Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội


Trước C.Mác, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội. Với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó hạt nhân của nó là lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã cung cấp một phương pháp luận thực sự khoa học trong nghiên cứu về lĩnh vực xã hội.

Trước C.Mác, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội. Với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó hạt nhân của nó là lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã cung cấp một phương pháp luận thực sự khoa học trong nghiên cứu về lĩnh vực xã hội.

Thứ nhất, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất vật chất chính là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất và do đó cũng là nhân tố quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội và lịch sử nói chung. Vì vậy, không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng hoặc từ ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội, mà phải xuất phát từ bản thân thực trạng phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là từ trình độ phát triển của phương thức sản xuất của xã hội với cốt lõi của nó là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực.

Thứ hai, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống động. Các phương diện của đời sống xã hội tồn tại trong một hệ thống cấu trúc thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò là quan hệ cơ bản nhất, quyết định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội khác nhau. Vì vậy, để lý giải chính xác đời sống xã hội cần phải sử dụng phương pháp luận trừu tượng hóa khoa học - đó là cần phải xuất phát từ quan hệ sản xuất hiện thực của xã hội để tiến hành phân tích các phương diện khác nhau (chính trị, pháp luật, văn hóa, khoa học,...) của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng.

Thứ ba, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, sự vận động, phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức là quá trình diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan, do vậy muốn nhận thức và giải quyết đúng đắn, có hiệu quá những vấn đề của đời sống xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu-các quy luật vận động, phát triển của xã hội. V.I.Lênin từng nhấn mạnh rằng: "Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng (chứ không phải là một cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó, cho phép có thể tùy ý phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái xã hội nhất định, và cẩn phải nghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó"'.

Những giá trị khoa học trên đây của lý luận hình thái kinh tế - xã hội là những giá trị về mặt phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu về xã hội và lịch sử nhân loại, lịch sử các cộng đồng người, nó không thể thay thế cho những phương pháp đặc thù trong các quá trình nghiên cứu về từng lĩnh vực cụ thể của xã hội. V.LLênin từng dạy rằng: lý luận đó "không bao giờ có tham vọng giải thích tất cả, mà chỉ có ý muốn vạch ra một phương pháp..." duy nhất khoa học" để giải thích lịch sử".

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.3 trên 9 phiếu