Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh


Chủ nghĩa hiện sinh ra đời sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và phát triển hoàn chỉnh, đạt tới điểm cao trong chùm triết học phi lý hiện đại trong những năm 50 - 60. Ảnh hưởng của nó khá rộng, đặc biệt ở các nước Đức và Pháp

Chủ nghĩa hiện sinh ra đời sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và phát triển hoàn chỉnh, đạt tới điểm cao trong chùm triết học phi lý hiện đại trong những năm 50 - 60. Ảnh hưởng của nó khá rộng, đặc biệt ở các nước Đức và Pháp.

Người ta thường chia chủ nghĩa hiện sinh thành mấy loại sau đây:

-           Chủ nghĩa hiện sinh vô thần, với những đại diện chính như: M.Haiđécghe (Heidegger), Gi.P.Satrơ (Sartre), Méclô Pôngti (Merleau Ponty);

-             Chủ nghĩa hiện sinh công giáo với các nhà triết học tiêu biểu như G.Mácxen (G.Marcel), K.Giátspe (K..Jasper), E.Muniê (E.Moumer).

-           Đại biểu của triết học hiện sinh Tin lành như s. Kiếckêgo (Kierkegasrđ).

-           Ngoài ra, người ta còn kể thêm một chi phái của chủ nghĩa hiện sinh đi theo xu hướng chủ nghĩa Tômát với các đại biểu như L.Laven (L.Lavelle) và G.Guvsđoc (G.Gusdorí). '

Với tư cách là một trào lưu triết học, chủ nghĩa hiện sinh không thể không xuất phát từ những tài liệu tư tưởng đã có trong lịch sử. Người ta thường kể tới Xôcrát, thánh Ôguýtxtanh, Pascan, Đềcáctơ, Cantơ, Phíchtó, Nítse. Nhưng hiện tượng học, mà ngưòi góp phần xây dựng quan trọng là Etmunđơ Huxéclơ (Edmund Husserl), mới là cơ sở quyết định sự phát triển của chủ nghĩa hiện sinh.

Huxéclơ cho rằng, mục đích của điều tra hiện tượng học là tìm được những bản chất, là tới được sự trị vì của những bản chất, Có ba thủ tục để đạt tới: một là, quy giản hiện tượng học, hai là, quy giản bản chất hay trừu tượng hóa, và ba là, sự phân tích mối tương quan giữa hiện tượng nhận thức và đối tượng nhận thức.

Ta lần lượt đi vào xem xét ba thủ tục đó:

Quy giản hiện tượng học là loại trừ không xem xét tới những cái gì là siêu nghiệm và tới bất kỳ cái gì khác suy ra kết luận khoa học hoặc lôgíc  Huxéclơ cho rằng, chỉ cái gì bày ra trước ý thức một cách trực tiếp và nội tại mới cần xem xét. Phần còn lại, cần loại ra, bỏ vào trong ngoặc (một từ mượn ở toán học) cần phải hoãn xét (époché, một từ mơợn của các nhà hoài nghi chủ nghĩa Hy Lạp). Cũng như Đểcáctơ, ông đặt ra vấn đề: tri thức nào là tuyệt đối chắc chắn ? Quy giản hiện tượng học trả lời rằng đó là ý thức thuần tuy. Mọi thứ đều phải quy về nội dung đã cho đó của ý thức với tính cách là kiện tượng thuần túy. Huxéclơ nói rằng, nội dung cái "bản thể đó", cái Dasein là "nguyên tắc của các nguyên tắc" mà dựa theo đó, đối tượng của trực giác, "hiện thực chân chính” sẽ bày ra trước con người. Theo Huxéclơ, nội dung đó là dữ kiện chân chính duy nhất không thể nghi ngờ, hiển nhiên và tuyệt đối chân xác. Huxéclơ cõng dùng khái niệm "sinh giới" (giới đời sống) để chỉ cái thế giới bao quát kinh nghiệm tức thơi, cái đời sống hữu thức ấy. Muốn đạt tới nó, chỉ có thể bằng con đường quy giản hiện tượng học và phải theo lý giải khoa học cũng siêu nghiệm lại, những đối tượng thuộc loại noumène như Cantơ đã nói tới.

Quy giản bản chất là phương pháp trừu tượng hóa làm cho sự vật hiện ra trong ý thức cũng có tính phổ quát và người ta có thể đạt tới được. Huxéclơ gọi đó là cái bản chất (ông mượn từ "eidos" mà Platôn đã dùng để chỉ những lý tưởng). Bản chất là những dữ kiện của sự kiện hiện ra khi ý thức liên lạc với vạn vật. Bản chất, theo Huxéclơ, không phải của vạn vật, của thế giới hiện thực, cũng không phải do nhận thức khoa học đạt tới, mà là trực giác, trực giác là bản chất, cho nên được gọi là "trực giác - bản chất". Tóm lại, đó là cơ cấu của tinh thần, của ý thức. Huxéclơ đã phóng đại một cách tuyệt đối tính chân lý của những "trực giác - bản chất" đó. Ông cho rằụg, trong quy giản bản chất, áp dụng Jogos (theo Platôn, đó là những hình thức bất biến) vào các hiện tượng như vậy là đã vận dụng hiện tượng học, chứ không phải chủ nghĩa hiện tượng. Làm như thế là đã đem lại cho những hiện tượng tính ổn định, có một cơ sở, và do đó, cứu chúng thoát khỏi mọi tình trạng thay đổi thường xuyên và hư ảo.

Quan hệ giữa hiện tượng nhận thức và đối tượng nhận thức được làm rõ khi Huxéclơ đề cập tới công thức bộ ba:

Ego (tôi) - Cogito (tư duy) - Cogita to (cái tôi tư duy).

Trước hết, nói về cái tôi hiện tượng học. Không nên lẫn lộn cái tôi hiện tượng học với cái tôi siêu nghiệm (kể cả khoa học): cái trước là cái tôi tâm lý học hoặc chủ nghĩa kinh nghiệm ở trong dòng ý thức chảy qua của cá nhân, còn cái thứ hai là người quan sát ở đằng sau dòng ý thức đó. Cái tôi hiện tượng học không phải là một thực thể như Đềcáctơ giả định, mà là một hoạt động, một đơn tử như Laibnitsơ để xuất. Nó là cái tôi triết học, cái tôi thuần túy với những tư duy của nó. Với tư cách ấy, theo Huxéclơ, nó mang chân lý cao nhát và có mặt khắp nơi. Trên quan điểm duy tâm chủ quan đó, Huxéclơ cho rằng, thế giới không phải cái gì khác ngoài cái mà tôi nhận biết được, cái hiện ra trong tư duy của tôi. Chỉ trong dòng ý thức đó, thế giới mới có ý nghĩa và có tính thực tế. Mọi cái gì hiện hữu và có thực tế đối với cái tôi, tức đối với con người, chỉ hiện hữu trong ý thức của chính cái tôi mà thôi. Cái tôi hiện tượng học trở thành kẻ quan sát chính mình; tự biết mình, tự ý thức về mình. Để nhận thức thế giới không phải là ở chỗ phát hiện thẳng bản chất của nó, mà phải tìm kiến thức về nó qua tôi, qua việc tự khám phá. Huxéclơ gọi đó là "khoa học - cái tôi - lôgíc".

Cái tôi thuần túy rõ ràng là linh hồn của hiện tượng học. Ta hãy nghe lới đánh giá của Huxéclơ rằng đó là "điều kỳ diệu trong những điều kỳ diệu", rằng đây là sự việc cơ bản của thế giới trong đó có thể tìm thấy mọi chân lý. Ông dẫn cầu sấm truyền ở thành Đenphtí của Xôcrát "hãy tự nhận biết" và câu phán bảo của Thánh Ôguýtxtanh "chở cầu ước đi ra ngoài, hay đi vào bản thân, chân lý nằm trong nội tâm con người...".

Huxéclơ làm rõ các vế của công thức trên: Tư duy (noèse) là hành vi của cái tôi, ví như ngờ vực, nhận thức, khẳng định, phủ định, từ chối, tưởng tượng, cảm thấy, đánh giá, V.V.. Huxéclơ cho rằng, tôi tư duy (ego cogito) rõ ràng so trước hiện hữu của thế giới (tức cái tư duy, cogito).

Cái tư duy (noème). Hành vi tư duy phải quy chiếu về cái gì được tư duy. Những vật tố dẫn của tư duy, tức những đối tượng chú ý của nó được gọi là cái tư duy hay noème (tiếng Hy Lạp có nghĩa là "cái được cảm thụ").

Cái tư duy, có cấu cơ bản đó của ý thức là sống - có - ý - hướng nghĩa là hướng về các đối tượng. Câu hỏi quen thuộc của Huxéclơ: "Ý thức là ý thức về một cái gì", về một đối tượng tức về một cái gì không phải là nó. Huxéclơ không chỉ chấp nhận "Tôi tư duy" của Đềcáctơ mà "tôi tư duy về cái gì". Trả lời: tôi tư duy cái tôi tư duy (égo cogito, cogitato). Dữ kiện trực tiếp không phải chỉ là "tôi tư duy” mà là "tôi tư duy cái tôi tư duy": đối tượng của tư duy cũng trực tiếp như sự kiện của tư duy. Như vậy là hiện tượng học, của Huxéelơ bao hàm sự tư đuy về chủ thể của tư duy. Người ta gọi tâm lý học của ông ta là một loại tâm lý học phản từ.

Môrixơ Méclơ Pôngty (Maurice Merỉeu Ponty) - trực tiếp phát triển hiện tượng học của Huxéclơ. Ông muốn tăng cường hơn nữa cái chất khoa học cho hiện tượng học mà di sản của nhà triết học ở Kônisbéc tỏ ra chưa được vững chắc trước thử thách của thời gian. Trung tâm của hệ thống hiện tượng học là lý thuyết về sự ưu thắng của tri giác được xây dựng trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Hiện tượng học về tri giác (1945).

Để tăng cường tính chặt chẽ khoa học cho hiện tượng học, nhà tâm lý học về tri giác đã không tránh khỏi sa vào phương pháp của chủ  nghĩa kinh nghiệm thực chứng, như ông nói, đã dựa trên cơ sở "cái có thực” để đạt "cái khả thể". Cho nên, không phải không có lý do M.-Pôngty gọi phương pháp bản chất của mình là phương pháp của một chủ nghĩa thực chứng hiện tượng học.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.7 trên 3 phiếu
  • Những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện sinh

    Sự phát triển của hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh trong hơn một nửa thế kỷ đã chứng tỏ rằng hai trào lưu trên đã gặp nhau ở những nguyên tác phương pháp luận và có xu hướng đi tới một nội dung giống nhau. Chủ nghĩa hiện sinh chỉ đạt tới quy chế của học thuyết triết học rõ ràng nhờ hiện tượng học