Phân tích khổ thơ cuối bài Tràng giang>
I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu khổ thơ cuối của bài thơ Tràng giang
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Dàn ý chi tiết
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu khổ thơ cuối của bài thơ Tràng giang
II. Thân bài
- Phân tích khổ thơ cuối bài Tràng Giang
1. Hai câu đầu: màu sắc cổ điển của các hình ảnh thiên nhiên
+ Các hình ảnh mây, núi, gió được thể hiện rất rõ và nổi bật qua đoạn thơ
+ Hình ảnh lớp mây thể hiện nỗi buồn của tác giả vô bờ
+ Hình ảnh cánh chim lẻ loi, thể hiện nỗi buồn của tác giả thêm sâu nặng
+ Hình ảnh cánh chim không chỉ báo hiệu hoàng hôn mà còn chỉ cái tôi nhỏ nhoi, cô đọng của tác giả
2. Hai câu cuối:
+ Nhà thơ có cảm giác nhớ quê hương khi đứng trước cảnh thiên nhiên
+ Nỗi buồn của Huy Cận được thể hiện rất sâu sắc và nổi bật
+ Khát vọng sự đẹp đẽ, tươi đẹp về quê hương đất nước, góp sức mình cho quê hương, đất nước
III. Kết bài
- Nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài Tràng giang
Ví dụ:
Khổ thơ cuối bài thơ Tràng giang thể hiện cảnh núi non hùng vĩ của sông nước. bên cạnh đó còn thể hiện cái tôi nhỏ nhoi của tác giả.
Bài tham khảo Mẫu 1
Nền thơ 1930 – 1945 đã đóng góp cho thi đàn văn học Việt Nam nhiều phong cách độc đáo. Nếu ta theo Thế Lữ vào giấc mơ tiên, vào cuộc đời bất tận theo cách sôi nổi cuống quýt vội vàng của Xuân Diệu “muốn cắn trái xuân hồng” thì ta cũng có thể đi theo Huy Cận đi vào bể sầu nhân thế. Chẳng cần đi tới tập thơ Lửa thiêng chỉ riêng bài Tràng giang cũng đã làm nên hồn thơ “ảo não” Huy Cận. Và khổ thơ cuối là khổ thơ sâu lắng tha thiết nhất trong trường buồn Tràng giang của ông.
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
…
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Nếu như trong ba khổ thơ đầu chúng ta thấy tâm trạng buồn của một “nỗi buồn” thế hệ mang tính thời đại, một nỗi buồn không tìm ra lối thoát nó như kéo dài triền miên, nó như dàn trải theo mênh mông vô địch của sông nước, thì tới khổ thơ cuối tâm trạng ấy được nâng lên chiều cao, lan tỏa trong khói hoàng hôn của buổi chiều tàn.
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
Ở dòng thơ này ta thấy đôi mắt của nhà thơ dường như đang nhìn thấy rất xa nơi cuối chân trời “Tràng giang”. Thật vậy không gì vui bằng lúc rạo rực bình minh, nhưng cũng không gì buồn bằng cái buổi ngày tàn của“bóng chiều sa”. Nhưng chính lúc ấy trong thơ Huy Cận với “Tràng giang” lại rạng lên vẻ đẹp tráng lệ với “lớp lớp” những tầng mây hợp thành “núi mây” khổng lồ, được vạt nắng chiếu rọi thành “núi bạc”. Những đám mây trắng xốp ấy cứ to dần lên như hình quả núi và đằng sau hình quả núi ấy là một mặt trời chói lọi sắp tắt khiến cho núi mây trở thành núi bạc, một cảnh rực rỡ hiếm có khi hoàng hôn đang lụi dần, không gian dường như có một sự vận động lặng lẽ: mây cứ đùn lên mãi chiếm lĩnh cả bầu trời cao, khiến cho ở đấy mây cũng đầy nỗi buồn rợn ngợp.
Tác giả đã dùng cái có của thiên nhiên để nói về cái không của tình người trong cái bể trời bao la ấy. Câu thơ gợi nhớ nỗi buồn của Đỗ Phủ khi ông không chốn nương thân da diết nhớ quê hương:
“Mặt đất mây đùn cửa ải xa.”
