Giải mục 3 trang 79, 80 SGK Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo>
Em hãy: - Vẽ hai đường thẳng a và b song song với nhau. - Vẽ đường thẳng c cắt đường thẳng a và b lần lượt tại A và B. a) Chọn và đo một cặp góc so le trong, so sánh cặp góc này. b) Chọn và đo một cặp góc đồng vị, so sánh cặp góc này.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Video hướng dẫn giải
HĐ 3
Em hãy:
- Vẽ hai đường thẳng a và b song song với nhau.
- Vẽ đường thẳng c cắt đường thẳng a và b lần lượt tại A và B.
a) Chọn và đo một cặp góc so le trong, so sánh cặp góc này.
b) Chọn và đo một cặp góc đồng vị, so sánh cặp góc này.
Phương pháp giải:
Vẽ hình.
Đo và nhận xét
Lời giải chi tiết:
a) Một cặp góc so le trong là góc A3 và góc B1 . Hai góc này cùng có số đo là 60 \(^\circ \) nên chúng bằng nhau .
b) Một cặp góc đồng vị là góc A1 và góc B1 . Hai góc này cùng có số đo là 60 \(^\circ \) nên chúng bằng nhau .
Thực hành 4
Cho biết m // n và a // b. Tính số đo x,y,z và t của các góc trong hình 12.
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của 2 đường thẳng song song:
Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
+ 2 góc so le trong bằng nhau
+ 2 góc đồng vị bằng nhau
Lời giải chi tiết:
a) Vì m // n nên x = 135\(^\circ \)( 2 góc đồng vị) ; y = 80\(^\circ \) ( 2 góc so le trong)
b)
Vì a // b nên \(\widehat {{M_1}} = 60^\circ \) ( 2 góc đồng vị)
Mà \(\widehat {{M_1}} + z = 180^\circ \) ( 2 góc kề bù) nên z = 180\(^\circ \)- 60\(^\circ \)=120\(^\circ \)
Vì a // b nên \(\widehat {{F_1}} = t\) ( 2 góc so le trong), mà \(\widehat {{F_1}} = 90^\circ \) nên t = 90\(^\circ \)
Vận dụng 1
Tìm các cặp góc bằng nhau của hai tam giác ABC và DEC trong Hình 13, biết a // b.
Phương pháp giải:
*2 góc đối đỉnh thì bằng nhau
*Sử dụng tính chất của 2 đường thẳng song song: Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
+ 2 góc so le trong bằng nhau
+ 2 góc đồng vị bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
Vì a // b nên \(\widehat {BAC} = \widehat {CDE};\widehat {ABC} = \widehat {CED}\) (2 góc so le trong)
Ta có: \(\widehat {ACB} = \widehat {DCE}\) ( 2 góc đối đỉnh).
Vận dụng 2
Cho hai đường thẳng a, b song song với nhau, đường thẳng c vuông góc với a tại A và cắt b tại B. Hãy giải thích tại sao đường thẳng c cũng vuông góc với b.
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của 2 đường thẳng song song: Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì 2 góc đồng vị bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
Vì a // b nên \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{A_1}}\) (2 góc đồng vị), mà \(\widehat {{A_1}} = 90^\circ \) nên \(\widehat {{B_1}} = 90^\circ \).
Vậy c vuông góc với b.
- Giải bài 1 trang 80 SGK Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài 2 trang 80 SGK Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài 3 trang 80 SGK Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài 4 trang 80 SGK Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài 5 trang 80 SGK Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tính chỉ số đánh giá thể trạng BMI (Body mass index) SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Nhảy theo xúc xắc SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Làm giàn hoa tam giác để trang trí lớp học SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Cách tính điểm trung bình môn học kì SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Các đại lượng tỉ lệ trong thực tế SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Tính chỉ số đánh giá thể trạng BMI (Body mass index) SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Nhảy theo xúc xắc SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Làm giàn hoa tam giác để trang trí lớp học SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Cách tính điểm trung bình môn học kì SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Các đại lượng tỉ lệ trong thực tế SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo