Lý thuyết: Triết học Lokàyata


Lokàyata, còn gọi là triết học Carvaka, hay Barhaspatya. Nhiều người cho rằng tên Lokàyata ra đời do chỗ triết học này phổ biến (ayatah) rộng rãi trong nhân dân (Lokésu).

Lokàyata, còn gọi là triết học Carvaka, hay Barhaspatya. Nhiều người cho rằng tên Lokàyata ra đời do chỗ triết học này phổ biến (ayatah) rộng rãi trong nhân dân (Lokésu). Đây là triết học duy vật triệt để nhất trong các trường phái triết học Ấn Độ cổ.

Cho đến nay, không có một tác phẩm nào của các nhà triết học thuộc trường phái Lokàyata còn lưu lại, sở dĩ người ta biết đến phái triết học này là nhờ những ghi chép trong các tác phẩm thuộc các trường phái khác, đặc biệt là trong tập Sarvadar' sana samgrahĩi (Tuyển tập các triết học)của Madhava. Các ghi chép này thường là các tóm tắt luận điểm (pùrvapaksa) để phê phán, nên nhiều khi, triết học Lokàyata bị xuyên tạc.

Madhava nói ràng những người Lokàyata chống các kết luận hay giả thuyết, và do đó, chống cả sự chứng minh, suy lý. Điều đó là không đúng. Thực ra, phái Lokàyata chỉ chống sự suy lý của các phái chính thống chứ không chống sự suy lý nói chung. Họ chỉ chống những kết luận về thế giới siêu nghiệm, về cuộc sống sau khi chết và luật karma (nghiệp). Họ cho rằng những cái đó không thể cảm nhận bằng kinh nghiệm thông thường. Và như vậy, theo họ, kết luận chỉ có giá trị trong mối liên hệ với thế giới được nhận thứe một cách kinh nghiệm, còn ứng dụng chúng ngoài giới hạn các vật thể cura thế giới này là không thể được.

Kautilya, trong tác phấm Arthásastrn (Thực lợi luận), đã đặt Lokàyata ngang hàng với Sãmkhya và coi đó là các ànviksiki, tức khoa lògíc. Ngay luật Manu cũng gọi những người Lokàyata là những haituka, tức nhà lôgic học, mặc dầu coi họ là nastika (những người tà giáo). Như vậy, không thể nói rằng Lokàvata chống biện luận, suy lý, mà ngược lại, họ chính là những nhà lôgíc xuất hiện sớm trong lịch sử triết học Ấn Độ.

Về đạo đức, Madhava đã trình bày phái Lokàvata như những người theo chủ nghĩa khoái lạc, với khẩu hiệu: “Hãy ăn uống đi, cho dù ngày mai sẽ chết. Cũng từ đó nảy sinh tên phái Carvaka. "Carv" có nghĩa là "nhai", Carvaka có thể địch là "bợm nhậu". Thực ra đó chỉ là một sự thóa mạ Loknyata. Trong tác phẩm sử thi Ấn Độ Mahabharútĩi có miêu tả cánh hàng nghìn brahman đã họp lại để chúc mừng vua Yudisthira sau chiến tranh Kuruksetpa. Trong buổi lễ chúc tụng đó, chỉ có Carvaka là không đồng ý với các brahaman khác. Ông đã mắng nhà vua: “Ngươi đáng nguyền rủa vì người đã giết những người thân thích. Vì sao người lại bắn những người thân thích và giết những bậc trưởng thượng của mình ?. Từ đó, một số học giả cho rằng đạo đức Lokàyata gắn liền với chuẩn mực đạo đức đã có trong xã hội.

Về bản thể luận, các luận điểm của Lokày ita được các phái triết học chính thống coi là luận điểm của quỷ (asura hay raksa). Điểm này liên quan đến quan điểm của Lokàvata về atman. Atmnn có nghĩa là "tôi", mà theo Upanisad là linh hồn cá thể, được coi là một bộ phận của rahman, tức linh hồn vũ trụ. Nhưng trong một tập Upanisad, tập Candogya Upanisad, có nhắc đến câu nói của con quỷ Virocana: "Atman phải là hạnh phúc trên mặt đất ", và theo con quỷ này, atman chỉ có trong thân thể, không có atman ngoài thân thể. Đó cũng là quan điểm của phái Lokàyatíi.

