Lý thuyết: Con đường vòng để tái lập hệ tư tưởng, phục hồi siêu hình học


Bước vào thập kỷ 70, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã tạo nên bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa nền sản xuất của các nước

Bước vào thập kỷ 70, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã tạo nên bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa nền sản xuất của các nước. Cuộc "bùng nổ kinh tế" đó đã mở ra một thời đại mới, đồng thời đưa đến khủng hoảng về nhiều mặt mang tính toàn cầu mà không hệ thống xã hội nào không chịu sự tác động của nó. Riêng hệ thống tư bản chủ nghĩa phương Tây cũng bị đảo lộn lớn. Sau cuộc suy thoái kinh tế 1974 - 1975, trong lịch sử hàng thế kỷ, chưa bao giờ chủ nghĩa tư bản phương Tây phải đương đầu với những thách thức lớn về xã hội, về hệ tư tưởng như từ những năm 70 này.

1. Những chấn động kinh tế đã làm tan dần giấc mộng về "hòa bình xã hội", về "hội tụ", báo hiệu sự tăng lên của cuộc khủng hoảng chính trị dẫn đến uy hiếp nền tảng của xã hội với hai hậu quả sau đây: một là, "chủ nghĩa hợp tác mới" giữa nhà kinh doanh - nhà nước - công đoàn giảm xuống, đương nhiên kéo theo sự suy yếu về ổn định hóa tình hình chính trị - xã hội của những lực lượng đề xướng "chính sách dung hòa", trước hết là những người theo chủ nghĩa tự do, cũng giảm sút rõ ràng. Đã phơi bày tính không có hiệu lực của chủ nghĩa duy lý, của sự duy lý trong việc điều khiển của nhà nước đối với nền kinh tế và sự bất lực của nó trong việc giảm bớt tình trạng trầm trọng của cuộc khủng hoảng.

Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật cũng làm nảy sinh nhiều hậu quả tiêu cực: nạn thất nghiệp, nạn ô nhiễm môi trường, thậm chí cả sự đe dọa của chiến tranh hủy diệt loài người, phơi bày bộ mặt quái ác của sự duy lý hóa kỹ thuật. Nếu trước đây, kỹ thuật là tất cả, sự cáo chung của hệ tư tưởng" được khoa học, kỹ thuậí cổ vũ thì giờ đây nó không còn đủ sức để chứng minh tính chất có căn cứ cho "cái chết của triết học" nữa rồi.

Chủ nghĩa cấp tiến tả khuynh cũng đang trải qua hhững ngày sóng gió không kém chủ nghĩa tự do nhà nước. Sự phát triển tự phát của phong trào thanh niên trong thập kỷ qua đã tỏ ra không còn khả năng nữa. Sự thất vọng đối với những cải biến kinh tế-xã hội cơ bản đã lộ ra rõ ràng. Hoạt động có tính chất mạo hiểm và cả khiêu khích của những nhóm tả và cực tả đã gây nên cuộc khủng hoảng bên trong của phong trào thanh niên. Người ta thấy rõ nhiều quan niệm theo xu hướng phi lý không ăn nhập gì với hiện thực. Những mảnh lấp lánh của những khẩu hiệu cực tổ đã mờ đi và tắt hẳn khi rơi xuống miếng đất của đời sống và cuộc đấu tranh xã hội hiện thực.

Tóm lại, cuộc khủng hoảng đã diễn ra trong toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Cả hai trào lưu chính trị, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cấp tiến, đều bị lung lay từ nền móng. Bầu không khí lạc quan trước kia bao trùm hệ tư tưởng thống trị đã dành không gian rộng hơn cho chủ nghĩa bi quan.

Nhiều nhà lý luận phương Tây đã phải thừa nhận sự ảo tưởng và cũng là sự thất bại của ý đồ trốn tránh các cuộc tranh luận và những vấn đề cơ bản của con người, kể cả vấn đề thế giới quan và triết học. Họ cũng thừa nhận tính vô lý của quan điểm về "sự giải trừ hệ tư tưởng", và họ cũng nói thẳng thừng về sự cần thiết phải tìm được một đối chọn với việc đề cập mácxít về thế giới quan, về những vẫn đề cơ bản của thời đại.

