Sự ra đời của chủ nghĩa thực chứng mới


Đã hơn một thế kỷ nay, chủ nghĩa thực chứng đã nhiều lần thay đổi hình thức với những trường phái và chi phái khác nhau, nhưng tất cả đều hợp thành một "tập đại thành" bám giữ khẩu hiệu "bản thân khoa học đã là triết học, những tri thức về thế giới là đặc quyền của khoa học thực chứng".

Đã hơn một thế kỷ nay, chủ nghĩa thực chứng đã nhiều lần thay đổi hình thức với những trường phái và chi phái khác nhau, nhưng tất cả đều hợp thành một "tập đại thành" bám giữ khẩu hiệu "bản thân khoa học đã là triết học, những tri thức về thế giới là đặc quyền của khoa học thực chứng".

Chủ nghĩa thực chứng là hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy lý. Nó ra đời từ đầu thế kỷ XIX. Người khởi xướng là Ô. Côngtơ (O.Comte) và những đại biểu nổi tiếng khác là H.Spenxơ (H.Spencer) Gi.S.Minlơ (J.S.Mill).

Ở thời kỳ này, khoa học đang trên đà phát triển mạnh mẽ dẫn tới sự phân công trong khoa học ngày một mở rộng. Triết học tư biện lấy "lực lượng thuần túy của trí tuệ" làm nguồn gốc chủ yếu của nhận thức. Với những nguyên tắc tiên thiên, không tính tới kinh nghiệm, nó đã không đủ khả năng tổng kết những thành quả về mặt tri thức, tức không đóng góp vai trò chỉ đường cho khoa học. Vì vậy, chủ nghĩa thực chứng muốn ra chào đời để chấm dứt triết học, loại trừ được những "suy lý trừu tượng" và từ đó, nó tuyên bố hoàn toàn chỉ biết tới "sự việc thực chứng". Nó tự coi mình là đứng trên chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, thực ra nó là một loại chủ nghĩa duy tâm chủ quan phục hồi chủ nghĩa bất khả tri của Hium (Hume).

Chủ nghĩa thực chứng thứ hai xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX với những đại biểu là E.Makhơ (E.Mach) và G.Avênaríut (R.Avenarius).

Cuối thế kỷ XIX, sau những phát hiện mới về khoa học, một cuộc khủng hoảng về vật lý đã xảy ra và đã đẻ ra một chủ nghĩa duy tâm vật lý. Một số nhà tự nhiên học bị ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm, trong đó chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm đã rút ra một kết luận sai lầm là những tiến bộ khoa học ấy đánh dấu sự sụp đổ của thế giới duy vật chủ nghĩa. Chủ nghĩa thực chứng của Avênariút và Makhơ đề xướng một quan niệm duy tâm chủ quan về kinh nghiệm được coi là tổng số của những cảm giác của con người không có quan hệ gì với thực tại khách quan. Từ quan niệm sự vật là kết hợp phức tạp của những yếu tố (kinh nghiệm, cảm giác), các nhà thực chứng cho rằng khách thể không thể có được nếu không có chủ thể, rằng những quy luật của tự nhiên không tồn tại một cách khách quan và chân lý khách quan cũng không tồn tại.

Đến đây, chủ nghĩa thực chứng đã chuyển từ chủ nghĩa hiện tượng mang tính chất bản thể học sang chủ nghĩa hiện tương mang tính chất nhận thức học.

Chủ nghĩa thực chứng thứ ba là chủ nghĩa thực chứng mới. Nó ra đời sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và phát triển cao vào những năm 50. Chủ nghĩa thực chứng mới có rất nhiều chi phái.

Chủ nghĩa nguyên tử lôgíc ra đời từ 1920 với những đại biểu như B. Rútxen (B. Russell), L. Vitghentainơ (L. Wittgenstein).

Chủ nghĩa nguyên tử lôgíc cho rằng, yếu tố cấu tạo nên tự nhiên không phải là những sự vật vật chất, mà là những đơn vị lôgíc, tức những phán đoán trên cơ sở tri giác.

Bằng "chủ nghĩa nhất nguyên trung lập", B.Rutxen muốn xóa bỏ sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, cho rằng tinh thần và vật chất chỉ là hai hình thức khác nhau của kinh nghiệm: tài liệu chủ quan là kinh nghiệm trực tiếp, còn tài liệu khách quan là kinh nghiệm gián tiếp, ở đây, dù chủ nghĩa duy tâm chơi chữ ra sao thì vật chất chỉ là một thực tế độc lập với kinh nghiệm và tri giác, chứ không thể là một "hình thức" của ý thức, của tri giác.

Muốn chống lại chủ nghĩa duy tâm lý học và chủ nghĩa sinh vật học trong nhận thức học của chủ nghĩa thực chứng cũ, chủ nghĩa nguyên tử lôgíc quy đối tượng và nhiệm vụ triết học chỉ còn ở sự phân tích ngôn ngữ khoa học bằng cách lợi dụng những thành tựu của lôgíc ký hiệu, cũng được gọi là "lôgíc toán". Người ta phân những mệnh đề của ngôn ngữ thành tập hợp mệnh đề vô nghĩa và mệnh đề có nghĩa để từ đây khẳng định "sự vô ích của triết học", bởi vì chỉ có mệnh đề khoa học mới có nghĩa. Còn mệnh đề siêu hình (tức triết học) là vô nghĩa.

Những mệnh đề nguyên tử, độc lập với nhau thể hiện những sự kiện nguyên tử là cơ sở của tri thức, từ đó nhờ phép tổ hợp và những thao tác của tư duy, người ta sẽ có được toàn bộ tri thức về thế giới. Đó là nhận thức học của chủ nghĩa nguyên tử lôgíc.

Triết học phân tích ngôn ngữ học hay triết học ngôn ngữ do Vítghenstainơ và Gi. Murơ đề xướng tiếp theo chủ nghĩa nguyên tử lôgíc từ năm 1950, đã nổi lên mạnh mẽ, nhất là ở Anh.

Vítghenstainơ không chỉ chú ý tới "ngôn ngữ khoa học" được xây dựng một cách nhân tạo mà chú ý tới "ngôn ngữ tự nhiên". Trong ngôn ngữ hàng ngày xuất hiện nhiều sự lộn xộn được nhà thực chứng so sánh với bệnh tâm thần. Để điều trị được căn bệnh đó đạt tới sự trong sáng, triết học ngôn ngữ cho rằng, trước hết phải triệt để loại trừ mọi vấn đề triết học. Mọi nguyên tắc triết học ngôn ngữ đều dựa trên căn cứ ngôn ngữ, chứ không có cơ sở khách quan nào khác, đều được tiến hành một cách nhất quán theo đường lối duy tâm chủ quan và bất khả tri: ởđây ngôn ngữ không những tách khỏi tư duy mà cả hai đều tách khỏi hiện thực khách quan.

Chủ nghĩa thực chứng lôgíc và Triết học phân tích là những môn phái đưa chủ nghĩa thực chứng mới vào thời kỳ thịnh trị nhất của nó và cũng là thời kỳ phân rã không tránh khỏi của nó.

"Trường phái Viên" là trung tâm phát triển chủ nghĩa thực chứng lôgíc với những thành viên như R.Cácnáp (R. Carnap), M.Slích (M.Sehlich), Ô. Nâyrát (O.Neurath). Từ đó chủ nghĩa thực chứng lôgíc truyền sang các nước ở châu Âu, đặc biệt sang Đức với H. Raikhenbác, sang Anh với A.Âyơ (A.Ayer), B.Rutxen.

Từ những năm 50, triết học phân tích nổi lên ở Mỹ và Anh, đặc biệt ở Mỹ. Một số nhà thực chứng ở châu Âu như R. Cácnáp, A. Taski (A.Tarski) đã di cư sang Mỹ. Ở đây đã diễn ra sự hòa nhập chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa thực chứng lôgíc. Mở đầu cho trào lưu này là Moris (Ch.Morri), Lơvis (C.Levis), Quainơ (W.Quine), Gútman (H.Gudman), những người đã phát triển chủ nghĩa thực dụng lôgíc lên một bước tiếp theo.

Ở Mỹ, chủ nghĩa thực dụng đã được đổi mới bằng cách quy tụ với chủ nghĩa thực chứng mới. Cũng như chủ nghĩa thực chứng mới, chủ nghĩa thực dụng cần phát triển để phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của tiến bộ khoa học, kỹ thuật do cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đưa lại. Để phù hợp với chương trình đổi mới của chủ nghĩa thực dụng, người ta luôn luôn nhấn mạnh vào vai trò hoàn toàn mang tính chất công cụ của khoa học. Sự đồng hóa chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa thực chứng mới được thực hiện trên cơ sở của sự thống nhất bên trong những luận điểm triết học cơ bản có tính chất xuất phát điểm. Bước ngoặt to lớn trong phong trào thực chứng mới được đánh dấu bằng tác phẩm của Ch.Moris Nền tảng của lý thuyết ký hiệu (Foudagion of a theory of signs). Trung tâm của các cuộc tranh luận để tạo nên sự chuyển biến đó cũng tập trung trước hết vào nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa thực chứng mới là nguyên tắc chứng thực bằng thực nghiệm và loại trừ siêu hình học được coi là vô nghĩa. Như vậy, chủ nghĩa thực chứng mới, ở đâu cũng vậy, chỉ còn giữ lại cho mình “triết học của khoa học".

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.3 trên 3 phiếu
  • Triết học của khoa học

    Tri thức học Một khi đã tuyên bố sự vô nghĩa của triết học, sự tồn tại học ở bản thân khoa học thực chứng, chủ nghĩa thực chứng mới đã xây dựng cho mình một chương trình về "triết học của khoa học".