Lý thuyết: Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII


Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là một giai đoạn phát triển quan trọng trong tiến trình phát triển tư tưởng triết học Tây Âu và thế giới

Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là một giai đoạn phát triển quan trọng trong tiến trình phát triển tư tưởng triết học Tây Âu và thế giới. Năm 1989, nước Pháp và cả nhân loại long trọng kỷ niệm 200 năm Đại cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1989) như một sự kiện lịch sử trọng đại đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến thối nát và thiết lập chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa. Đó cũng là thời kỳ ghi nhận Tây Âu bắt đầu từ giã nền văn minh nông nghiệp và bước sang kỷ nguyên văn minh công nghiệp đưa lại nền sản xuất cao chưa từng có trong lịch sử. Kỷ niệm những sự kiện lịch sử vĩ đại này, chúng ta không thể không ghi nhận những giá trị triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản trong thời kỳ bình minh đầy tính cách mạng của nó.

Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là sự kế tục và phát triển mới về chất các khuynh hướng tư tưởng bài trừ siêu hình học thế kỷ XVII, cũng như đánh giá lại các giá trị triết học truyền thống. Nó bắt đầu từ sự phê phán một cách không thương tiếc các quan niệm cũ về thế giới con người. Giờ đây “Tôn giáo, quan niệm về tự nhiên, xã hội, tổ chức nhà nước,... tất cả đều được đem ra phê phán hết sức nghiêm khắc, tất cả đều phải ra trước toà án của lý tính và biện hộ cho sự tồn tại của mình hoặc từ bỏ sự tồn tại của mình”.

Là vũ khí lý luận của giai cấp tư sản Pháp trong thời kỳ chuẩn bị cách mạng, các nhà Khai sáng Pháp thông qua ngòi bút của mình, có nhiệm vụ phải thu hút và tập hợp đông đảo mọi tầng lớp tiến bộ trong xã hội, hướng họ tới cuộc đấu tranh nhằm lật đổ chế độ phong kiến. Vì vậy, trong các tác phẩm của họ thường xuyên đề cập đến những vấn đề tiến bộ xã hội, tự do con người... Cùng với sự phát triển hưng thịnh của văn hoá Pháp thời kỳ này, nhiều nhà Khai sáng Pháp như Rútxô, Điđrô, Vônte V.V., đều là các nhà triết học, nhưng đồng thời uyên bác về nhiều lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật. Thế giới quan của họ còn có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng các nhà duy tân ở nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.3 trên 7 phiếu
  • Sáclơ Đờ Môngtexkiơ (1689 - 1775)

    S.Đ. Môngtexkiơ (Montesquieu S.D.) là một trong những nhà sáng lập ra triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Ông sinh ra trong một gia đình quan chức cao cấp của nghị viện có tinh thần tiến bộ

  • Phrăngxoa Mari Vônte (1694 -1778)

    Phrăngxoa Mari Vônte (Francois Marie Voltaire) là một nhà triết học, nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng. Cùng với Môngtexkiơ, ông là một trong những người sáng lập ra triết học Khai sáng Pháp

  • Gian Giắc Rútxô (1712 - 1778)

    Gian Giắc Riítxô (Jean Jacques Rousseau) là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà biện chứng lỗi lạc của triết học Khai sáng Pháp. Các tư tưởng của ông đã trở thành khẩu hiệu và phương châm hoạt động của giai cấp tư sản Pháp trong cách mạng (1789 - 1794)

  • Đêni Điđrô (1713 - 1784)

    Đêni Điđrô là nhà duy vật điển hình của triết học Khai sáng Pháp, người chủ biên của bộ Bách khoa toàn thư - một trong những di sản văn hoá vĩ đại không chỉ của nước Pháp, mà cả Tây Âu thế kỷ XVIII nói chung

  • Giulen Ôphrơ La Metri (1709 -1751)

    G.Ô. La Metri là một trong những nhà duy vật điển hình của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Cũng như Điđrô, thế giới quan của ông xuất phát chủ yếu từ vật lý học duy vật của Đềcáctơ

>> Xem thêm