Lượng giá trị của hàng hóa được xác định như thế nào?


Xét về mặt chất, giá trị hàng hóa là do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Xét về mặt lượng thì lượng giá trị của hàng hoá là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định.

Xét về mặt chất, giá trị hàng hóa là do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

Xét về mặt lượng thì lượng giá trị của hàng hoá là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định.

Muốn đo lượng lao động hao phí để tạo ra hàng hoá, người ta dùng thước đo thời gian như: một giờ lao động một ngày, lao động, một tuần lao động. V.V.. Do đó, lượng giá trị của hàng hoá cũng do thời gian lao động quyết định.

Trong thực tế, một loại hàng hoá đưa ra thị trường là đo rất nhiều người sản xuất ra, nhưng mỗi người sản xuất do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là không giống nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá của họ khác nhau. Thời gian lao động cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt của hàng hoá mà từng người sản xuất ra. Vậy phải chăng lao động cá biệt nào càng lười biếng, vụng về, phải dùng nhiều thời gian hơn để làm ra hàng hóa, thì hàng hóa đó càng có nhiểu giá trị? Hoàn toàn không phải như vậy, trong thực tế đó chỉ là những hao phí lao động cá biệt của những người sản xuất hàng hóa. Giá trị hàng hóa không phải được xác định bằng hao phí lao động cá biệt mà được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện binh thường của xã hội, tức là với một trinh độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.

Trên thực tế, thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết trùng hợp với thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất và cung cấp đại bộ phận một loại hàng hoá nào đó trên thị trường.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.2 trên 21 phiếu

>> Xem thêm