp án A: Vì \( - 2.10 \ne 4.5\) nên \(\dfrac{{ - 2}}{5} \ne \dfrac{4}{{10}}\)
\( \Rightarrow \) A sai.
Đáp án B: Vì \(\left( { - 2} \right).15 = \left( { - 6} \right).5 =-30\) nên \(\dfrac{{ - 2}}{5} = \dfrac{{ - 6}}{{15}}\)
\( \Rightarrow \) B đúng.
Đáp án C: \(\left( { - 2} \right).15 \ne 6.5\) nên \(\dfrac{{ - 2}}{5} \ne \dfrac{6}{{15}}\)
\( \Rightarrow \) C sai.
Đáp án D: Vì \(\left( { - 2} \right).\left( { - 10} \right) \ne \left( { - 4} \right).5\) nên \(\dfrac{{ - 2}}{5} \ne \dfrac{{ - 4}}{{ - 10}}\)
\( \Rightarrow \) D sai.
Điền số thích hợp vào chỗ chấm $\dfrac{{15}}{{90}} = \dfrac{5}{{...}}$
-
A.
\(20\)
-
B.
\( - 60\)
-
C.
\(60\)
-
D.
\(30\)
Đáp án : D
Sử dụng kiến thức:
Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a.d = b.c\) (tích chéo bằng nhau)
\(\begin{array}{l}\dfrac{{15}}{{90}} = \dfrac{5}{x}\\15.x = 90.5\\x = \dfrac{{90.5}}{{15}}\\x = 30\end{array}\)
Vậy số cần điền là \(30\)
Viết số nguyên \( - 16\) dưới dạng phân số ta được:
-
A.
\(\dfrac{{ - 16}}{0}\)
-
B.
\(\dfrac{{16}}{1}\)
-
C.
\(\dfrac{{ - 16}}{1}\)
-
D.
\(\dfrac{{16}}{0}\)
Đáp án : C
Viết số nguyên \( - 16\) dưới dạng phân số ta được: \(\dfrac{{ - 16}}{1}\)
Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về phân số?
-
A.
Phân số nhỏ hơn số 0 gọi là phân số âm.
-
B.
Phân số lớn hơn số 0 gọi là phân số dương.
-
C.
Phân số âm nhỏ hơn phân số dương.
-
D.
Cả A, B và C đều đúng.
Đáp án : D
- Phân số nhỏ hơn số 0 gọi là phân số âm. Phân số lớn hơn số 0 gọi là phân số dương.
- Theo tính chất bắc cầu, phân số âm nhỏ hơn phân số dương.
Những nhận xét đúng là:
- Phân số nhỏ hơn số 0 gọi là phân số âm.
- Phân số lớn hơn số 0 gọi là phân số dương.
- Phân số âm nhỏ hơn phân số dương.
Phân số có tử bằng \( - 4\), mẫu bằng \(5\) được viết là:
-
A.
\(\dfrac{{ - 5}}{4}\)
-
B.
\(\dfrac{4}{5}\)
-
C.
\(\dfrac{{ - 4}}{5}\)
-
D.
\(\dfrac{5}{4}\)
Đáp án : C
Phân số có tử bằng \( - 4\), mẫu bằng \(5\) được viết là: \(\dfrac{{ - 4}}{5}\)
Tổng các số \(a;b;c\) thỏa mãn \(\dfrac{6}{9} = \dfrac{{12}}{a} = \dfrac{b}{{ - 54}} = \dfrac{{ - 738}}{c}\) là:
-
A.
\(1161\)
-
B.
\( - 1125\)
-
C.
\( - 1053\)
-
D.
\(1089\)
Đáp án : B
Sử dụng kiến thức:
Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a.d = b.c\) (tích chéo bằng nhau)
Ta có: \(\dfrac{6}{9} = \dfrac{{12}}{a} \Rightarrow 6.a = 9.12\) \( \Rightarrow a = \dfrac{{9.12}}{6} = 18\)
\(\dfrac{6}{9} = \dfrac{b}{{ - 54}} \Rightarrow 6.\left( { - 54} \right) = 9.b\) \( \Rightarrow b = \dfrac{{6.\left( { - 54} \right)}}{9} = - 36\)
\(\dfrac{6}{9} = \dfrac{{ - 738}}{c} \Rightarrow 6.c = 9.\left( { - 738} \right)\) \( \Rightarrow c = \dfrac{{9.\left( { - 738} \right)}}{6} = - 1107\)
Vậy \(a + b + c\) \( = 18 + \left( { - 36} \right) + \left( { - 1107} \right) = - 1125\)
Cho tập \(A = \left\{ {1; - 2;3;4} \right\}\). Có bao nhiêu phân số có tử số và mẫu số thuộc \(A\) mà có tử số khác mẫu số và tử số trái dấu với mẫu số?
-
A.
\(9\)
-
B.
\(6\)
-
C.
\(3\)
-
D.
\(12\)
Đáp án : B
- Liệt kê các phân số thỏa mãn bài toán.
- Đếm số phân số và kết luận đáp án đúng.
Các phân số thỏa mãn bài toán là:
$\dfrac{1}{{ - 2}},\dfrac{3}{{ - 2}},\dfrac{4}{{ - 2}},\dfrac{{ - 2}}{1},\dfrac{{ - 2}}{3},\dfrac{{ - 2}}{4}$
Vậy có tất cả \(6\) phân số.
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về mở rộng khái niệm phân số. Phân số bằng nhau Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tính chất cơ bản của phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về tính chất cơ bản của phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24: So sánh phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về so sánh phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24: Hỗn số dương Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về hỗn số dương Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 25: Phép cộng và phép trừ phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về phép cộng và phép trừ phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26: Phép nhân và phép chia phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các dạng toán về phép nhân và phép chia phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 27: Hai bài toán về phân số Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài tập cuối chương VI Toán 6 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài tập cuối chương IX Toán 6 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 43: Xác suất thực nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 42: Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 41: Biểu đồ cột kép Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trắc nghiệm Bài 40: Biểu đồ cột Toán 6 Kết nối tri thức