Ta thấy trong suốt hành trình Tràng giang hình ảnh thi nhân cô đơn trong từng cảnh vật đổi thay nhưng cùng chung dáng vẻ “trôi nổi mông lung lạc loài vô định”, một cành củi khô bập bềnh trôi trên sông (củi một cành khô lạc mấy dòng), một đám bèo xanh trôi nổi trên sông (bèo dạt về đâu hàng nối hàng). Với khổ thơ cuối hình ảnh thi nhân, nỗi buồn của thi nhân lại thấp thoáng ẩn hiện trong một hình ảnh cô đơn lạc loài. Đó là một cánh chim, chim nhỏ nhoi đang chở nặng bóng chiều, nghiêng cánh nhỏ cố bay về chân trời xa vắng.
Cánh chim bay lượn tuy gợi lên một chút ấm cúng cho cảnh vật nhưng mông lung quá, nỗi buồn ở đây càng thêm da diết trong nhớ thương. Nó không đóng khung cảnh sông nước ở trước mặt mà mở ra đến chân trời của miền quê xa. Nếu như câu thơ “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” gợi lên cái cao, cái bồng bềnh của cảnh mây trời thì câu thơ tiếp theo lại trĩu xuống theo hình ảnh “bóng chiều sa”. Có lẽ bóng chiều ấy đang chở nặng một tâm tình buồn nhớ của thi nhân nên mới có chữ “sa” chứ không phải là “xa”. Phải chăng cái nỗi buồn cô đơn cùng nỗi buồn “sầu nhân thế” đó càng gợi lên trong nỗi buồn của nhà thơ. Nó thể hiện sâu đậm trong hình ảnh thi nhân một mình đứng lẻ loi giữa vũ trụ bao la, lặng lẽ cảm nhận cái vĩnh hằng, cái vô tận của không gian đối lập với kiếp người.
“Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Chuyển sang câu thơ thứ ba đột ngột xuất hiện hai tiếng “lòng quê” không phải là ánh mắt nhìn vào mình, nhìn theo đến hun hút vào “tràng giang” mà chính là cõi lòng nhìn vào mình rồi nhìn về phía chân trời xa xôi.
“Lòng quê” đó là nỗi lòng nhớ quê hương. Và cũng có nghĩa diễn nôm na là: của người trí thức tây học này vốn đã bị thị thành hóa giờ đây nó đang trở lại thành tấm lòng của người cố hương giàu tình làng nghĩa xóm. Hai nghĩa trên nó sẽ định ra cho sự giải thoát cô đơn. Phải thành cái mình thứ hai nữa mới trở về chính quê hương mình.
Hai tiếng “dợn dợn” gợi lên muôn nhịp sóng: sóng nước, sóng lòng diễn tả sự rợn ngợp của nhà thơ trước cảnh trời nước mênh mông trong khoảnh khắc hoàng hôn gắn liền với tình quê cố hương:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.”
Dòng thơ cuối cùng gợi ngay đến 2 câu thơ của Thôi Hiệu thời Đường cũng là tâm tình quê của Huy Cận. Với Huy Cận lòng quê đã nhớ quê sẵn. Đó là nhớ nhà, nhớ những người ruột thịt, những gốc chuối bờ tre. Vì thế không có một sự gợi ý ngoại cảnh thì tấm lòng ấy vẫn đăm đắm hướng về quê nhà để hi vọng kiếm một chút niềm thân mật ở làng quê sông nước, nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Mới đọc bài thơ Tràng giang ta có cảm tưởng tất cả bài thơ là thiên nhiên. Nó rất hoang vắng, nó độc thoại với chính nó. Thế nhưng bốn dòng thơ cuối bộc lộ chân thực nhất, sâu đậm nhất tình yêu quê hương của tác giả. Và ở hoàn cảnh đất nước bị đô hộ càng yêu quê hương thắm thiết bao nhiêu thì thi nhân càng “ảo não” bấy nhiêu.
Phải chăng ai đó đã nâng đỡ lòng người, khơi gợi những gì đẹp đẽ nhất, tiềm ẩn nhất với đáy sâu tâm hồn để vươn tới cái cao cả. Tràng giang đã khơi dậy tâm hồn bạn đọc một tình yêu thiêng liêng cao cả, nó mở đường cho tình yêu Tổ quốc, tình yêu giang sơn đất nước.
Bài tham khảo Mẫu 2
Đọc thơ của Huy Cận người đọc cảm nhận rõ được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu nặng trong lòng ông. Bằng tình yêu nồng nàn và luôn cháy trong tim ông luôn hướng về quê hương đất nước dù hiện tại ông đang đứng trên mảnh đất quê hương. Khổ cuối bài Tràng giang là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
Tác giả với tình yêu quê hương đất nước yêu cảnh sắc quê hương vì thế mà bức tranh thiên nhiên vẫn tiếp tục được mở ra với những chi tiết mới:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Câu thơ đầu đã gợi mở ra cảnh phía chân trời xa, những đám mây trắng chồng xếp lên nhau trùng trùng điệp điệp dưới phản chiếu ánh dương lấp lánh như núi bạc. Huy Cận học ý thơ của Đỗ Phủ qua bản dịch nghĩa của Nguyễn Công Trứ: “Mặt đất mây đùn từ ải xa.” Đã phác họa bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng đẹp một cách tráng lệ lung linh.
Nhưng đến câu thơ thứ hai: “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”. Thơ xưa khi nói đến chiều thường buồn điểm xuyết trên nền không gian là cánh chim về tổ. Huy Cận vẽ cánh chim trao nghiêng đặt trong dấu hai chấm như để nhấn mạnh cả bóng chiều như rơi xuống góp phần gợi nỗi buồn da diết về sự bé nhỏ của con người giữa cuộc đời. Không gian rộng lớn bao la nhưng lại làm cánh chim nghiêng ngả với đôi cánh nhỏ của mình. Nhưng trong câu thơ trên Huy Cận có nhắc đến thời điểm “bóng chiều” là là khoảng thời gian đặc trưng cho tâm trạng nhớ nhà nhớ quê hương da diết của những người con xa quê chính vì thế mà hai câu tiếp theo đã bộc lộ rõ tâm trạng ấy:
“Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Lần đầu tiên thi sĩ bộc lộ tâm trạng nỗi nhớ quê hương được hiện lên từ khói hoàng hôn, từ con nước dợn dợn. Nó đã gợi ta nghĩ đến cảm giác đang rợn lên trong tâm trí con người hay những con sóng nhấp nhô trên sóng nước rất khó phân định chỉ biết qua từ “dợn dợn” sóng nước, sóng lòng đang hòa quyện vào nhau mênh mang trên dòng sông. Chỉ biết tấm lòng thương nhớ quê hương không chỉ ở trong ý thức mà đã xâm lấn cảm giác của con người thấm thía.
Câu thứ 4 “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” tính đối thoại với một tình cảm quan niệm thơ đi trước cho ta nghĩ đến tiếng thơ của Thôi Hiệu:
“Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
Với Huy Cận không cần khói sóng nào cần đến tác dụng của ngoại cảnh mà vẫn nhớ quê hương, nỗi niềm thương nhớ luôn thường trực trong lòng người. Đó là cách bày tỏ tình cảm thật sâu sắc. Cũng giống như Bà Huyện Thanh Quan:
“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Đứng trên quê hương, đất nước mà vẫn nhớ quê hương đất nước. Phải chăng đó là nỗi buồn sông núi của một trí thức yêu nước sống trong thân phận vong quốc nô, nỗi buồn của một thế hệ thanh niên yêu nước sống dưới thời Pháp đương thời.
Bức tranh thiên nhiên gây ấn tượng bởi vẻ đẹp kì vĩ mĩ lệ của khung cảnh trời chiều đậm màu sắc nhưng bức tranh quá rộng lớn làm đầy lên nỗi cô đơn nhớ thương khắc khoải của nhân vật trữ tình.
Tràng giang là tiếng buồn của hồn thơ Huy Cận được gợi lên từ sự đối lập giữa không gian mênh mông cao rộng với nhỏ bé mong manh. Nỗi buồn không hoàn toàn vô cớ đó là nỗi buồn thương về kiếp người cuộc đời về quê hương đất nước. Nỗi buồn gắn với quan niệm thẩm mĩ của các nhà thơ mới cái đẹp sánh đôi với cái buồn. Đó cũng là nỗi buồn của thế hệ thanh niên mà trong thơ của Huy Cận thường đem nỗi buồn vào vũ trụ bao la. Bài thơ còn là sự kết hợp hài hào giữa yếu tố cổ điển và hiện đại với các nghệ thuật thất ngôn trường thiên, phép đối ngẫu, thi tứ, bút pháp tả cảnh ngụ tình lấy điểm tả diện đã làm nổi bật khổ cuối của bài thơ.
Tuy chỉ là một khổ thơ nhưng khổ thơ cuối lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bộc lộ tâm trạng của Huy Cận khi đứng trên quê hương ngắm nhìn cảnh đẹp kì vĩ trên đất nước mình mà trong lòng không khỏi bồi hồi xúc động từ đó bộ lộ tình yêu thiên nhiên yêu quê hương kín đáo mà cũng tha thiết của tác giả.
Khi ta phân tích khổ thơ cuối bài Tràng giang dường như nó giúp khơi gợi trong chúng ta tình yêu quê hương đất nước tha thiết, yêu cảnh sắc quê hương mình từ đó mà dạy chúng ta cách trân trọng cuộc sống, trân trọng những gì đang có.
Bài tham khảo Mẫu 3
Nhà thơ Huy Cận có rất nhiều bài thơ hay miêu tả về cảnh thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, nỗi nhớ nhà trong đó nổi bật nhất là bài thơ " tràng giang" nó là bài thơ tiêu tiêu biểu của phong trào thơ mới. trong bài thơ " tràng giang " khổ thơ cuối của bài thơ khổ thơ này đã thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn, bơ vơ của tác giả khi nhớ nhà:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,
Lòng quê dợn dợn vời non nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Huy Cận lại khéo vẽ nét đẹp cổ điển và hiện đại cho bầu trời trên cao:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.”
Tác giả đã dùng những từ láy " lớp lớp" ở đây để miêu tả rõ hình ảnh của những đám mây nhiều nó từng lớp từng lớp đã làm bạc đi cả bầu trời, câu thơ :"lớp lớp mây cao đùn núi bạc" nhà thơ đã dùng biện pháp so sánh ẩn dụ và bút pháp chấm phá với "mây cao đùn núi bạc" thành "lớp lớp" đã khiến người đọc tưởng tượng ra những núi mây trắng được ánh nắng chiếu vào như dát bạc. Hình ảnh mang nét đẹp cổ điển thật trữ tình và lại càng thi vị hơn khi nó được khơi nguồn cảm hứng từ một tứ thơ Đường cổ của Đỗ Phủ:
"Mặt đất mây đùn cửa ải xa” để tô thêm vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ tác giả đã so sánh màu của những đám mây với" bạc" một cách so sánh khá khéo léo. Huy Cận đã vận dụng rất tài tình động từ "đùn", khiến mây như chuyển động, có nội lực từ bên trong, từng lớp từng lớp mây cứ đùn ra mãi thành núi bạc. Đây cũng là một nét thơ đầy chất hiện đại, bởi nó đã vận dụng sáng tạo từ thơ cổ điển quen thuộc. Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau.
Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều. Trời mây thì bao la, rộng lớn như vậy còn chim thì chao nghiêng nhưng ở đây không phải là chao nghiêng một cách bình thường mà "chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa":Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.có lẽ những đàn chim đang vội vã bay về tổ ấm của mình để tránh được cái " bóng chiều sa".