K.Kissingiơ (H.Kissinger) nói về đối chọn đó như sau: "Nếu ta nhìn cái gì đã xảy ra trên thế giới thì ta sẽ thấy ở nhiều nước ảnh hưởng của hệ tư tưởng mácxít - đối lập với lý tưởng của chúng ta - đang được tăng cường. Tôi không tin rằng ở nước Mỹ này, chúng ta lại đặt chúng ta ở lập trường của chủ nghĩa xã hội. Nhưng ở nước Mỹ có một sự đứt đoạn ghê gớm. Khởi đầu, về Việt Nam là điều chủ yếu, nhưng trên thực tế, Việt Nam chỉ là một biểu tượng về sự đứt đoạn đó mà thôi".

Quả thực "cuộc chiến tranh bẩn thỉu" xâm lược Việt Nam đã phơi bày những mâu thuẫn tồn tại từ lâu trong xã hội Mỹ. Cuộc chiến tranh đó đã đưa những mâu thuẫn tới điểm cao của sự sôi động và đã , gây nên một cuộc bùng nổ về sự bất bình và đã thực sự trở thành một ác mộng cho giới cầm quyền Mỹ. Cơn choáng đó đã để lại một hậu chứng trong ý thức xã hội của người Mỹ.

Tuy nhiên, "mâu thuẫn văn hóa" - từ ngữ của Đ.Ben (D.Bell), không phải xảy ra chỉ ở Mỹ mà ở toàn bộ thế giới tư bản, bởi vì nó có nguồn gốc trong cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Trong điều kiện hiện đại, giới cầm quyền cần những hệ quy chiếu lý luận vững vàng để thoát khỏi ma trận của những mâu thuẫn bên trong và quốc tế. Nó cần một hệ tư tưởng để vượt qua cuộc khủng hoảng tinh thần, tác động tới cơ cấu xã hội, tới sự suy giảm của niềm tin đốì với tương lai của chủ nghĩa tư bản. Hành trình về sự giải trừ hệ tư tưởng kéo dài không suôn sẻ đã đến lúc phải kết thúc. Lại vang lên những lời kêu gọi cũng không kém xưa về "sự tập hợp lại", về "sự hồi xuân hệ tư tưỏng". Sự cần thiết của lá cờ "tái lập hệ tư tưởng” có thể quy tụ chung quanh giới cầm quyền mà nó không thể không cần tới. Đó là một hiện tượng hiển nhiên bao giờ cũng diễn ra mỗi khi chủ nghĩa tư bản sa vào thời kỳ đảo lộn về kinh tế và xã hội.

Công trình "tái lập hệ tư tưởng" biểu hiện những tư tưởng và hành vi của giai cấp thống trị và những nhà lý luận của nó mong muốn đưa hệ tư tưởng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết vào ý thức quần chúng. Theo nghĩa hẹp, từ ngữ đó chỉ toàn bộ những quan niệm tư sản thịnh hành từ những năm 70 và nhằm trình bày tầm quan trọng sống còn của những nguyên tắc khái niệm về hệ tư tưởng, cũng như của những giá trị tinh thần, trong đó có triết học đối với tương lai của xã hội phương Tây.

Đ.Ben kỳ vọng rằng, triết học xã hội mới đó sẽ đáp ứng hai vấn đề cơ bản sau đây: lợi ích chung của xã hội là gì và những nguyên tắc, những chuẩn mực để thực hiện những quyền và để thỏa mãn nhu cầu của những nhóm và những cá nhân là gì ?

Ta tiếp tục xem xét cuộc vận động "tái lập hệ tư tưởng" sẽ giải đáp những câu hỏi lớn đó ra sao ?

