Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân>
I.Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Dàn ý chi tiết
I.Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư.
-Giới thiệu qua về nhân vật Vợ nhặt trong tác phẩm.
II.Thân bài
a. Giới thiệu chung, lai lịch:
* Lai lịch: không rõ ràng: Không tên tuổi, không gia đình, quê hương, không nghề nghiệp không tài sản, không quá khứ.
→Trong nạn đói khủng khiếp, thân phận con người trở nên hết sức vô nghĩa.
* Chân dung:
- Ngoại hình: Áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, mặt lưỡi cày xám xịt, ngực gầy lép, hai con mắt trũng hoáy
→Ngoại hình thảm hại do cái đói tạo ra.
- Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động:
+ “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá”, “Hà, ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố” -> đanh đá, chua ngoa, chao chat, chỏng lỏn.
+ “Ton ton chạy lại”, “liếc mắt cười tít”, “sầm sập chạy đến”, “xưng xỉa nói”, “cong cớn”, “cắm đầu ăn”, “ăn xong lấy đũa quẹt một cái”, bám lấy câu nói đùa của người ta để theo về làm vợ thật -> vô duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn.
b. Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật:
* Khát vọng sống mãnh liệt:
- Khi nhìn dưới góc độ nhân bản thì tất cả hành động, cử chỉ trơ trẽn, vô duyên của thị lại là biểu hiện của khát vọng sống mãnh liệt -> khâm phục thị.
* Vẻ đẹp nữ tính:
- Trên đường về nhà chồng:
+ Rón rén, e thẹn: “Thị cắp cái thúng con, cái đầu hơi cúi xuống; cái nón rách tả tơi nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”
+ Ngượng nghịu: “Chân nọ díu vào chân kia”.
→ Bẽn lẽn, thẹn thùng như bất kì cô dâu mới nào.
- Khi về đến nhà chồng:
+ Thấy gia cảnh nhà chồng: “nén tiếng thở dài”
+ “Ngồi mớm ở mép giường”
- Khi gặp gỡ mẹ chồng:
+ Đứng dậy nghênh đón, lễ phép chào.
+ Ngượng nghịu cúi đầu, tay vân vê vạt áo.
+ Đứng im lắng nghe bà cụ Tứ dặn dò.
- Sáng hôm sau:
+ Dọn dẹp, vun vén nhà cửa.
+ Bứng bát cháo khoán điềm nhiên và vào miệng.
→ Hiền hậu đúng mực
* Niềm tin vào tương lai:
- Đưa đến thông tin mang tính chất như định hướng để mở ra lối thoát.
- Liên hệ với nhân vật thị Nở
III.Kết bài
-Khẳng định lại vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật người vợ
- Khẳng định tài năng của nhà văn Kim Lân
Bài tham khảo Mẫu 1
Đề tài về số phận của người phụ nữ luôn được ví như "mảnh đất màu mỡ", được nhiều tác giả khai thác trong các tác phẩm của mình. Đến với văn chương trung đại, ta được thấy sự đức hạnh, tài hoa mà cũng thật bi thương, bất hạnh của họ qua "Chuyện người con gái Nam Xương", "Truyện Kiều". Trong kháng chiến, ta ca ngợi vẻ đẹp của những người phụ nữ kiên cường, anh dũng, trung hậu qua "Người mẹ cầm súng", "Bếp lửa", "Những ngôi sao xa xôi",... Nhà văn Kim Lân thì có một góc nhìn khác. Với "Vợ nhặt", ông đã đưa đến hình ảnh của người con gái có số phận đáng thương, gần như bị tha hóa bởi nạn đói nhưng vẫn luôn khao khát, hi vọng về tương lai. Đó chính là "thị", một trong những nhân vật trung tâm của câu chuyện.
Xuyên suốt truyện ngắn, Kim Lân không hề giới thiệu thị là ai. Cô không có quê hương, gia đình, không có hoàn cảnh xuất thân hay danh tính rõ ràng. Cô xuất hiện trong đám con gái "ngồi vêu ra" trước cửa nhà kho để nhặt những hạt rơi vãi, hay ai có việc gì cần thì gọi đi làm. Đến cả cái tên cô cũng không có. Nhà văn chỉ gọi cô là "thị" - một danh từ chung dùng cho tất cả những người phụ nữ. Người đọc có thể hiểu được thị chính là đại diện cho số phận của rất nhiều những cô gái khác trong nạn đói, phải lưu lạc đầu đường xó chợ, không nơi nương tựa. Nhưng may mắn hơn, thị được anh cu Tràng "nhặt" về làm vợ. Từ "nhặt" đã cho ta thấy sự rẻ mạt của con người trong thời kì đó. Con người như vật vô giá trị sống lang thang, được "nhặt" về như cọng rơm, cọng rác ngoài đường.
Chính vì nạn đói mà ngoại hình của thị chẳng thể nào khá được. Dáng người của thị "gầy sọp", "quần áo thì tả tơi như tổ địa". Trên "khuôn mặt lưỡi cày xám xịt" chỉ nhìn thấy hai con mắt. Ngực thì gầy lép. Thị cũng giống như rất nhiều người dân khác lúc đó, vì không có cái ăn nên người trông ốm yếu, nghèo nàn, đáng thương.
Cái đói, cái nghèo không chỉ làm cho ngoại hình của con người biến dạng, xấu xí mà cả tính cách cũng trở nên ích kỉ, chua ngoa hơn. Thị cũng thế. Khi Tràng buông lời trêu chọc, thị cong cớn không tin. Thế nhưng chỉ cần có "cơm trắng mấy giò", cô liền "lon ton lại đẩy xe cho Tràng", lại còn "liếc mắt cười" đầy tình tứ. Lần thứ hai gặp lại, thị "chạy sầm sập đến" chỗ Tràng, "đứng trước mặt hắn sưng sỉa", chất vấn anh tại sao lại nuốt lời. Thậm chí, thị còn từ chối ăn trầu để được ăn một thứ có giá trị hơn, làm no cái bụng đang đói meo của mình. Sau khi nghe thấy lời mời "Đấy, muốn ăn gì thì ăn", thị lại "đon đả", hai con mắt lập tức "sáng lên". Rồi, Thị ăn một chập bốn bát bánh đúc. Ăn xong, Thị lại chấp nhận lời bông đùa của Tràng mà theo anh về làm vợ. Đọc đến đây, độc giả nhận thấy rằng thị chắc hẳn là người đàn bà đanh đá, chua ngoa, sẵn sàng vì miếng ăn mà đánh đổi, chẳng còn để tâm đến thể diện hay thái độ ý tứ, nết na mà người con gái cần có. Thế nhưng ẩn sâu bên trong cô lại là nét hiền thục, e thẹn đã bị cái đói làm cho lu mờ đi. Tính cách ấy chỉ được bộc lộ khi thị theo Tràng về nhà. Trên đường đi về, cô vô cùng ngượng nghịu "đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt", "Thị có vẻ rón rén, e thẹn", "chân nọ bước díu cả vào chân kia". Vào đến nhà, cô chỉ dám ngồi ở mép giường. Gặp bà cụ Tứ, cô cũng rất ngại ngùng, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Trải qua một ngày có quá nhiều thay đổi, sáng hôm sau, thị trở thành người vợ hiền hậu, đúng mực. Cô chẳng còn vẻ chao chát, chỏng lỏn ngày trước mà cùng mẹ chồng dọn dẹp lại ngôi nhà. Nghe lời mẹ "lẳng lặng đi vào bếp" lấy đồ ăn. Thậm chí, nhìn thấy nồi cháo cám, "mắt thị tối lại" nhưng cô vẫn điềm nhiên cho vào miệng. Chi tiết này đã thể hiện sự ý tứ, tôn trọng mẹ chồng của thị. Chính ra, thị cũng là người con gái nết na, hiền thục. Nhưng có lẽ những tháng ngày lang thang đã cướp đi vẻ đẹp ấy của cô, biến cô trở thành người đàn bà chua ngoa, đanh đá, không có lòng tự trọng. Từ đó, người đọc thấy được cái nghèo, cái đói có thể che lấp đi mặt tốt của con người nhưng không thể hoàn toàn xóa bỏ những điều tốt đẹp ấy.