Dường như những cánh chim đó đang bị đè nặng của cảnh xế chiều buông xuống và điều đặc biệt hơn là cánh chim không bình thường mà chim nghiêng bỏi đôi cánh nhỏ bằng đôi cánh nhỏ của mình chim bay về tổ ấm của mình để tránh được một không gian rộng lớn buổi chiều tà. chim bay đi đâu cho thoát khỏi cái bóng chiều tà đang đè nặng xuống mình? Nhưng giữa khung cảnh cổ điển đó, người đọc lại bắt gặp nét tâm trạng hiện đại:
“Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
"Lòng quê dợn dợn vời non nước" Lòng quê ở đây muốn nói lên nỗi nhớ quê hương của nhà thơ, sự hướng tâm chứ không chỉ đơn thuần là tấm lòng chất phác, quê mùa. Hai từ "dợn dợn" cho ta cảm nhận sóng biển đang ở bên ta, sóng biển cũng biết nhớ thương hay tác giả đang nhớ thương vậy?
"Dợn dợn" là một từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận, chưa từng thấy trước đó. Từ láy này hô ứng cùng cụm từ "vời con nước" cho thấy một nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê". Hai từ "dợn dợn" còn gợi cho ta thấy được sự lên xuống uốn lượn của sóng biển hay nỗi nhớ trào dâng của nhà thơ khi đứng trước cảnh hoang vắng của một buổi chiều tà. Và nỗi nhớ ấy không chỉ một lần mà là liên tục, nhiều lần nhưng nỗi ấy mới chỉ là "dợn dợn" mà chưa phải là cuồng nhiệt. Câu thơ muốn nói lên lòng nhớ quê hương khi tác giả sông nước. hay trong truyện kiều cũng ả nỗi nhớ nhà nhưng lại chưa biết đâu là nhà khi:
"Bốn phương mây trắng một màu
Trông vời cố quốc biết đâu là nhà"
Kiều nhớ quê nhà nhưng bốn phương đều là một màu làm sao để nhận ra được đâu là nhà hay trong cuộc sống của cô như thế thì sẽ biết về đâu và đâu sẽ là nhà?vâng lòng nhớ quê hương được gợi lên bởi từ” mây trắng ", cánh chim chiều và được tác giả nhấn mạnh ở từ" con nước'. Tác giả kết thúc bài thơ một cách nhẹ nhàng nhưng sâu lắng:
"Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"
Nhà thơ đã mượn từ "khói "trong thơ của nhà thơ thôi hiệu để nói lên nỗi lòng của mình, nếu như nhà thơ Tô Hiệu nói" trên sông khói sóng cho buồn lòng ai" thì nhà thơ HUY CẬN không có "khói" nhưng vẫn nhớ về nhà hay cái nôi mà mình đã nuôi ta trưởng thành. Nhà thơ tô hiệu mới nói lên nỗi nhớ nhà một cách chung nhưng ở đây nhà thơ huy cận đã khẳng định "không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" câu thơ rất mạnh mẽ dứt khoát .
Xưa kia nhà thơ thôi hiệu buồn vì cõi tiên mù mịt, quê nhà cách xa, khói sóng trên sông gợi cho tác giả thấy mờ mịt mà sầu. Nhưng nay Huy Cận buồn trước cảnh không gian hoang vắng,sóng "gợn tràng giang "khiến ông nhớ tới quê hương như một nguồn ấm áp vá là tổ ấm hạnh phúc đối với ông. Thôi hiệu tìm giấc mơ tiên chỉ thấy hư vô, đó là lòng khát khao một cõi quê hương thực tại còn Huy Cận một mình đối diện với khung cảnh vô tình, hoang vắng lòng ông lại muốn được trở về với quê hương mang nặng tình thương và mang lại sự ấm áp cho tác giả đó cũng là nỗi khát vọng của ông.
Bằng những biện pháp so sánh và sự tài tình miêu tả của nhà thơ đã thể hiện rõ nỗi buồn, nỗi nhớ nhung quê hương của tác giả. Nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.
- Phân tích bài thơ Con đường mùa đông
- Nêu cảm nhận về bài thơ Con đường mùa đông
- Phân tích bài thơ Thời gian
- Phân tích Tràng Giang của Huy Cận.
- Phân tích khổ thơ thứ ba bài Tràng giang
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân số lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về tác hại của mạng xã hội lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng vô cảm lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề an toàn giao thông lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân số lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về tác hại của mạng xã hội lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng vô cảm lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề an toàn giao thông lớp 11