Cuộc khủng hoảng về tính duy lý của việc "giải trừ hệ tư tưởng" thể hiện trước hết ở sự không thành công của những chứng minh lý luận về sự điều tiết lũng đoạn nhà nước.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước hiện đại đưa ra chủ nghĩa bảo thủ mới hòng sửa chữa cho cái lý luận xương sống bảo vệ nền sở hữu tập thể của các tổ chức độc quyền. Dưới lá cờ phê phán sự điều chỉnh độc quyền nhà nước, chủ nghĩa bảo thủ mối đã lý giải về tác hại của sự can thiệp của nhà nước vào công việc của tư nhân và vào cơ chế thị trường. Những nhà tư tưởng ấy cũng cho rằng, nguồn gốc của mọi điều ác là ở chỗ đối lập sự suy lý của những quan hệ giữa khu vực tư nhân với nhà nước, giữa một phần lớn sản phẩm do nhà nước thu được với việc phân phối lại qua cơ chế ngân sách. Mũi nhọn phê phán hướng vào những chi phí xã hội của chính phủ và bảo hiểm xã hội. Như vậy, không như các nhà theo chủ nghĩa thiết chế, chủ nghĩa bảo thủ mới không tìm sức mạnh ở một hệ thống phổ quát về sự điều chỉnh tích cực của nhà nước đối với những quá trình kinh tế - xã hội, tức vào sự duy lý của nó. Trái lại, nó tìm một động lực ở chủ nghĩa cá nhân và ở sự thành công của cá nhân, ở sự cạnh tranh, ở khát vọng "tự nhiên" của con người về sở hữu tư nhân. Những quan niệm mang nhiều vếu tô' phi lý đó đã giúp cho tầng lớp thông trị thực hiện một chính sách "phân biệt xã hội" và "răn đe xã hội", ở đây không chỉ có nhượng bộ, thỏa hiệp, "partnership" mà còn là "xoáy chặt ốc", "phân hóa", thất nghiệp, không chỉ là phương tiện chính buộc người lao động phải làm việc căng thẳng hơn mà còn chỉ cho phép họ đưa ra những đòi hỏi phải chăng.

Trong "cánh hữu mới" bên cạnh chủ nghĩa bảo thủ mới, người ta còn thấy xuất hiện những trào lưu cực hữu, rồi chủ nghĩa cấp tiến hữu, đặc biệt chủ nghĩa phátxít mới. Chủ nghĩa bảo thủ mới và những trào lưu cực hữu này không phải chỉ có "dị biệt" mà còn "tương đồng", bởi vì xét cho cùng, những mục tiêu của người sau nhiều khi là sự cực đoan hóa của bọn người trước.

Xã hội tư bản chủ nghĩa phương Tây ngày nay tuy ngả mạnh hơn sang chủ nghĩa phi lý, lấy nhân học để phục hồi nhân cách, nhưng tuyệt đối nó không bao giờ rời bỏ triết học kỹ thuật, không bao giờ ngừng đẩy mạnh sự duy lý hóa dẫn tới sự "phi nhân cách hóa", tức sự tha hóa con người dưới một hình thức khác. Chủ nghĩa duy lý bao giờ cũng vẫn là nền tảng của hệ tư tưởng độc quyền. Trào lưu thiết chế xã hội không ngừng lo tìm cách duy trì trật tự xã hội trong khuôn khổ của nhà nước đa nguyên. Những lý thuyết về chủ nghĩa quản lý vẫn tiếp tục nhát triển mạnh mẽ.

Ngày nay, trong quá trình hiện đại hóa sản xuất, người ta quan tâm tới những máy vi tính với tư cách là yếu tố quản lý và kiểm soát sản xuất, tới những máy và những công cụ đo lường chính xác dựa trên việc sử dụng Iade, Đó là xu hướng hoàn toàn mới trong sự phát triển công cụ lao động và tự động hóa sản xuất. Nhiều nhà lý luận đã nắm lấy những thành tựu khoa học - kỹ thuật này hòng dựng lên những mô hình xã hội. Đ.Ben (D.Bell) đề xướng lý luận về "xã hội thông tin", coi xã hội này thống nhất "một cách cộng sinh" với khoa học. Nhóm Pari do Gi.Gi. Sécvăng Srâybơ (J.J. Servan - Schrecber) đứng đầu, bằng cuốn Sự thách đố thế giới chứng minh rằng, cũng như bom nguyên tử đối với chiến tranh thế giới, cuộc "bùng nổ thông tin" sẽ cứu nền kinh tế thế giới khỏi cuộc khủng hoảng. Nhà lý luận Nhật Bản Gi.Masuđa (J. Masuda) cho rằng, "xã hội thông tin" ỉà xã hội "hậu công nghiệp" được đánh dấu bằng sự xuất hiện của "công nghệ tri thức".

Chủ nghĩa hậu công nghiệp thay cho chủ nghĩa công nghiệp của những năm 50 - 60, ở đây, cuộc "tái lập hệ tư tưởng" khác về chất với cuộc "giải trừ hệ tư tưởng" năm xưa. Sự duy lý hóa mới ắt sẽ phát sinh khủng hoảng mới, kể cả "sự duy lý khoa học mới" mà Etga Môranh (Edgar Mọrin) đề xướng cũng không tránh khỏi tai biến trên.

Đương nhiên, ngày nay chính sách bảo thủ mới trong tổng thể của nó, những nguyên tắc và những phương pháp làm cơ sở của nó chưa hề tàn lụi mà vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới bầu không khí xã hội về chính trị của nhiều nước phương Tây. Nhưng đi sâu hơn, người ta càng thấy lộ rõ những mặt yếu kém của mô hình bảo thủ mới. Những đại biểu tư tưởng và chính trị của giai cấp cầm quyền cảm thấy sự vận hành chưa thấy gì làm suôn sẻ của nó. Họ không vừa lòng về những nguyên tắc. Về những tư tưởng của mô hình đó, nó không những phát sinh những xung đột mà cần thiếu một giải pháp bảo đảm sư thay thế. Bởi vậy, người ta ra sức tìm một đối chọn có thể chấp nhận được đối với chiến lược của chủ nghĩa bảo thủ mới.

Đó là lý do mà trong những năm gần đây, người ta thấy trong các nước tư bản phát triển sự tăng cường những lực lượng chính trị phái giữa, kể cả ở các nước do chủ nghĩa bảo thủ mới cầm quyền. Trong một số trường hợp đã xuất hiện một nhân tế ít nhiều ôn hòa trong lòng các đảng có xu hướng bảo thủ mới và sẵn sàng thách thức ban lãnh đạo hiện tại. Ở trường hợp này, ấy là việc củng cố phái giữa chính trị có quan hệ với cánh hữu của chủ nghĩa dân chủ - xã hội. Ở trường hợp khác, ấy là những nhóm tập hợp dưới nhãn hiệu phong trào xã hội mới bằng việc "xanh hóa" môi trường, bằng những đối chọn về sinh thái học, về giáo dục, về văn hóa V.V.. Tất cả những tìm tòi không chỉ có tính chất trí tuệ mà còn có tính chất chính trị của chính trị mới đó nhằm chuẩn bị thay phiên cho chủ nghĩa bảo thủ mởi chính hiệu ruột khi nó không còn đủ sức mạnh để duy trì "hòa bình xã hội".

2. "Sự tái lập hệ tư tưởng" trong các hệ tư tưởng chính trị được tiến hành trên cơ sở của " tái lập hệ tư tưởng" về triết học.

Người ta cũng nói tới sự phục hồi lại siêu hình học, phục hồi lại bản thể học mới, nghĩa ỉà cần thiết của việc ra đời một xu hướng triết học khác.