Tuy khó khăn là thế nhưng ta vẫn phải dành lời khen cho thị vì cô luôn giữ được khát vọng sống mãnh liệt. Tuy mới chỉ gặp Tràng hai lần, không biết anh ta là ai nhưng Thị vẫn chấp nhận theo anh về nhà. Cô biết rằng người đàn ông cho mình ăn này sẽ là "cọng rơm" cứu mạng cô, cưu mang cô trong nạn đói. Miễn chỉ cần có một chỗ trú khi trời mưa giông bão, cô không cần đến sính lễ hay đám cưới. Khi nhìn thấy gia cảnh nhà Tràng, tuy thất vọng nhưng Thị vẫn "nén một tiếng thở dài", chấp nhận lựa chọn của để mình có cơ hội sống tiếp. Không chỉ có khát vọng sống mãnh liệt, thị còn có niềm tin vào tương lai tươi sáng. Cô đã kể lại câu chuyện Việt Minh phá kho thóc của Nhật trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang cho Tràng và bà cụ Tứ nghe. Từ đó, gieo vào lòng họ hi vọng về tương lai ấm no, hạnh phúc.
Để miêu tả thị một cách chân thực, Kim Lân đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc sảo, lối kể chuyện tự nhiên, độc đáo cùng với những ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. Ngoài ra, tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn cũng giúp cho nhân vật bộc lộ những nét tính cách, phẩm chất thú vị. Lai lịch, ngoại hình và sự biến đổi trong tính cách của thị cũng phần nào cho ta thấy được hiện thực xã hội khi đó. Nhân dân ta bị thực dân Pháp và phát xít Nhật bóc lột nặng nề. Mạng sống con người như rơm rác, cái đói khiến con người bị tha hóa về cả ngoại hình lẫn tính cách. Từ nhân vật thị, nhà văn cũng muốn thể hiện khát khao về quyền được sống, về hạnh phúc lứa đôi, về cuộc đời ấm no, hạnh phúc của tất cả người dân thời bấy giờ.
Thị là một nhân vật độc đáo, khác lạ trong truyện ngắn của Kim Lân nói chung và nền văn học Việt Nam nói riêng. Không đi theo logic về những số phận bi kịch thông thường, cô được nhà văn xây dựng với một hình tượng đáng thương nhưng vẫn sáng lên khát vọng mãnh liệt. Tuy chỉ là người vợ được "nhặt" về nhưng chính Thị đã khiến anh cu Tràng trở thành người đàn ông chín chắn, đem lại làn gió mới cho xóm ngụ cư, cho gia đình bà cụ Tứ. Từ đó, tác giả muốn gửi gắm niềm hi vọng vào sức mạnh của tình người, của tương lai tươi sáng cho dân tộc.
Bài tham khảo Mẫu 2
Người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân dù không phải nhân vật trung tâm nhưng lại giữ một vị trí cực kì quan trọng trong toàn bộ tác phẩm. Có thể nói với nhân vật này, thì giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm mới được hoàn chỉnh hơn.
Nếu như nhân vật Tràng vẫn còn có một mẹ già, một xóm ngụ cư, một công việc để kiếm sống qua ngày, chờ đến ngày xua tan được cái đói, cái khổ. Thì người vợ nhặt toàn bộ “trắng tay”. Cô tha phương cầu thực, trên người giá trị nhất chỉ còn có bộ quần áo. Hình dáng người đàn bà hiện lên cũng hết sức thảm thương: “cái ngực lép nhô lên” “áo quần tả tơi như tổ đỉa” “thị gầy sọp” “trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt” hai con mắt thiếu sức sống “trũng hoáy” lại. Trong không khí u ám, nặng nề, “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” “người chết như ngả rạ” “người sống xanh xám như những bóng ma”. Và dường như cánh cửa thần chết cũng đang dần mở ra với thị.
Không chỉ bị biến đổi về ngoại hình, mà nhân cách, tính nết của thị cũng có những thay đổi đáng lo ngại theo chiều hướng tiêu cực. Vốn là một người phụ nữ, ai có thể ngờ rằng người con gái đó vì miếng ăn dám đánh đổi cả danh dự của bản thân. Lần đầu tiên, nghe thấy câu dao của Tràng thị lấp tực chạy tới, híp mắt cười tình. Nhưng sợ trơ trẽn còn được đẩy lên một nấc nữa khi lần sau gặp lại, thị “sưng sỉa” chạy thẳng đến chỗ Tràng mà mắng.
Rồi đến khi được Tràng thiết đãi bánh đúng, bao nhiêu sự dịu dàng, e thẹn đã biến đi đâu mất cả, thi cắm đầu vào ăn bốn bát bánh đúc, không hề ngẩng đầu, không hề trò chuyện. Toàn bộ cái nữ tính, nhân cách của thị đã bị phá hủy vì miếng ăn. Và còn lạ lùng hơn nữa, khi Tràng chỉ trêu đùa “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” nào ngờ thị theo về thật. Cuộc hôn nhân cả một đời người, vậy mà thị quyết định thật chóng vánh. Cái đói có thể hủy hoại nhân cách, hủy hoại thiên tính nữ của một con người khủng khiếp đến vậy sao?
Chỉ vì cái đói mà thi sẵn sàng đem trao thân gửi phận cho một người mà mình chỉ mới gặp gỡ hai lần. Thậm chí trò chuyện cũng chỉ mới tính trên đầu ngón tay. Lòng ham sống đã khiến thị đi đến quyết định liều lĩnh, khi có một cơ hội sống, thị cố gắng bám víu vào nó bằng bất kể giá nào, gạt bỏ mọi nghi lễ, gạt bỏ cái e dè của người con gái. Hành động ấy cũng cho thấy một tinh thần khỏe mạnh, long yêu cuộc sống và ham sống của người phụ nữ nông dân này. Đồng thời cũng là lời lên án gay gắt nhất về sự độc ác của bọn đế quốc, phát xít đã đầy con người đến bước đường cùng.
Dù viết về người phụ nữ đánh mất những nét đẹp của bản thân, nhưng Kim Lân không hề khinh thường, dè bỉu mà là một tấm lòng cảm thông, trân trọng. Sau sự trơ trẽn ấy ta vẫn thấy một người phụ nữ dịu dàng, e ấp, đảm đang. Trên đường trở về, cắp cái thúng con, thị khép nép bên cạnh Tràng, ngại ngùng hi bị những đứa trẻ trêu. Và đặc biệt trong giờ phút người con dâu mới gặp mẹ chồng nàng vô cùng lo lắng, sợ hãi.
Sự thay đổi đó, cũng khiến một chàng trai ngờ nghệch như Tràng có thể nhận ra: “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn gì vẻ chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ngoài phố”. Đồng thời, thị cũng hết sức chăm chỉ, tháo vát. Dưới đôi bàn tay của người phụ nữ đảm đang nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ, ngôi nhà lại có thêm một sức sống mới.
Và một điều đặc biệt là không phải Tràng hay người mẹ mà chính là cô vợ nhặt là người đầu tiên nói về lá cờ Việt Minh, về kho thóc Nhật. Đằng sau người phụ nữ tưởng như bị phá hủy hoàn toàn về nhân tính ấy, lại là một con người có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ đến như vậy. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà Kim Lân lại giao trọng trách nói những vấn đề quan trọng, về tương lai tốt đẹp cho nhân vật vợ nhặt. Bởi không ai khác, đây là nhân vật có sức sống mạnh mẽ nhất trong tác phẩm, cũng là nhân vật có số phận bi thương nhất. Bởi vậy để cho nhân vật là người phát ngôn về tương lai, về hy vọng cũng là cách thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Kim Lân.
Nhân vật vợ nhặt được đặt vào một tình huống truyện đặc biệt, trong tận cùng cái đói và cái chết, nhân vật bộc lộ những tính cách, những ước mơ khao khát sống mãnh liệt của mình. Không chỉ vậy, nhân vật còn mang tính chất kết nối, tạo nên sự liền mạch giữa các sự kiện trong tác phẩm. Với nhân vật người vợ nhặt, không chỉ là sáng tạo thành công của Kim Lân mà nó còn cho thấy giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc nhất của ông.
Bài tham khảo Mẫu 3
Đề tài về số phận của người phụ nữ luôn được ví như "mảnh đất màu mỡ", được nhiều tác giả khai thác trong các tác phẩm của mình. Đến với văn chương trung đại, ta được thấy sự đức hạnh, tài hoa mà cũng thật bi thương, bất hạnh của họ qua "Chuyện người con gái Nam Xương", "Truyện Kiều". Trong kháng chiến, ta ca ngợi vẻ đẹp của những người phụ nữ kiên cường, anh dũng, trung hậu qua "Người mẹ cầm súng", "Bếp lửa", "Những ngôi sao xa xôi",... Nhà văn Kim Lân thì có một góc nhìn khác. Với "Vợ nhặt", ông đã đưa đến hình ảnh của người con gái có số phận đáng thương, gần như bị tha hóa bởi nạn đói nhưng vẫn luôn khao khát, hi vọng về tương lai. Đó chính là "thị", một trong những nhân vật trung tâm của câu chuyện.
Xuyên suốt truyện ngắn, Kim Lân không hề giới thiệu thị là ai. Cô không có quê hương, gia đình, không có hoàn cảnh xuất thân hay danh tính rõ ràng. Cô xuất hiện trong đám con gái "ngồi vêu ra" trước cửa nhà kho để nhặt những hạt rơi vãi, hay ai có việc gì cần thì gọi đi làm. Đến cả cái tên cô cũng không có. Nhà văn chỉ gọi cô là "thị" - một danh từ chung dùng cho tất cả những người phụ nữ. Người đọc có thể hiểu được thị chính là đại diện cho số phận của rất nhiều những cô gái khác trong nạn đói, phải lưu lạc đầu đường xó chợ, không nơi nương tựa. Nhưng may mắn hơn, thị được anh cu Tràng "nhặt" về làm vợ. Từ "nhặt" đã cho ta thấy sự rẻ mạt của con người trong thời kì đó. Con người như vật vô giá trị sống lang thang, được "nhặt" về như cọng rơm, cọng rác ngoài đường.
Chính vì nạn đói mà ngoại hình của thị chẳng thể nào khá được. Dáng người của thị "gầy sọp", "quần áo thì tả tơi như tổ địa". Trên "khuôn mặt lưỡi cày xám xịt" chỉ nhìn thấy hai con mắt. Ngực thì gầy lép. Thị cũng giống như rất nhiều người dân khác lúc đó, vì không có cái ăn nên người trông ốm yếu, nghèo nàn, đáng thương.
Cái đói, cái nghèo không chỉ làm cho ngoại hình của con người biến dạng, xấu xí mà cả tính cách cũng trở nên ích kỉ, chua ngoa hơn. Thị cũng thế. Khi Tràng buông lời trêu chọc, thị cong cớn không tin. Thế nhưng chỉ cần có "cơm trắng mấy giò", cô liền "lon ton lại đẩy xe cho Tràng", lại còn "liếc mắt cười" đầy tình tứ. Lần thứ hai gặp lại, thị "chạy sầm sập đến" chỗ Tràng, "đứng trước mặt hắn sưng sỉa", chất vấn anh tại sao lại nuốt lời. Thậm chí, thị còn từ chối ăn trầu để được ăn một thứ có giá trị hơn, làm no cái bụng đang đói meo của mình. Sau khi nghe thấy lời mời "Đấy, muốn ăn gì thì ăn", thị lại "đon đả", hai con mắt lập tức "sáng lên". Rồi, Thị ăn một chập bốn bát bánh đúc. Ăn xong, Thị lại chấp nhận lời bông đùa của Tràng mà theo anh về làm vợ. Đọc đến đây, độc giả nhận thấy rằng thị chắc hẳn là người đàn bà đanh đá, chua ngoa, sẵn sàng vì miếng ăn mà đánh đổi, chẳng còn để tâm đến thể diện hay thái độ ý tứ, nết na mà người con gái cần có. Thế nhưng ẩn sâu bên trong cô lại là nét hiền thục, e thẹn đã bị cái đói làm cho lu mờ đi. Tính cách ấy chỉ được bộc lộ khi thị theo Tràng về nhà. Trên đường đi về, cô vô cùng ngượng nghịu "đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt", "Thị có vẻ rón rén, e thẹn", "chân nọ bước díu cả vào chân kia". Vào đến nhà, cô chỉ dám ngồi ở mép giường. Gặp bà cụ Tứ, cô cũng rất ngại ngùng, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Trải qua một ngày có quá nhiều thay đổi, sáng hôm sau, thị trở thành người vợ hiền hậu, đúng mực. Cô chẳng còn vẻ chao chát, chỏng lỏn ngày trước mà cùng mẹ chồng dọn dẹp lại ngôi nhà. Nghe lời mẹ "lẳng lặng đi vào bếp" lấy đồ ăn. Thậm chí, nhìn thấy nồi cháo cám, "mắt thị tối lại" nhưng cô vẫn điềm nhiên cho vào miệng. Chi tiết này đã thể hiện sự ý tứ, tôn trọng mẹ chồng của thị. Chính ra, thị cũng là người con gái nết na, hiền thục. Nhưng có lẽ những tháng ngày lang thang đã cướp đi vẻ đẹp ấy của cô, biến cô trở thành người đàn bà chua ngoa, đanh đá, không có lòng tự trọng. Từ đó, người đọc thấy được cái nghèo, cái đói có thể che lấp đi mặt tốt của con người nhưng không thể hoàn toàn xóa bỏ những điều tốt đẹp ấy.
Tuy khó khăn là thế nhưng ta vẫn phải dành lời khen cho thị vì cô luôn giữ được khát vọng sống mãnh liệt. Tuy mới chỉ gặp Tràng hai lần, không biết anh ta là ai nhưng Thị vẫn chấp nhận theo anh về nhà. Cô biết rằng người đàn ông cho mình ăn này sẽ là "cọng rơm" cứu mạng cô, cưu mang cô trong nạn đói. Miễn chỉ cần có một chỗ trú khi trời mưa giông bão, cô không cần đến sính lễ hay đám cưới. Khi nhìn thấy gia cảnh nhà Tràng, tuy thất vọng nhưng Thị vẫn "nén một tiếng thở dài", chấp nhận lựa chọn của để mình có cơ hội sống tiếp. Không chỉ có khát vọng sống mãnh liệt, thị còn có niềm tin vào tương lai tươi sáng. Cô đã kể lại câu chuyện Việt Minh phá kho thóc của Nhật trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang cho Tràng và bà cụ Tứ nghe. Từ đó, gieo vào lòng họ hi vọng về tương lai ấm no, hạnh phúc.
Để miêu tả thị một cách chân thực, Kim Lân đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc sảo, lối kể chuyện tự nhiên, độc đáo cùng với những ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. Ngoài ra, tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn cũng giúp cho nhân vật bộc lộ những nét tính cách, phẩm chất thú vị. Lai lịch, ngoại hình và sự biến đổi trong tính cách của thị cũng phần nào cho ta thấy được hiện thực xã hội khi đó. Nhân dân ta bị thực dân Pháp và phát xít Nhật bóc lột nặng nề. Mạng sống con người như rơm rác, cái đói khiến con người bị tha hóa về cả ngoại hình lẫn tính cách. Từ nhân vật thị, nhà văn cũng muốn thể hiện khát khao về quyền được sống, về hạnh phúc lứa đôi, về cuộc đời ấm no, hạnh phúc của tất cả người dân thời bấy giờ.
Thị là một nhân vật độc đáo, khác lạ trong truyện ngắn của Kim Lân nói chung và nền văn học Việt Nam nói riêng. Không đi theo logic về những số phận bi kịch thông thường, cô được nhà văn xây dựng với một hình tượng đáng thương nhưng vẫn sáng lên khát vọng mãnh liệt. Tuy chỉ là người vợ được "nhặt" về nhưng chính Thị đã khiến anh cu Tràng trở thành người đàn ông chín chắn, đem lại làn gió mới cho xóm ngụ cư, cho gia đình bà cụ Tứ. Từ đó, tác giả muốn gửi gắm niềm hi vọng vào sức mạnh của tình người, của tương lai tươi sáng cho dân tộc.
- Nêu cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt - Kim Lân
- "Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
- Hãy phân tích diễn biến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt (Kim Lân)
- Có ý kiến cho rằng: “Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người”. Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận ý kiế
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân số lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về tác hại của mạng xã hội lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng vô cảm lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề an toàn giao thông lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân số lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về tác hại của mạng xã hội lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng vô cảm lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề an toàn giao thông lớp 11