Trắc nghiệm Bài 62: So sánh hai phân số khác mẫu số Toán 4 Cánh diều
Đề bài
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(\dfrac{7}{8} \cdot \cdot \cdot \dfrac{3}{8}\)
A. \( > \)
B. \( < \)
C. \( = \)
Phân số nào dưới đây bé hơn phân số \(\dfrac{4}{9}\)?
A. \(\dfrac{7}{9}\)
B. \(\dfrac{8}{9}\)
C. \(\dfrac{3}{9}\)
D. \(\dfrac{5}{9}\)
Điền dấu (\(<;\,>;\,=\)) thích hợp vào ô trống:
\(\dfrac{7}{9}\,\,\)
\(\,\dfrac{{35}}{{45}}\)
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(\dfrac{3}{5} \cdot \cdot \cdot \dfrac{5}{6}\)
A. \( < \)
B. \( > \)
C. \( = \)
\(\dfrac{{13}}{{36}} \cdot \cdot \cdot \dfrac{{13}}{{25}}\)
Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \( = \)
B. \( > \)
C. \( < \)
Hoa ăn \(\dfrac{5}{8}\) cái bánh, Lan ăn \(\dfrac{3}{5}\) cái bánh. Hỏi ai ăn nhiều bánh hơn?
A. Hoa
B. Lan
C. Hai bạn ăn bằng nhau
Hình nào dưới đây có phân số chỉ phần tô đậm bé hơn \(\dfrac{1}{3}\)?
A.
B.
C.
D.
Rút gọn rồi so sánh hai phân số \(\dfrac{{120}}{{162}}\) và \(\dfrac{{108}}{{135}}\).
Vậy phân số lớn hơn là:
A. \(\dfrac{{120}}{{162}}\)
B. \(\dfrac{{108}}{{135}}\)
Chọn phân số bé hơn trong hai phân số sau:
A. \(\dfrac{2}{{87}}\)
B. \(\dfrac{3}{{131}}\)
Lời giải và đáp án
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(\dfrac{7}{8} \cdot \cdot \cdot \dfrac{3}{8}\)
A. \( > \)
B. \( < \)
C. \( = \)
A. \( > \)
Áp dụng quy tắc so sánh hai phân số có cùng mẫu số:
Trong hai phân số có cùng mẫu số:
+) Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.
+) Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
+) Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
Ta thấy hai phân số \(\dfrac{7}{8}\) và \(\dfrac{3}{8}\) đều có mẫu số là \(8\) và \(7 > 3\) nên \(\dfrac{7}{8} > \dfrac{3}{8}\).
Vậy dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là \(>\).
Phân số nào dưới đây bé hơn phân số \(\dfrac{4}{9}\)?
A. \(\dfrac{7}{9}\)
B. \(\dfrac{8}{9}\)
C. \(\dfrac{3}{9}\)
D. \(\dfrac{5}{9}\)
C. \(\dfrac{3}{9}\)
Áp dụng quy tắc so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
Ta thấy các phân số đã cho đều có mẫu số là \(9\) và \(3 < 4 < 7 < 8\) nên \(\dfrac{3}{9} < \dfrac{4}{9} < \dfrac{7}{9} < \dfrac{8}{9}\).
Vậy phân số bé hơn \(\dfrac{4}{9}\) là \(\dfrac{3}{9}\).
Điền dấu (\(<;\,>;\,=\)) thích hợp vào ô trống:
\(\dfrac{7}{9}\,\,\)
\(\,\dfrac{{35}}{{45}}\)
\(\dfrac{7}{9}\,\,\)
\(\,\dfrac{{35}}{{45}}\)
Quy đồng mẫu số hai phân số, sau đó so sánh hai phân số sau khi quy đồng.
\(MSC = 45\).
Quy đồng mẫu số hai phân số ta có:
\(\dfrac{7}{9} = \dfrac{{7 \times 5}}{{9 \times 5}} = \dfrac{{35}}{{45}}\) Giữ nguyên phân số \(\dfrac{{35}}{{45}}\).
Ta thấy \(\dfrac{{35}}{{45}}\, = \,\dfrac{{35}}{{45}}\) nên \(\dfrac{7}{9}\, = \,\dfrac{{35}}{{45}}\)
Vậy dấu thích hợp điền vào ô trống là dấu \( = \).
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(\dfrac{3}{5} \cdot \cdot \cdot \dfrac{5}{6}\)
A. \( < \)
B. \( > \)
C. \( = \)
A. \( < \)
Quy đồng mẫu số hai phân số, sau đó so sánh hai phân số sau khi quy đồng.
\(MSC = 30\).
Quy đồng mẫu số hai phân số ta có:
\(\dfrac{3}{5} = \dfrac{{3 \times 6}}{{5 \times 6}} = \dfrac{{18}}{{30}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{5}{6} = \dfrac{{5 \times 5}}{{6 \times 5}} = \dfrac{{25}}{{30}}\)
Mà \(\dfrac{{18}}{{30}} < \dfrac{{25}}{{30}}\) (vì \(18 < 25\)).
Vậy \(\dfrac{3}{5} < \dfrac{5}{6}\).
\(\dfrac{{13}}{{36}} \cdot \cdot \cdot \dfrac{{13}}{{25}}\)
Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \( = \)
B. \( > \)
C. \( < \)
C. \( < \)
Dựa vào quy tắc so sánh hai phân số có cùng tử số:
Trong hai phân số có cùng tử số:
+) Phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
+) Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn.
+) Nếu mẫu số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
Ta thấy hai phân số \(\dfrac{{13}}{{36}}\) và \(\dfrac{{13}}{{25}}\) đều có tử số là \(13\) và \(36 > 25\) nên \(\dfrac{{13}}{{36}} < \dfrac{{13}}{{25}}\).
Vậy dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là \(<\).
Hoa ăn \(\dfrac{5}{8}\) cái bánh, Lan ăn \(\dfrac{3}{5}\) cái bánh. Hỏi ai ăn nhiều bánh hơn?
A. Hoa
B. Lan
C. Hai bạn ăn bằng nhau
A. Hoa
Quy đồng mẫu số hai phân số chỉ số bánh hai bạn đã ăn, sau đó so sánh hai phân số sau khi quy đồng.
Ta sẽ so sánh hai phân số: \(\dfrac{5}{8}\) và \(\dfrac{3}{5}\).
$MSC = 40$
Quy đồng mẫu số hai phân số ta có:
\(\dfrac{5}{8} = \dfrac{{5 \times 5}}{{8 \times 5}} = \dfrac{{25}}{{40}}\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{3}{5} = \dfrac{{3 \times 8}}{{5 \times 8}} = \dfrac{{24}}{{40}}\)
Mà \(\dfrac{{25}}{{40}} > \dfrac{{24}}{{40}}\) (vì \(25 > 24\) )
Do đó: \(\dfrac{5}{8} > \dfrac{3}{5}\)
Vậy Hoa ăn nhiều bánh hơn.
Hình nào dưới đây có phân số chỉ phần tô đậm bé hơn \(\dfrac{1}{3}\)?
A.
B.
C.
D.
C.
- Xác định phân số chỉ phần tô đậm của mỗi hình.
- Quy đồng tử số hoặc mẫu số hai phân số, sau đó so sánh hai phân số sau khi quy đồng.
Phân số chỉ phần tô đậm của hình A là \(\dfrac{2}{4} = \dfrac{1}{2}\).
Phân số chỉ phần tô đậm của hình B là \(\dfrac{3}{6} = \dfrac{1}{2}\).
Phân số chỉ phần tô đậm của hình C là \(\dfrac{1}{4}\).
Phân số chỉ phần tô đậm của hình D là \(\dfrac{4}{6} = \dfrac{2}{3}\).
Ta có: \(\dfrac{1}{2} > \dfrac{1}{3}\) (vì \(2 < 3\)) nên \(\dfrac{2}{4} > \dfrac{1}{3}\,\,\,;\,\,\,\,\,\dfrac{3}{6} > \dfrac{1}{3}\).
\(\dfrac{1}{4} < \dfrac{1}{3}\) (vì \(4 > 3\)) .
\(\dfrac{2}{3} > \dfrac{1}{3}\) (vì \(2 > 1\)) nên \(\dfrac{4}{6}\,\, > \dfrac{1}{3}\).
Do đó phân số bé hơn \(\dfrac{1}{3}\) là \(\dfrac{1}{4}\).
Vậy hình C có phân số chỉ phần tô đậm bé hơn \(\dfrac{1}{3}\).
Rút gọn rồi so sánh hai phân số \(\dfrac{{120}}{{162}}\) và \(\dfrac{{108}}{{135}}\).
Vậy phân số lớn hơn là:
A. \(\dfrac{{120}}{{162}}\)
B. \(\dfrac{{108}}{{135}}\)
B. \(\dfrac{{108}}{{135}}\)
- Rút gọn hai phân số đã cho thành phân số tối giản
- So sánh hai phân số mới. Nếu hai phân số mới có cùng tử số hoặc mẫu số thì ta áp dụng quy tắc để so sánh luôn, ngược lại thì ta quy đồng tử số hoặc mẫu số để so sánh.
Rút gọn hai phân số đã cho ta có:
$\begin{array}{l}\dfrac{{120}}{{162}} = \dfrac{{120:2}}{{162:2}} = \dfrac{{60}}{{81}} = \dfrac{{60:3}}{{81:3}} = \dfrac{{20}}{{27}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\\\dfrac{{108}}{{135}} = \dfrac{{108:9}}{{135:9}} = \dfrac{{12}}{{15}} = \dfrac{{12:3}}{{15:3}} = \dfrac{4}{5} \cdot \end{array}$
Ta sẽ so sánh hai phân số \(\dfrac{{20}}{{27}}\) và \(\dfrac{4}{5}\) bằng cách quy đồng tử số.
Chọn tử số chung là \(20\).
Giữ nguyên phân số \(\dfrac{{20}}{{27}}\); \(\dfrac{4}{5} = \dfrac{{4 \times 5}}{{5 \times 5}} = \dfrac{{20}}{{25}}\)
Mà \(\dfrac{{20}}{{27}} < \dfrac{{20}}{{25}}\) (vì \(27 > 25\)).
Do đó \(\dfrac{{20}}{{27}} < \dfrac{4}{5}\) , hay \(\dfrac{{120}}{{162}} < \dfrac{{108}}{{135}}\)
Vậy phân số lớn hơn là \(\dfrac{{108}}{{135}}\).
Chọn phân số bé hơn trong hai phân số sau:
A. \(\dfrac{2}{{87}}\)
B. \(\dfrac{3}{{131}}\)
B. \(\dfrac{3}{{131}}\)
Quy đồng tử số hai phân số, sau đó so sánh hai phân số sau khi quy đồng.
TSC = \(6\).
Quy đồng tử số hai phân số ta có:
\(\dfrac{2}{{87}} = \dfrac{{2 \times 3}}{{87 \times 3}} = \dfrac{6}{{261}}\);
\(\dfrac{3}{{131}} = \dfrac{{3 \times 2}}{{131 \times 2}} = \dfrac{6}{{262}}\)
Mà \(\dfrac{6}{{261}} > \dfrac{6}{{262}}\) (vì \(261 < 262\))
Do đó \(\dfrac{2}{{87}} > \dfrac{3}{{131}}\)
Vậy phân số bé hơn là \(\dfrac{3}{{131}}\).
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 64: Luyện tập chung Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 65: Hình bình hành Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 66: Hình thoi Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 67: Mét vuông Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 68: Đề-xi-mét vuông Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 69: Mi-li-mét vuông Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 70: Luyện tập chung Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 71: Em ôn lại những gì đã học Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 61: So sánh hai phân số cùng mẫu số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 60: Quy đồng mẫu số các phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 59: Rút gọn phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 58: Tính chất cơ bản của phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 56: Luyện tập Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 55: Phân số và phép chia số tự nhiên Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 54: Khái niệm phân số (tiếp theo) Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 53: Khái niệm phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 11: Luyện tập Toán 4 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 8: Luyện tập và xác suất Toán 4 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 3: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất Toán 4 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 2: Ôn tập về hình học và đo lường Toán 4 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 96: Ôn tập chung Toán 4 Cánh diều