Luận điểm của Lokàyata vế mối quan hệ giữa atman (linh hồn) và thể xác được gọi là deha - vadà.

Deha là thân thể, thể xác. Về deha - vadà của Lokàyata, nhà triết học phái Vedànta là 'Snmkara đã để cập đến nhiều lần khi ông chú giải tập Brahman – sùtra kinh điển của Vedànta. Ông viết:

"Những người bình thường cũng như những người phái Lokàyata giữ ý kiến cho rằng thân thể có trí khôn mới là atman". "Lý trí chỉ có ở nơi nào có thân thể và nó không bao giờ được tìm thấy nếu không có thân thể. Những người Lokàyata cho rằng có lý trí chí là thuộc tính của thân thể". ''Một số người Lokàvata coi atman chỉ ở trong thân thể và không có atman tồn tại riêng rẽ với cơ thể, họ khẳng định rằng tinh thần (caitanya) mặc dầu không quan sát được ở các yếu tố bên ngoài, trên mặt đất, nhưng tinh thần cũmg có thể xuất hiện ở các yếu tố ấy khi chúng hợp thành hình dạng cơ thể, tinh thần sẽ nảy sinh từ chúng, và như vậy, họ khẳng định rằng tinh thần tương tự với thuộc tính kích thích nảy sinh khi các vật liệu đã hỗn hợp với một tỉ lệ nhất định, và con người là thân thể có ý thức. Theo họ, không có atmap, tồn tại biệt lập, ngoài thân thể".

Gunaratna, nhà triết học phái Jaina ở thế kỷ XIV khi viết chú giải cho tập sách Seit darsiĩììũ saniuccaya (thế kỷ VIII) cũng có ghi lại về quan điểm Lokàyata: Họ nói rằng thế giới được tạo ra bằng bốn yếu tố. Một số người trong họ là Carvnka và những người khác lại cho là 5 yếu tố. Thế giới được hình thành từ 5 yếu tố đó. Theo họ, ý thức nảy sinh từ các yếu tố đó như là sức mạnh kích thích. Các vật sống cũng giống như bọt khí trên nước. Con người không phải là gì khác ngoài thân thể có ý thức .. Họ được gọi là Lokayatika, vì họ khiến mình như những  người bình thường không văn hóa. Họ cũng được gọi là Bavhaspatya vị học thuyết của họ đầu tiên được khởi xướng trong sách Brihaspati”.

Tóm lại, theo Lokàyata, ý thức đã nảy sinh từ vật chất khi vật chất có một liên kết đặc biệt, là thân thể. Ý thức được coi là một sức mạnh kích thích được nảy sinh từ vật chất. Những người Lokàyata đã ví việc vật chất sinh ra ý thức như gạo nấu thành rượu và rượu khác gạo ở chỗ là có chất say. Có lẽ so sánh này sâu sắc hơn cái so sánh với gan tiết ra mật của duy vật luận thế kỷ XVIII.

Chúng ta biết rằng duy vật luận Lokàyata đã được nhắc đến trong Arthásastra, tác phầm ở thế ky IV tr. CN, cũng như đã có trong sử thi Mahàbharata và cả trong Upamsad. Như vậy duy vật luận Lokàyata cũng lâu đời cùng với triết học Ấn Độ cổ. Trong khi nhiều trường phái triết học Ấn Độ thừa nhận thuyết luân hồi và nghiệp, đi tìm "nioksa" (giải thoát) thì phái Lokàyata tuyên bố "sau khi chết, ý thức không tồn tại" (na pretya sanjna asti), gạt bỏ lý thuyết nghiệp và chế giễu moksa.

