Phương pháp giải một số dạng bài tập về đo thể tích chất lỏng>
Tổng hợp cách giải một số dạng bài tập về đo thể tích chất lỏng hay, chi tiết
Dạng 1: Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình
- Xác định giới hạn đo (GHĐ): là giá trị lớn nhất ghi trên bình hay can.
- Xác định độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) ta thực hiện theo các bước sau:
+ Xác định đơn vị đo của bình.
+ Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn)
+ ĐCNN = (số lớn – số bé)/n (có đơn vị như đơn vị ghi trên bình).
Ví dụ: Trên bình chia độ có ghi số lớn nhất là 250 cm3. Giữa số 50 và số 100 có 10 khoảng chia thì bình đó có:
+ GHĐ = 250 cm3.
+ ĐCNN \( = \frac{{100 - 50}}{{10}} = 5c{m^3}\)
Dạng 2: Cách ước lượng và chọn bình chia độ phù hợp
- Ước lượng: Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán thể tích cần đo khoảng bao nhiêu.
- Chọn bình chia độ:
+ Chọn bình chia độ có GHĐ sao cho lớn hơn thể tích ước lượng và có ĐCNN có giá trị càng nhỏ thì kết quả đo càng chính xác.
+ Nếu thể tích cần đo mà nhỏ thì ta chọn bình có tiết diện đáy nhỏ.
Dạng 3: Cách đặt bình và đọc kết quả
- Đặt bình chia độ thẳng đứng trên mặt phẳng nằm ngang.
- Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng theo công thức:
\(V = N + \left( {n'.DCNN} \right)\)
Trong đó:
+ N là giá trị nhỏ ghi trên bình mà ở gần mức chất lỏng.
+ n’ là số khoảng chia kể từ vạch có giá trị nhỏ (N) đến vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
Ví dụ:
Thể tích mực chất lỏng trong bình là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Từ hình vẽ ta có:
+ Giữa số 10 và số 20 có 5 khoảng chia => n = 5
+ ĐCNN \( = \frac{{20 - 10}}{5} = 2c{m^3}\)
+ N là giá trị nhỏ ghi trên bình mà ở gần mức chất lỏng => N = 30
+ n’ là số khoảng chia kể từ vạch N = 30 đến vạch chia gần nhất với mực chất lỏng => n’ = 4
Vậy thể tích mực chất lỏng trong bình là:
\(V = N + \left( {n'.DCNN) = 30 + \left( {4.2} \right)} \right) = 38c{m^3}\)
Loigiaihay.com
- Lý thuyết đo thể tích chất lỏng
- Bài C1 trang 12 SGK Vật lí 6
- Bài C2 trang 12 SGK Vật lí 6
- Bài C3 trang 12 SGK Vật lí 6
- Bài C4 trang 12 SGK Vật lí 6
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 trường PTDTNT THCS Ninh Sơn
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 03 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 02 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 01 có lời giải chi tiết
- Giải đề thi học kì 1 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 Phòng GDĐT huyện Chi Lăng
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 trường PTDTNT THCS Ninh Sơn
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 03 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 02 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 01 có lời giải chi tiết
- Giải đề thi học kì 1 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 Phòng GDĐT huyện Chi Lăng