Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 6>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Vật lí 6
Đề bài
A.TRẮC NGHIỆM( 3đ): Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì :
A. Bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.
B. Bê tông và thép không bị nở.
C. Bê tông nở nhiều hơn thép.
D. Bê tông nở ít hơn thép.
Câu 2: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng lại phòng lên như cũ?
A. Vì vỏ quả bóng gặp nóng nên nở ra
B. Vì không khí bên trong quả bóng dãn nở vì nhiệt
C. Vì nước nóng thấm vào trong quả bóng
D. Vì vỏ quả bóng co lại
Câu 3: Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì đại lượng nào sau đây không thay đổi :
A. Nhiệt độ chất lỏng
B. Khối lượng riêng chất lỏng
C. Khối lượng chất lỏng
D. Thể tích chất lỏng.
Câu 4: Nhiệt kế Y tế dùng để đo
A. Nhiệt độ của lò nung
B. Nhiệt độ trong tủ lạnh
C. Nhiệt độ của vòi nước
D. Nhiệt độ cơ thể người
Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy
A. Đốt ngọn đèn dầu
B. Đốt ngọn nến
C. Bỏ cục nước đá vào trong nước
D. Đúc một chuông đồng
Câu 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc
A. Đúc một chuông đồng
B. Sản xuất muối từ nước biển
C. Thép lỏng để nguội trong khuôn đúc
D. Cho khay nước vào tủ lạnh
Câu 7: Ở nhiệt độ bình thường chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng
A. Thủy ngân B. Rượu
C. Nhôm D. Nước
Câu 8: Chất lỏng nở ra khi…………., co lại khi ………… Từ cần điền vào dấu (…) là:
A. tăng, giảm B. không thay đổi
C. thể tích tăng D. nóng, lạnh
Câu 9: Sự bay hơi là sự chuyển từ thể .…….. sang thể ……… Từ cần điền vào dấu (…) là:
A. Lỏng, hơi B. rắn ,khí
C. khí, lỏng D. rắn, lỏng
Câu 10: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt, phải mở nút bằng cách nào
A. Hơ nóng nút
B. Hơ nóng cổ lọ
C. Hơ nóng cổ lọ và nút
D. Hơ nóng đáy lọ
Câu 11: Khi làm lạnh vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng vì
A. Khối lượng của vật tăng, thể tích của vật giảm
B. Khối lượng của vật giảm, thể tích của vật giảm
C. Khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật giảm
D. Khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không đổi
Câu 12: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít, cách nào đúng
A. Rắn, lỏng, khí B. Rắn, khí, lỏng
C. Khí, rắn, lỏng D. Khí, lỏng, rắn
B. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 13: Trình bày các kết luận về sự nóng chảy? (1,5đ)
Câu 14: Tại sao khi đun nước không nên đổ đầy ấm? (1đ)
Câu 15: Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất? Chất nào nở vì nhiệt ít nhất? (1đ)
Câu 16: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí? (1,5đ)
Câu 17: Nêu cấu tạo của ròng rọc? (1đ)
Câu 18: Điền vào các số trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với các chiều mũi tên? (1đ)
Lời giải chi tiết
I. Trắc nghiệm.
Câu 1:
Phương pháp:
Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Bê tông được làm từ xi măng trộn với nước và cát, sỏi, nở vì nhiệt như thép. Nhờ đó mà các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi. (Có thể em chưa biết – Trang 50 – SGK Vật Lí 6)
Cách giải:
Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.
Chọn A.
Câu 2:
Phương pháp:
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Cách giải:
Chất khí nở ra khi nóng lên. Do đó quả bóng bàn bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng, làm không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra và đẩy phần bị bẹp phồng lên như cũ.
Chọn B.
Câu 3:
Phương pháp:
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Công thức tính khối lượng riêng: \(D = \dfrac{m}{V}\)
Cách giải:
+ Khi đung nóng một lượng chất lỏng thì nhiệt độ của nó tăng, nó dãn nở làm tăng thể tích, khối lượng của chất lỏng không đổi.
+ Mà khối lượng riêng được xác định bởi công thức: \(D = \dfrac{m}{V}\)
Khối lượng m không thay đổi, thể tích V tăng nên khối lượng riêng D giảm.
+ Vậy khi đun nóng một lượng chất lỏng thì chỉ có khối lượng của chất lỏng là không thay đổi.