Vậy, triết học đó là gì ? Quả thực chúng ta chứng kiến một hiện tượng khác trước. Những chủ đề tư tưởng giờ đây thường trái ngược máy móc ít nhiềy so với những chủ đề thường nói lên hàng đầu ở thế kỷ trước. Thẩm quyền tối thượng của khoa học thực chứng, của logos kỹ thuật nhường chỗ cho thẩm quyền, cho Whatness, cho lôgíc của trái tim, cho trực giác, cho bản năng, cho niềm tin tôn giáo. Rồi "sự tăng trưởng" được coi như lý tưởng của thời đại trở thành "tăng trưởng số không", quyền lực và giá trị tự nó của khoa học - kỹ thuât trở thành sự bất lực và có hại. Cũng như khái niệm "văn minh công nghiệp", "xã hội tiêu thụ", "tự động hóa", "hội tụ”... được sử dung với dấu âm.

Như vậy là chủ nghĩa phi lý có vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng hiện đại ở phương Tây. Nói một cách cân nhắc hơn, thì có thể nói được rằng, có một sự phát triển của chủ nghĩa phi lý, hay đúng hơn, một bước trượt, có khuynh hướng của hệ tư tưởng tư sản về phía chủ nghĩa phi lý.

Ta hãy theo dõi sự đổi hướng của triết học tư sản biểu hiện ở thời kỳ lịch sử này.

Trước hết, nói về chủ nghĩa thực chứng. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi ý thức về cuộc khủng hoảng của triết học, chủ nghĩa thực chứng bao giờ cũng là triết học, thống ngự ở phương Tây, bởi vì chủ nghĩa tư bản hiện đại đã xác lập nền tảng của nó ở sự biến hóa công nghệ, ở sự duy lý kinh tế mà chủ nghĩa thực chứng chính là chủ nghĩa duy lý hiện đại.

Con đường để thoát khỏi ý thức về cuộc khủng hoảng của triết học thực chứng chủ nghĩa là tạo ra được một số đổi mới nào đó. Chủ nghĩa duy lý, đến đây, mang một cái tên mới: chủ nghĩa hậu thực chứng, hoặc triết học hậu phân tích.

Triết học của khoa học ở phương Tây không còn mang tính chất thực chứng công khai, thuần túy như trước nữa. Trong nhiều hệ phái khác nhau, có hai khuynh hướng chính sau đây:

Khuynh hướng thứ nhất muôn tái tạo sự nhát triển của khoa học dựa trên việc nghiên cứu vai trò của nhân tố giá trị trong hoạt động và của các tổ chức khoa học.

Khuynh hướng thứ hai muốn tái tạo sự phát triển khoa học dựa trên sự nghiên cứu lôgíc của khoa học.

Hai khuynh hướng này ra đời từ sự phê phán các quan niệm của chủ nghĩa thực chứng chỉ biết xem xét khoa học một cách tĩnh tại phi lịch ngoài văn cảnh chung của nền văn hóa nhân loại, cho nên, đương nhiên, chúng có một số luận điểm xuất phát giống nhau: cả hai đều tuyên bố coi trọng lý luận hơn kinh nghiệm, đều muốn phản ánh động lực của nhận thức khoa học, phản ánh sự phái triển của nó, hay nói theo cách nói của K.Pốppơ (K.Popper) "sự tăng trưởng của tri thức". Theo cách riêng của mình, đại biểu của cả hai khuynh hướng đều cố gắng trình bày những cơ chế hiện thực của sự phát triển khoa học. Điều đó đòi hỏi phải vượt ra khỏi chủ nghĩa kinh nghiệm hẹp hòi bằng nhiều cách khác nhau và tính đến những nhân tố tâm lý, xã hội… của nền văn hóa nhân loại.

Để khắc phục chủ nghĩa kinh nghiệm của chủ nghĩa thực chứng mới, các trường phái hậu thực chứng ở Mỹ muốn phục hồi lại địa vị của siêu hình học, và siêu hình học được tuyên bố là bộ môn triết học "hoàn toàn hợp thức", là bộ phận không thể thiếu của mọi hoạt động lý luận phù hợp với trình độ hiện đại của tri thức khoa học dựa trên kỹ thuật và nhửng phương thức của phép phân tích ngôn ngữ học và lôgíc học. Người đời xây dựng siêu hình học mới trên cơ sở chủ nghĩa duy lý mới, đoạn tuyệt với chủ nghĩa kinh nghiệm hẹp hòi và chứa đựng một quan điểm mới về bản chất của ngôn ngữ và của tri thức lý luận.

Một mâu thuẫn cơ bản khác đánh dấu một đặc điểm nữa của chủ nghĩa thực chứng hiện đại so với các hình thức trước kia của nó là ở chỗ, chính nó lại tạo nên cơ sở vững chãi hơn để hình thành triết học phi lý, trong đó gồm cả tôn giáo. Vì vậy, việc chủ nghĩa thực chứng chống tôn giáo và chống chủ nghĩa duy linh hoàn toàn chỉ có tính chất hình thức, hơn nữa chủ nghĩa duy khoa học ngày nay còn thực hiện một sự liên minh với tôn giáo.

Bàn về đối tượng của tri thức học là "thế giới bản thế thứ ba" đước coi như một vương quốc tự trị, chính K.Pốppơ đã thừa nhận chức năng nhận thức học của các yếu tố phi lý. Nói chung, chủ nghĩa thực chứng mới cho rằng, ngôn ngữ, nghi thức phi lý của tôn giáo cũng là một "sự việc", một điểm xuất phát của khoa học.

Chẳng phải ngẫu nhiên, nhiều phần tử trong nhóm "Triết học mới" đã khai thác nhiều luận đề phi lý của chủ nghĩa thực chứng, nhất là về chủ nghĩa tương đối trong tri thức học, từ luận đề về "xấp xỉ gần đúng", "sự điều chỉnh không cùng" đến luận đề về sự tồn tại của "sai lầm trong nhận thức khoa học". Tóm lại, người ta chứng kiến một sự tăng cường những yếu tố phi lý trong cơ cấu của thế giới quan triết học.

Ở Pháp, sau Công xã Pari, các thế lực phản động đã đưa chủ nghĩa duy linh lên thành triết học chính thống. Giai cấp thống trị ngày nay thấy triết học của nước mình đã là một thứ đồ cổ, một trang phục "tỉnh lẻ". Vì vậy, họ đã cho du nhập mạnh mẽ chủ nghĩa thực chứng để sánh vai với các nước phát triển khác, nhất là Mỹ. Nhưng nó chẳng những không hắt hủi chủ nghĩa duy linh, mà còn hội nhập với những chủ nghĩa phi lý khác để hoàn chỉnh một hệ tư tưởng mới cho cảnh hữu có một cơ sở mới được xây dựng theo nhân học hiện đại.

Nhân học triết học là một chủ nghĩa phi lý tiêu biểu nhất của triết học tư sản hiện đại. Sau mấy thập kỷ sống lần hồi, nhân học triết học và người sáng lập ra nó là Mác Sêle (Max Scheỉer) được phục hồi mạnh mẽ để thỏa mãn yêu cầu ngày nay của hệ tư tưởng tư sản. Nó tập hợp trong mình nhiêu loại triết học phi lý. Trước hết phải kể tới triết học đời sống, chủ nghĩa Nítse (Nietgsche) rồi hiện tưọng học, chú giải học. Còn phải nói tới chủ nghĩa Phơrớt (Freud) và phái tâm học, triết học về lịch sử từ Spenle (Spengler) đến Tôinbi (Toynbee), triết học lãng mạn Sêling (Schelling) và nhiều triết học phi lý khác.

"Bầu không khí phi lý” như vậy bao trùm và thẩm thấu vào mọi ngóc ngách của đời sống văn hóa của xã hội. Trong khoa học, chủ nghĩa phi lý cũng làm cho nó biến dạng. Nó không chỉ chống khoa học mà còn đẻ ra một chủ nghĩa phi lý khoa học dưới những dạng giả khoa học và cận khoa học.

Một dấu hiệu nữa của triết học trong cuộc khủng hoảng là sự xuất hiện dường như một sự thống nhất mang tính chiết trung các trào lưu. Chủ yếu của triết học dưới sự bảo trợ của đức tin tôn giáo.

Đến đây triết học tôn giáo nào có được vai trò đó ở phương Tây?

Trong những năm 20 - 40 của thế kỷ này, chủ nghĩa Tômát mới là đường lối thần học chính thức của giáo hội Công giáo. Nhưng bước vào những năm 50, chủ nghĩa Tômát mới đã đi vào một cuộc khủng hoảng do hai xu hướng sau đây gây nên: xu hướng bảo thủ ra sức duy trì hệ tư tưởng và thiết chế đã có của Kitô giáo, xu hướng "aggiomamento" hướng vào sự canh tân cải cách. Thông điệp Humani generis (1950) bộc lộ xu hướng chống lại phong trào duy tâm trong Công giáo.

Nhưng trước những đổi mới to lớn của xã hội loài người, trước những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang không ngừng ném hệ tư tưởng tôn giáo vào những thử thách không sao tránh khỏi, xu thế đòi hỏi cải cách cứ diễn ra ngày một mạnh. Người ta cho rằng, 24 luận đề về chủ nghĩa Tômát mới đã đến lúc phải cáo chung, rằng chủ nghĩa Tômát mới chật hẹp và khép kín, cho dù có quay lại với chủ nghĩa Tômát của Ginsông (Gilson) và Maritanh (Maritain) cũng không hơn gì. Người ta đòi hỏi phải hướng vào những trào lưu triết học tư sản hiện đại khác nữa để tìm tới một sự tổng hợp tinh thần mới. Đòi hỏi đổi mới đó trong Công giáo cuối cùng đã dẫn tới việc nhóm họp Cộng đồng Vaticăng II (1962 - 1965) nhằm điều chỉnh một lần nữa triết học thần học và thiết chế của giáo hội. Sau Cộng đồng, chủ nghĩa đa nguyên vẫn tiếp tục phát triển, tiếp tục đẩy lùi chủ nghĩa nhất nguyên độc quyền theo kiểu chủ nghĩa Tômát. Các phần tử bảo thủ cũng tiếp tục kêu gọi "đào sâu, bảo vệ chân lý" của Tômát Đacanh. Nhưng cái gì xảy ra thì đã xảy ra, cuộc khủng hoảng của triết học Công giáo cứ diễn ra không sao đừng lại dược.

Chủ nghĩa Tâyia đờ Sácđanh (Teiìharđ de Chardin) đã là cái hướng đi mà nhờ nó công giáo hy vọng tìm được con đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Trong phong trào đổi mới của Công giáo, cho đến nay, chủ nghĩa Tâyia đã vượt ỉên chủ nghĩa Tômát mới, nó không cấm cửa thần học với khoa học, mà còn lấy khoa học, những thành tựu khoa học mới nhất chứng minh cho sự tồn tại của Chúa. Mục tiêu này không dễ khắc phục được. Nhưng tính chất táo bạo tinh thần của một sự mạo hiểm của Tâyia đờ Sácđanh đã được giới lý luận phương Tây chào mời, bởi vì họ kỳ vọng rằng sự liên minh giữa chủ nghĩa duy lý và tôn giáo sẽ đưa loài người sang "thế kỷ XXI, thế kỷ hoặc của tôn giáo hoặc sẽ không là gì”.

"Không là gì” đương nhiên không có nghĩa là cõi hư vô mà là sự phức tạp, sự hỗn loạn trong cái toàn thể, trong một trật tự của toàn cảnh xã hội hiện đại đang diễn ra từng kịch bản trước mắt chúng ta.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.5 trên 4 phiếu