Vẻ đẹp của dòng sông Hương từ đoạn "Sông Hương rời khỏi kinh thành ra đi" >
Đến với Huế mộng mơ là đến với sông Hương, đến với tiếng chuông chùa Thiên Mụ, đến với tiếng gà Bao Vinh, là đến với lăng tẩm đế vương, đến với những con người thủy chung trọn tình trọn nghĩa, là đến với những bài ca điệu hò dân gian dịu ngọt.
- Phân tích bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc TườngVẻ đẹp của sông Hương
- Hình tượng dòng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Suy nghĩ về vẻ đẹp của dòng sông Hương trong bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Cảm nhận của em về hình ảnh đất nước được thể hiện qua bài qua bài Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
- Cảm nhận về Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ngữ Văn 12
Đề bài Vẻ đẹp của dòng sông Hương từ đoạn "Hình như trong khoảnh khắc, sông Hương đã trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya...ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ xở."
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài
* Giới thiệu vị trí đoạn trích
* Phân tích:
- Trong khoảnh khắc chùng lại, sông Hương mang vẻ đẹp của "người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya"
- Ra khỏi kinh thành Huế, sông Hương mang vẻ đẹp của người tình dịu dàng và chung thủy.
+ Dưới góc nhìn tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương giống con người vào giây phút chia tay, quay trở lại một lần nữa, biểu hiện nỗi vương vấn, biểu hiện chút "lẳng lơ kín đáo của người tình thủy chung"
+ Sông Hương dường như "sực nhớ ra một điều gì chưa kịp nói, đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối cùng", giống như Thúy Kiều quay lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề chung tình
=> Sự liên tưởng tài hoa của người nghệ sĩ.
- Nghệ thuật
3. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề
Bài mẫu
BÀI LÀM
Nếu người Hà Nội tự hào có con sông Hồng đỏ nặng phù sa, người Huế cũng tự hào khi có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố Huế cổ kính với những lăng tẩm, đền đài. Con sông ấy đã chứng kiến bao đổi thay của lịch sử, sự thăng trầm của cuộc sống. Dòng nước của con sông Hương ấy đã tươi mát cho cảnh vật cũng như con người nơi xứ Huế này. Vì thế, người Huế rất tự hào về con sông ấy nó mang đặc trưng của Huế là niềm tự hào kiêu hãnh của những con người xứ Huế. Có lẽ cũng vì điều đó mà sông Hương cũng đã đi vào thơ ca, nhạc họa rất trữ tình và sâu lắng. Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người con xứ Huế đã bao lần ngắm con sông Hương rồi một lần bất chợt một lần thắc mắc, ai đã đặt tên cho con sông này là sông Hương nhỉ? Nỗi băn khoăn ấy được ông thế hiện trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bằng ngòi bút trữ tình sâu lắng, thể hiện rõ phong cách thể loại Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm thể hiện sự uyên bác tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, dòng sông với thi ca nhạc họa, dòng sông và người xứ Huế.
Đoạn nói về sông Hương rời khỏi kinh thành ra đi được Hoàng Phủ Ngọc Tường diễn tả bằng một ngòi bút nghệ thuật rất đỗi hào hoa phong tình. Ông đã nhân hóa sông Hương thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, họ biết nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước Hương Giang: "Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya". Ông cho hay, thi hào Nguyễn Du đã từng ôm ấp một phiến trăng sầu trong bao năm lênh đênh trên dòng sông Hương. Một nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ đã chỉ đích danh hai câu thơ Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa vời mang điệu nhạc cung đình Tứ đại cảnh. Hương rời khỏi kinh thành lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ, rồi nó lại đổi dòng đột ngột gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bảo Vinh xưa cổ như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, phải chăng khúc lượn này, sông Hương có cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người. Tác giả cho rằng đó là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yẽu. Và ông đã so sánh sông Hương với nàng Kiều trong đêm trình tự, ông dẫn buông hai câu thơ của Nguyễn Du để nói sự lưu luvến chí tình với lời thề trước khi về biển cả. Thật không có sự so sánh nào hay hơn khi nói về con sông mang tình người, tình son sắt thủy chung của lứa đôi còn non, còn nước, còn dài – Còn về , còn nhớ… lời thề của lứa đôi, lời thề của dòng sông đã trở thành giọng hò dân gian của xứ Huế. Sâu xa hơn nữa. lời thề ấy là tấm lòng người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở thân thương.
Đến với Huế mộng mơ là đến với sông Hương, đến với tiếng chuông chùa Thiên Mụ đến với tiếng gà Bao Vinh, là đến với lăng tẩm đế vương, đến với con người thủy chung trọn tình trọn nghĩa, là đến với lời ca điệu hò gian dịu ngọt.
Tác giả bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? đã nói hộ lòng ta những tình cảm sâu sắc tốt đẹp ấy. Bài tùy bút đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật độc đáo, tài hoa và phong tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã tạo nên chất thơ quyến rũ làm say lòng người. Những tri thức về địa lí, văn hóa, thi ca, âm nhạc cùa ông đã chung đúc thành trang văn tuyệt bút.
Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương hiện lên vô cùng đẹp đẽ, hòa quyện nhiều nét đẹp khác nhau, khi mạnh mẽ , dữ dỗi khi lại rất đỗi thâm trầm kín đáo. Vẻ đẹp của sông Hương cũng chính là vẻ đẹp của con người nơi đây. Qua bài kí này, tác giả cũng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng.
Loigiaihay.com
- Phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vẻ đẹp của dòng sông Hương từ ngoại ô Kim Long đến Cồn Hến
- Chất thơ trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vẻ đẹp của dòng sông Hương ở thượng nguồn trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Nét đặc trưng của dòng sông Hương khi chảy vào thành phố trong bút kí Ai đặt tên cho dòng sông?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"