Chọn C.
Câu 4:
Phương pháp:
Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.
Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
Cách giải:
Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
Chọn D.
Câu 5:
Phương pháp:
Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Cách giải:
Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Hiện tượng liên quan đến sự nóng chảy là: Đốt ngọn nến, bỏ cụ nước đá vào trong nước, đúc chuông đồng..
Đốt một ngọn đèn dầu là sự cháy của dầu, không liên quan đến sự nóng chảy.
Chọn A.
Câu 6:
Phương pháp:
Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Cách giải:
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Hiện tượng liên quan đến sự đông đặc là: Đúc chuông đồng, thép lỏng để nguội trong khuôn đúc, cho khay nước vào tủ lạnh.
Sản xuất muối liên quan đến sự bay hơi. (Nước biển được phơi nắng, để hơi nước bay đi để lại muối.)
Chọn B.
Câu 7:
Ở nhiệt độ thường thuỷ ngân, rượu và nước tồn tại ở thể lỏng.
Ở nhiệt độ thường nhôm tồn tại ở thể rắn.
Chọn C.
Câu 8:
Phương pháp:
Lí thuyết sự nở vì nhiệt của chất lỏng:
+ Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Cách giải:
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Chọn D.
Câu 9:
Phương pháp:
Lí thuyết về sự bay hơi:
+ Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
+ Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Cách giải:
Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
Chọn A.
Câu 10:
Phương pháp:
Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Cách giải:
Các chất nở ra khi nóng lên. Do đó khi nút chai bị kẹt, ta hơ nóng cổ lọ để cổ lọ nở ra, dễ dàng lấy được nút chai.
Chọn B.
Câu 11:
Phương pháp:
Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Khi nhiệt độ của các chất thay đổi thì khối lượng không đổi.
Công thức tính khối lượng riêng: \(D = \dfrac{m}{V}\)
Cách giải:
+ Các chất co lại khi lạnh đi, nên khi làm lạnh vật rắn thì thể tích của vật rắn giảm. Khi làm lạnh vật rắn, khối lượng của vật rắn không thay đổi.
+ Ta có khối lượng riêng của vật được xác định bởi công thức: \(D = \dfrac{m}{V}\)
Khi làm lạnh vật rắn thì thể tích của vật rắn giảm, khối lượng không đổi nên khối lượng riêng của vật sẽ giảm.
Chọn C.
Câu 12:
Phương pháp:
Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Cách giải:
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Vậy sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít là: khí, lỏng, rắn.
Chọn D.
II. Tự luận.
Câu 13:
Phương pháp:
+ Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
+ Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
+ Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Cách giải:
+ Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
+ Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
+ Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 14:
Phương pháp:
Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Cách giải:
Các chất nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên nếu đổ đầy ấm, khi bị đun nóng nước nở nhiều hơn ấm nên nước tràn ra khỏi ấm.
Câu 15:
Phương pháp:
Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Cách giải:
Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nở vì nhiệt nhiều nhất là chất khí. Chất nở vì nhiệt ít nhất là chất rắn.
Câu 16:
Phương pháp:
+ Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
Cách giải:
Kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí:
+ Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
Câu 17:
Phương pháp:
Ròng rọc cấu tạo gồm một bánh xe quay quanh trục, vành bánh xe có rãnh để đặt dây kéo.
Cách giải:
+ Ròng rọc cố định: Một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe được lắp cố định. Khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định.
+ Ròng rọc động: Một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe không được lắp cố định. Khi kéo dây bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng trục của nó.
Câu 18:
Phương pháp:
Sự chuyển từ thể rắn sang thế lỏng gọi là sự nóng chảy, quá trình ngược lại chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) gọi là sự bay hơi, quá trình ngược lại chuyển từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
Cách giải:
(1) sự nóng chảy; (2) sự bay hơi
(3) sự đông đặc; (4) sự ngưng tụ
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
- Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 6
- Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 6
- Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 6
- Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 6
- Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 6
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 trường PTDTNT THCS Ninh Sơn
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 03 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 02 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 01 có lời giải chi tiết
- Giải đề thi học kì 1 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 Phòng GDĐT huyện Chi Lăng
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 trường PTDTNT THCS Ninh Sơn
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 03 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 02 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 6 - Đề số 01 có lời giải chi tiết
- Giải đề thi học kì 1 lý lớp 6 năm 2020 - 2021 Phòng GDĐT huyện Chi Lăng