Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 8 - Chương 2 - Vật lí 9>
Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 8 - Chương 2 - Vật lí 9
Đề bài
Câu 1. Thế nào là mạch nối tiếp, nêu tính chất của nó?
Câu 2. Muốn cho điện trở tương đương của một đoạn mạch lớn hơn hoặc nhỏ hơn điện trở thành phần ta phải mắc các điện trở đó như thế nào?
Câu 3. Đặt 2 thanh kim loại gần nhau, thấy chúng hút nhau thì có thể kết luận cả hai thanh đều là nam châm được hay không? Tại sao?
Câu 4. Trong mạch điện như hình vẽ, biết vôn kế chỉ 36V, ampe kế chỉ 3A, R1 = 30Ω. Các ampe kế có điện trở rất nhỏ, vôn kế có điện trở rất lớn.
a) Tìm chỉ số của các ampe kế A1 và A2
b) Tính điện trở R2
Câu 5. Một tủ lạnh hoạt động với công suất 200W trong 10 giờ và một máy giặt hoạt động với công suất 1000W trong 2,5 giờ. Hỏi hai dụng cụ này sử dụng điện năng tổng cộng là bao nhiêu? Khi đó công tơ điện chỉ bao nhiêu số?
Lời giải chi tiết
Câu 1 :
a) Đoạn mạch nối tiếp:
Trong đoạn mạch nối tiếp các điện trở mắc nối liên tiếp nhau.
b) Tính chất:
+ Cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở là bằng nhau và dòng điện qua mạch:
I = I1 = I2 = I3….
+ Hiệu điện thế hai đầu mạch bằng tổng hiệu điện thế trên mỗi điện trở:
U = U1 + U2 + U3…
Điện trở tương đương của mạch nối tiếp bằng bằng tổng các điện trở thành phần.
R= R1 + R2 + R3…
Quan hệ giữa hiệu điện thế, điện trở :
Hiệu điện thế tỷ lệ thuận với điện trở:
\(\dfrac{{{U_1}} }{ {{R_1}}} = \dfrac{{{U_2}} }{{{R_2}}} = \dfrac{{U{}_3} }{ {{R_3}}}\)
Câu 2 :
+ Muốn cho điện trở tương đương của 1 đoạn mạch lớn hơn điện trở thành phần ta phải mắc các điện trở đó nối tiếp.
+ Muốn có điện trở tương đương của 1 đoạn mạch nhỏ hơn điện trở thành phần ta phải mắc các điện trở đó song song.
Câu 3 :
Không đúng, vì có thể 1 trong 2 là nam châm còn lại bằng sắt thì vẫn bị hút.
Câu 4 :
a) Vì vì R1 nt R2 nên UAB = U1 = U2 = 36V
Điện trở tương đương của đoạn mạch là Rtd = UAB /I = 36/3 = 12Ω
Cường độ dòng điện qua R1 là I1 = U1/R1 = 36 / 30 = 1,2A
Cường độ dòng điện qua R2 là I2 = I - I1 = 3 – 1,2 = 1,8A
b) Điện trở R2 là R2 = U2/I2 = 36/1,8 = 20Ω
Câu 5 :
Điện năng mà tủ lạnh đã tiêu thụ:
A1 = P1.t = 200.10.3600 = 7200000J
Điện năng mà máy giặt đã tiệu thụ:
A2 = P2.t = 1000.2,5.3600 = 9000000J
Điện năng mà máy giặt và tủ lạnh đã tiệu thụ:
A = A1 + A2 = 7200000 + 9000000 = 162.105 J
Chỉ số của công tơ điện là:
\(n = \dfrac{A}{{3,{{6.10}^6}}} = \dfrac{{{{162.10}^5}}}{{3,{{6.10}^6}}} = 4,5\)
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 9 - Chương 2 - Vật lí 9
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 7 - Chương 2 - Vật lí 9
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 6 - Chương 2 - Vật lí 9
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 2 - Vật lí 9
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 2 - Vật lí 9
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- STEM - Thấu kính thần kì khi nhìn qua cốc nước
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 trường THCS Gia Thụy
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD - ĐT Thành Phố Thủ Dầu Một
- Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 9
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 9 - Đề số 03 có lời giải chi tiết
- STEM - Thấu kính thần kì khi nhìn qua cốc nước
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 trường THCS Gia Thụy
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD - ĐT Thành Phố Thủ Dầu Một
- Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 9
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 9 - Đề số 03 có lời giải chi tiết