Đáng tiếc là sự hiểu biết của chúng ta về trường phái Lokàyâta quá ít, vì không còn một tác phẩm Lokàyata nào còn lại đến ngày nay, tuy nhiều nhà nghiên cứu hiện nay tin rằng những tác phẩm như vậy đã tồn tại xưa kia.

Tóm lại, chúng ta đã điểm qua một cách sơ lược các trường phái triết học cổ trung đại Ấn Độ, theo cách chia truyền thống. Theo những cách phân loại khác, có thể còn có những trường phái khác. Điều đó chứng tỏ rằng, tư duy triết học Ấn Dộ cổ đại là sự phong phú và lớn lao.

Các nhà triết học Ấn Độ cổ đã có một tư duy phân loại đạt đến trình độ cao và sự phân tích sâu sắc đáng kinh ngạc.. Họ không dừng lại ở các vấn đề nhân sinh quan mà đặc biệt quan tâm đến các vấn đề bản thể luận. Nếu so với triết học Trung Quốc cổ, chúng ta thấy ở Ấn Độ, các vấn đề bản thể luận được chú ý nhiều hơn, lôgic học cũng được phát triển hơn ở Trung Quốc.

Phái Lokàyata là phái triết học duy vật triệt để nhưng mai một sớm. Nhiều phái khác ban đầu cũng có tính chất duy vật và vô thần nhưng về sau đã chuyển dần từ duy vật sang duy tâm hay nhị nguyên luận, từ vô thần sang hữu thần, như Sàmkhya, Nyàya - Vaisesika...

Tại sao vậy ? Phải chăng là sự phát triển trì trệ của xã hội Ấn Độ thời cổ trung đại đã dẫn đến tình trạng đó ? Dẫu sao thì cũng không thể tách triết học cổ Ấn Độ thành triết học thời kỳ chiếm hữu nô lệ và triết học thời kỳ phong kiến như một số nhà nghiên cứu đã làm. Nền triết học Ấn Độ cổ là một nền triết học đã phát triển liên tục nhưng chậm chạp trong một bối cảnh xã hội như Mác nhận xét là tính chất "phương thức sản xuất châu Á". Chính Mác đã xây dựng khái niệm này trên các tài liệu về xã hội Ấn Độ. Vì vậy, có thể coi xã hội Ấn Độ trung đại là "phương thức sản xuất châu Á" điển hình.

Mác từng nói rằng, lịch sử phương Đông là lịch sử tôn giáo. Điều này đặc biệt thích hợp với trường hợp Ấn Độ. Ở Ấn Độ, đã có nhiều hệ thống tôn giáo tồn tại và các hệ thống triết học thường gắn liền với tôn giáo. Đã gắn vởi tôn giáo thì khó tránh bò duy tỗm và hữu thần, dầu có lúc nhà triết học đã cố tách khỏi - hay quên mình là nhà tôn giáo. Nhưng phải chăng, do gắn với tôn giáo, các nhà triết học Ấn Độ cổ có một hoạt động tâm linh sâu sắc và nhạy bén, khiến cho họ có thể phân tích một cách tế vị và sâu sắc mọi ngõ ngách của tinh thần, của cái tâm, cái thức... Câu hỏi về tồn tại không tồn tại luôn luôn làm các nhà triết học Ấn khắc khoải. Nếu toán học cổ Ấn Độ đã đóng góp cho nhân loại con số không mà Bertrand Russell đã đánh giá rất cao, thì phạm trù "không” cũng đã được triết học cổ Ấn Độ đặc biệt chú ý. Nếu niềm hạnh phúc và nỗi bất hạnh của con người đã được triết học Ấn Độ quan tâm, thì bản thân nền triết học này cũng đã có những bất hạnh và may mắn do xã hội Ấn thời cổ quy định.

Với tất cả các quy định đó, các đặc điểm đó, nhìn chung triết học ẤnĐộ cổ đã hiện ra trước mắt ta như một lâu đài đồ sộ, chứa đầy những kho báu của tư duy nhân loại.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu