Văn mẫu lớp 11 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận - Văn mẫu 11 Kết ..

Phân tích văn bản tiếp xúc với tác phẩm


I. Mở bài - Dẫn dắt và giới thiệu về tác phẩm “Tiếp xúc với tác phẩm”. - Giới thiệu tác giả Thái Bá Vân

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

I. Mở bài

-Dẫn dắt và giới thiệu về tác phẩm “Tiếp xúc với tác phẩm”.

- Giới thiệu tác giả Thái Bá Vân

II. Thân bài

1. Khái quát

- Thái Bá Vân là một nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Việt Nam.

- Ông là một người tôn sùng cái đẹp, coi cái đẹp là mục đích của nghệ thuật và chi phối toàn bộ hoạt động của học thuật, nghệ thuật.

2. Phân tích tác phẩm:

a. Đời sống vật thể và đời sống hình tượng của tác phẩm: Tác phẩm không chỉ là đồ vật mà còn là hình tượng nghệ thuật, khơi gợi nhiều giá trị thẩm mỹ.

b. Giá trị chủ quan của tác phẩm: Tác phẩm nghệ thuật thể hiện thế giới nội tâm của tác giả, tạo được sự đồng cảm từ phía khán giả.

c. Nội dung của tác phẩm được người xem mở rộng: Giá trị của tác phẩm có thể được khán giả cảm nhận theo nhiều cách khác nhau tùy thời điểm hay quan điểm cá nhân. Điều đó tạo nên sức sống tác phẩm theo thời gian.

III. Kết bài

-Khái quát vấn đề 

Bài tham khảo

Thái Bá Vân là một nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Việt Nam. Ông là một người tôn sùng cái đẹp, coi cái đẹp là mục đích của nghệ thuật và chi phối toàn bộ hoạt động của học thuật, nghệ thuật. Người ta thường nói ông là người tài hoa và duy mỹ. Chính thái độ thẩm mỹ đó đã tạo ra cái sự nhất quán trong cái nhìn toàn thể ở con người của Thái Bá Vân. Cái nhìn thẩm mỹ ấy được thể hiện đầy sâu sắc qua văn bản “Tiếp xúc với tác phẩm” được trích trong “Tiếp xúc với nghệ thuật”.

Thái Bá Vân đã mở đầu tác phẩm bằng sự phân hoá giữa đời sống vật thể và đời sống hình tượng của một tác phẩm nghệ thuật. Tác giả cho rằng một tác phẩm còn tồn tại như một hình tượng nghệ thuật, đó là giá trị tinh thần của nó, như một sự bác bỏ những suy nghĩ tầm thường rằng đời sống vật thể chỉ như một đời sống đồ vật. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng nội dung của một tác phẩm nghệ thuật không phải chỉ nằm ở cấu trúc vật thể của nó, mà chủ yếu là ở hình tượng nghệ thuật mà nó chuyên chở.

Ông đã đưa bức tranh “Em Thuý” của Trần Văn Cẩn để minh họa cho quan điểm của mình. Tác phẩm Em Thuý được coi là có hai đời sống, một là đời sống vật thể của nó và hai là đời sống hình tượng, cho thấy sự phân hoá rõ rệt giữa hai mặt của một tác phẩm nghệ thuật và tầm quan trọng của việc hiểu được cả hai để đánh giá chất lượng của tác phẩm. Ông bận tâm đo đếm, rằng đó là một tấm vải, khổ 45 x 60 cm, rằng nó được vẽ bằng màu dầu, kiểu hội hoạ bác học châu u, rằng nó có khung bằng gỗ,... thì chừng đó “Em Thuý” vẫn còn là một đồ vật. Một “Em Thuý” gửi đi bằng bưu điện hay chở bằng xích lô đó, mới chỉ là Em Thuý nguyên vật liệu. Nhưng khi là tác phẩm nghệ thuật, “Em Thuý” còn, và buộc phải còn một đời sống khác, bản chất hơn. Đó chính là “Em Thúy” hình tượng. Chính hình tượng sâu xa về nghệ thuật qua bức tranh “Em Thúy” đã dẫn đến sự kết luận rằng: “Nội dung của một tác phẩm không phải là ở cái kết cấu vật thể của nó, mà chính là ở cái hình tượng nghệ thuật mà nó chuyên chở”.

Thái Bá Vân cũng đã nhắc đến Bà Mô-na Li-da (Mona Lisa) - vật thể là của nước Pháp, bảo tàng Lơ Lu-vrơ (Le Louvre)(2) canh giữ, nhưng bà Mô-na Li-da hình tượng thì là tài sản của mỗi tâm hồn chúng ta. Cuối cùng, cái mục đích bao la của tác phẩm nghệ thuật vẫn là ở chỗ vượt lên trên đời sống cơ bắp có thật của mình để đạt tới cái đẹp của hình tượng như một giá trị tinh thần, nhiều khi còn mơ màng và xa xôi hơn.

Tiếp đến, ông đã đưa ra quan điểm về giá trị chủ quan của một tác phẩm nghệ thuật. Ông cho rằng giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa nội dung của một tác phẩm không phụ thuộc vào việc tác phẩm đó có phản ánh đúng hiện thực hay không. Ông cũng không cho rằng việc hiểu rõ đề tài và khách thể là điều cần thiết để hiểu được giá trị của tác phẩm. Thay vào đó, Thái Bá Vân cho rằng bản chất hiện thực của một tác phẩm không phải là cấu trúc vật thể của nó, mà chính là cái hiện thực hình tượng, là thế giới nội tâm của tác giả, là con mắt nhìn đời của tác giả. Theo Tề Bạch Thạch từng nói: “Nghệ thuật vừa giống vừa không giống với cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật mị đời. Còn nếu hoàn toàn không giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật dối đời”. Nó có thể buồn, có thể vui, có thể cùng chung một lý tưởng với những cây bút khác, nhưng nó phải là một cách nhìn độc đáo, khác biệt, “không trộn lẫn”.

Lại một lần nữa, “Em Thuý” được sử dụng để minh họa cho quan điểm của Thái Bá Vân. Tác phẩm ấy không đơn thuần là một hình tượng vật thể, mà còn là một thế giới nội tâm của Trần Văn Cẩn, với sự ứng xử thẩm mỹ của ông. Điều này giúp ta cảm nhận được giá trị chủ quan của một tác phẩm nghệ thuật, và tầm quan trọng của việc hiểu được bản chất hiện thực hình tượng của tác phẩm để đánh giá chất lượng của nó.

Cuối cùng, Thái Bá Vân đi sâu vào nội dung của một tác phẩm được người xem mở rộng. Ông viết rằng nó không chỉ đơn thuần là cái cố định, mà còn là cái gì đó mở rộng, sinh động phong phú, và được mở rộng bởi trí tưởng tượng của người xem. Một tác phẩm nghệ thuật không thể tồn tại một mình, mà phải được cả người xem đóng góp vào để tạo nên sức mạnh và ý nghĩa cho nó. Sơ đồ của một quá trình sáng tác - giao tiếp của nghệ thuật sẽ là hành trình từ người sáng tạo, đến tác phẩm và cuối cùng cập bến ở khán giả. Mỗi người xem có cách nhìn, cấp độ và đóng góp riêng của mình, giúp tác phẩm thể hiện được nhiều khía cạnh khác nhau, và mở rộng ra để lan tỏa đến từng khán giả khác nhau.

Không chỉ vậy, một tác phẩm nghệ thuật có thể được thức tỉnh và sống lại bởi một cái nhìn của người xem, và sống thêm một mặt đời mới. Sức mạnh và ý nghĩa của nội dung trong tác phẩm nghệ thuật, cùng với việc có được một trí tưởng tượng phong phú và sáng tạo là một phần không thể thiếu đóng góp vào tác phẩm. Nếu một tác phẩm có cá tính mờ nhạt, không tạo được tiếng nói riêng, cách nhìn phong phú thì đó là sự tự sát trong nghệ thuật.

Với bài viết "Tiếp xúc với tác phẩm", Thái Bá Vân đã đem đến cho người đọc những góc nhìn mới mẻ, sâu sắc hơn về nghệ thuật và cách thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật. Những bài viết của ông đã đóng góp to lớn vào ngành phê bình nghệ thuật của nước nhà


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí